Xuất khẩu gạo: Loay hoay xây dựng niềm tin trong lòng khách hàng

Thứ Năm, ngày 11/10/2018 | 16:44

Hội nghị quốc tế mặt hàng gạo tổ chức tại Việt Nam thu hút hơn 450 khách quốc tế, doanh nghiệp và chuyên gia trong nước. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)


Gạo là một trong những mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là trong nhóm nông lâm thủy sản.

Tuy vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới việc xuất khẩu bền vững, ngoài vấn đề tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp thì rất cần sự bắt tay giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.

Chật vật gạo hữu cơ đạt chuẩn

Theo ông Nguyễn Tiên Sơn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Gạo Việt (OrgaGro), tại thị trường trong nước, hiện nay đang bị đánh đồng thương hiệu gạo hữu cơ. Cụ thể là nhiều doanh nghiệp lấy “mác” organic (hữu cơ) cho nhiều sản phẩm khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn vì không thể phân biệt được đâu là gạo hữu cơ tự phong và gạo hữu cơ đã được chứng nhận quốc tế.

Còn đối với xuất khẩu, mặc dù Việt Nam có thế mạnh nhưng hiện còn gặp nhiều khó khăn, trong đó ông Sơn nhấn mạnh đến câu chuyện về giống lúa gạo.

Ông chia sẻ, hiện Việt Nam có rất nhiều giống gạo song chất lượng không ổn định. Nhiều đối tác nhập khẩu rất quan tâm đến gạo Jasmin nhưng chất lượng gạo Jasmin của Việt Nam hiện nay lại không bằng Thái Lan vì bị lai tạo nhiều.

Hơn nữa, Việt Nam không có giống nào đúng như Jasmin chuẩn thế giới nên khi dùng thử khách hàng sẽ thấy sự khác biệt rõ của hai loại gạo này về màu sắc, hình dáng và vì thế nhiều đối tác còn lưỡng lự.

Nói thêm về canh tác, đại diện OrgaGro cho hay, doanh nghiệp sản xuất gạo cần có các cánh đồng lớn để có thể áp dụng công nghệ, để chuẩn hóa chất lượng. Tuy nhiên, để có một cánh đồng lớn đối với một doanh nghiệp là rất khó, còn đi thuê chỗ này chỗ khác thì chất lượng không đồng nhất được.

Do đó, xuất khẩu gạo organic còn rất nhiều khó khăn bởi mới chỉ làm được một diện tích nhỏ, trong khi đối tác lại cần nhập khẩu số lượng lớn, khiến doanh nghiệp Việt khó đáp ứng được.

Còn theo ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), để đạt sản lượng xuất khẩu bình quân trên 130.000 tấn gạo chất lượng, giá tốt như hiện nay, doanh nghiệp đã và đang xây dựng vùng nguyên liệu, thực hiện bao tiêu sản phẩm từ cánh đồng lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Cần Thơ.

Cũng theo đại diện doanh nghiệp này, hiện sản lượng gạo xuất khẩu chủ yếu từ vùng nguyên liệu này bởi sản phẩm của Trung An tuân thủ quy định sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên, do việc xây dựng vùng nguyên liệu vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, xuất khẩu gạo đang tăng nên doanh nghiệp không dám nhận thêm đơn hàng từ đối tác.

Ông Bình cũng mong muốn các cơ quan chức năng hỗ trợ về chính sách để ngân hàng thương mại cổ phần thay đổi cơ chế cho vay, hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiếp cận nguồn vốn, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng vùng bao tiêu sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Đức Duy/Vietnam+)


Xuất khẩu phải gắn chặt chẽ với nông dân

Đối với Tập đoàn Tân Long là một doanh nghiệp có hơn 13 năm hoạt động trong các lĩnh vực hóa chất, nông sản, khoáng sản. Sau khi được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo vào năm 2011, Tân Long đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà xuất khẩu gạo chính tại Việt Nam.

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long cho biết, phía doanh nghiệp đang định hướng sản xuất gạo Japonica bằng cách kết hợp chặt chẽ với nông dân để quản lý giống, sản xuất rồi thu mua, chế biến để sản phẩm cuối cùng đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Theo ông, hiện sản phẩm này được xuất khẩu rất tốt với giá ổn định, mang lại lợi nhuận cho người nông dân và doanh nghiệp. Trước mắt, đây là thương hiệu gạo Việt có tên tuổi, uy tín và có thể xây dựng thành thương hiệu gạo Việt đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

"Để tận dụng hiệu quả quảng bá nhằm xây dựng thành công một thương hiệu gạo lớn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần gắn kết chặt chẽ với nông dân để sản xuất ra các sản phẩm thực sự có chất lượng," ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long nói.

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu gạo ở châu Á và lợi ích mang lại cho Việt Nam, ông Martin Albani, chuyên gia tập đoàn Tài chính quốc tế nêu quan điểm, mục tiêu thương hiệu của khối khu vực tư nhân thì cần chọn sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm và các lợi ích của nhóm sản phẩm đó.

