Cách nhận biết được hình thức lừa đảo trực tuyến để không sập bẫy

Thứ Tư, ngày 23/10/2024 | 08:06

Kỹ năng nhận biết giúp người dùng nắm được những kiến thức cơ bản để kịp thời nhận biết và phòng tránh nguy cơ bị lừa đảo trực tuyến. Kịch bản chung của các đối tượng thường là giả mạo danh tính hoặc sử dụng tài khoản mạng xã hội giả mạo để liên hệ với nạn nhân, dẫn dụ khai báo thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc nhấp vào đường liên kết, tải về ứng dụng độc hại nhằm chiếm đoạt tài chính của nạn nhân.

Một tin nhắn được cảnh báo nên cẩn thận khi tương tác.

Cách tiếp cận và phương thức lừa đảo

Các đối tượng lừa đảo thường áp dụng các thủ đoạn tác động tâm lý để tiếp cận nạn nhân như: Tự nhận/giả mạo là cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, cán bộ đang làm việc tại các bộ/ngành...), đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức tài chính ngân hàng, gia đình bạn bè,... để đánh vào nỗi sợ hãi, lòng tham, tình cảm, chủ quan...

Các kênh thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tiếp cận gồm:

Cuộc gọi qua SIM; Tin nhắn (SMS)/ Thư điện tử (Email); Mạng xã hội; Nền tảng chat OTT (Ví dụ: Zalo, WhatsApp, Viber, Telegram...). Đôi khi các đối tượng còn sử dụng trực tiếp các kênh OTT này để tiếp cận nạn nhân; sử dụng website giả mạo; các ứng dụng giả mạo.

Các phương thức chính được các đối tượng lừa đảo trực tuyến sử dụng bao gồm: Dẫn dụ Quét mã QR hoặc vào các website lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân (để hack vào các loại tài khoản) từ đây tiếp tục lừa đảo để lấy các mã OTP, mã xác thực,... hoặc hack vào các tài khoản mạng xã hội để làm bàn đạp tiếp tục lừa đảo bạn bè, người thân.

Hướng kết nối vào các ứng dụng chat OTT để thao túng tâm lý (thường như Zalo sau đó dẫn dụ vào các OTT không được kiểm soát khác như Telegram, Viber, WhatsApp… để từ đây áp dụng các kịch bản lừa đảo khác nhau...).

Lừa nạn nhân cài các ứng dụng giả mạo hoặc kích hoạt tệp tin có chèn mã độc hại (có đuôi như .pdf, .doc, .xlsx, .bat, .zip, .rar, .html, exe...) để chiếm quyền thiết bị từ đó đánh cắp thông tin cá nhân, lấy tiền trong tài khoản, bôi nhọ danh dự hoặc tống tiền…

Tác động tâm lý trực tiếp (qua điện thoại) để chiếm đoạt tiền trực tiếp (qua chuyển khoản hoặc ra ngân hàng gửi tiền cho đối tượng lừa đảo) hoặc dẫn dụ nạn nhân nhập cú pháp chuyển sang eSIM để chiếm đoạt số điện thoại của nạn nhân.

Bọn xấu thường có các cách thức thực hiện

Đối tượng lừa đảo thường dẫn dụ nạn nhân bằng những cách sau đây:

Tạo dựng lòng tin: Giả danh tổ chức uy tín như ngân hàng, cơ quan chính phủ, hoặc công ty nổi tiếng. Đối tượng sử dụng email, tin nhắn, hoặc cuộc gọi để tạo dựng lòng tin và yêu cầu thông tin nhạy cảm từ nạn nhân.

Kịch bản lừa đảo: Được biên soạn sẵn một cách chi tiết, và khéo léo để thao túng tâm lý nhằm mục đích dẫn dụ tạo niềm tin và sự đồng cảm từ nạn nhân. Đóng nhiều vai nhân vật khác nhau để tạo ra một câu chuyện hoàn hảo đánh động vào tâm lý của nạn nhân một cách sâu sắc.

Sử dụng biểu mẫu và giao diện giả mạo: Các trang web lừa đảo thường sao chép giao diện của các trang web chính thức, sử dụng biểu mẫu đăng nhập hoặc thanh toán giống như thật để đánh lừa người dùng.

Kích thích tâm lý: Các đối tượng lừa đảo đa phần đánh vào tâm lý: lòng tham, sự sợ hãi, tính hiếu kỳ, tính tò mò và đặc biệt là tình thương, sự thương hại của con người. Đối tượng thường tạo ra cảm giác khẩn cấp để thúc đẩy nạn nhân hành động ngay lập tức mà không suy nghĩ kỹ lưỡng. Ví dụ, họ có thể thông báo rằng tài khoản của bạn sẽ bị khóa nếu không xác nhận thông tin ngay lập tức.

Đưa ra phần thưởng hoặc cơ hội hiếm có: Hứa hẹn giải thưởng lớn, cơ hội đầu tư sinh lời cao, hoặc cơ hội việc làm hấp dẫn để thu hút sự chú ý của nạn nhân.

Yêu cầu hành động gấp: Đối tượng lừa đảo gửi liên kết đến các trang web giả mạo hoặc mã QR, nơi nạn nhân được yêu cầu nhập thông tin cá nhân hoặc tài khoản. Các liên kết này thường được ngụy trang dưới dạng liên kết hợp pháp hoặc phần thưởng.

Làm giả thông báo khẩn cấp: Sử dụng thông báo giả mạo về sự cố bảo mật, viện cớ lý do nguồn tiền đang bị treo vì phải đóng thuế, cơ quan công an điều tra, lỗi tài khoản, hoặc sự kiện khẩn cấp để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin ngay lập tức.

Kích thích sự tò mò: Gửi email hoặc tin nhắn về sự kiện, báo cáo, hoặc tài liệu: Đối tượng lừa đảo gửi thông tin về sự kiện nóng hổi, báo cáo quan trọng, hoặc tài liệu hấp dẫn, yêu cầu nạn nhân tải xuống hoặc mở file đính kèm chứa mã độc.

Mục đích chính của đối tượng lừa đảo

Tại Việt Nam, các đối tượng lừa đảo trực tuyến có 2 mục tiêu chính là lừa đảo tài chính và lừa đảo trực tuyến khác. Trong đó 72,6% là lừa đảo trực tiếp vào tài chính, còn 27,4% là các dạng lừa đảo trực tuyến khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức lừa đảo khác đó cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.

Mục tiêu cuối cùng của đối tượng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng lừa đảo có thể tìm cách đánh cắp tiền từ tài khoản ngân hàng, ví điện tử, hoặc thẻ tín dụng của nạn nhân thông qua các kỹ thuật như phishing (lừa đảo qua email và tin nhắn), smishing (lừa đảo qua tin nhắn SMS), hoặc vishing (lừa đảo qua điện thoại).

Các yếu tố mà đối tượng tập trung hướng đến để lợi dụng thực hiện các hành vi lừa đảo là tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.

Cách thức các đối tượng lừa đảo trực tuyến nhận tiền lừa đảo từ nạn nhân bao gồm:

Chuyển khoản vào các tài khoản ngân hàng rác, các tài khoản không chính chủ được mua lại từ các đối tượng như sinh viên, hoặc các số tài khoản ngân hàng ảo.

Chuyển tiền qua các cổng thanh toán trực tuyến (ví dụ như thanh toán mua thẻ điện thoại: cổng Ngân lượng, Bảo kim,…). Chuyển tiền qua các ví điện tử như Momo, ViettelPay, VNPay… Chuyển tiền thông qua tiền ảo trên các sàn giao dịch.

 

T.T

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bắt quả tang 17