Còn đối với khu vực công và nhà nước cần xác định mục tiêu phát triển của ngành gạo mà Việt Nam cam kết như tập trung vào chất lượng hay là các khía cạnh khác mà Chính phủ muốn thúc đẩy.

Tính đến hết quý 3/2018, Việt Nam đã xuất khẩu trên 4,89 triệu tấn gạo, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2017 với giá trị xuất khẩu gạo 2,46 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ.

Năm 2017, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí là nước xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan.

Dù vậy, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong vài chục năm trở lại đây, Việt Nam đã là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, nhưng niềm tin đối với gạo Việt Nam vẫn còn hạn chế, kể cả so với Thái Lan hay Campuchia.

Do đó, theo chuyên gia này, việc tổ chức Hội nghị quốc tế về Gạo tại Hà Nội cùng với việc mời các đối tác quốc tế đến Việt Nam tận mắt chứng kiến cách làm của nông dân, của những người xây dựng thương hiệu gạo Việt để từ đó có thể tạo niềm tin cho những người mua ở những nơi khác nhau là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gạo Việt Nam không chỉ bằng cạnh tranh giá thấp mà bằng chất lượng.

Theo Đức Duy (Vietnam+)

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triển khai “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam”

09:01 25/11/2024

(HG) - Sở Công thương tỉnh vừa có văn bản hưởng ứng “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024”. Theo đó, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia diễn ra từ ngày 25-11 đến ngày 1-12. Trong đó, 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 diễn ra từ 0 giờ ngày 29-11 đến 12 giờ ngày 1-12. Đối tượng tham gia là tất cả các tổ chức, thương nhân theo quy định của pháp luật. Hạn mức tối đa về giá trị và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%.

Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

08:14 20/11/2024

Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), Liên minh HTX tỉnh đã và đang tăng cường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng.

Sôi động thị trường hoa, quà tặng Ngày Nhà giáo Việt Nam

17:36 19/11/2024

(HG) - Cận kề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, thị trường hoa và quà tặng tại Hậu Giang đa dạng về mẫu mã và giá cả.

Nâng cao giá trị sản xuất từ sản phẩm OCOP

06:31 18/11/2024

​​​​​​​Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố Vị Thanh ngày càng phát triển về số lượng, đa dạng về sản phẩm, đáp ứng các quy chuẩn, an toàn thực phẩm và có thương hiệu trên thị trường.

Ngành điện đẩy mạnh lắp công tơ điện tử

15:07 14/11/2024

(HGO) - Với mục tiêu đến ngày 15-12-2024 sẽ hoàn thành 100% công tơ điện tử bán điện khách hàng trong tỉnh, Điện lực Phụng Hiệp đã ra quân lắp đặt công tơ điện tử cho người dân, với tổng số khoảng 25.000 công tơ điện tử. Sau khi hoàn tất lắp đặt tại huyện Phụng Hiệp, sẽ tiến hành lắp đặt tiếp tục tại thành phố Ngã Bảy, với tổng số hơn 10.300 công tơ điện tử và

Nhà máy Điện rác Hòa An sẵn sàng vận hành thử nghiệm, vận hành thương mại

09:53 13/11/2024

(HG) - Chiều ngày 12-11, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo Nhà máy Điện rác Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và UBND huyện Phụng Hiệp.

Sản phẩm xanh chinh phục thị trường khó tính

07:18 12/11/2024

Nhạy bén nắm bắt thị hiếu cùng tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, nhiều doanh nghiệp đã và đang kinh doanh những sản phẩm xanh, thân thiện, từng bước chinh phục thị trường khó tính.  

Đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 công trình lưới điện 110kV

08:02 07/11/2024

(HG) - Năm 2024, Tổng Công ty Điện lực miền Nam tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 công trình lưới điện 110kV với tổng mức đầu tư 572,89 tỉ đồng. Trong đó, bao gồm 4 công trình chuyển tiếp từ năm 2023 và 1 công trình mới (nâng công suất trạm 110kV Phụng Hiệp từ 2x25MVA lên 2x40MVA). Với khối lượng đầu tư bao gồm: Đường dây 110kV xây dựng mới 68,45km; đường dây 110kV cải tạo 65,8km; trạm biến áp 120MVA (gồm trạm Tân Phú Thạnh và trạm Phụng Hiệp).

Tập huấn về hoạt động xuất nhập khẩu trong hội nhập kinh tế quốc tế

08:52 06/11/2024

(HG) - Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả đạt được lợi nhuận cao, hạn chế tối đa những tác động bất lợi cũng như nắm bắt cơ hội mà Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại; đồng thời góp phần tăng trưởng GDP của tỉnh,

10 tháng, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,8%

07:53 05/11/2024

(HG) - Dự tính 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,8% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 267 doanh nghiệp và trên 4.212 cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp đang hoạt động sản xuất trong ngành này,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

09:23 25/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

09:22 25/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.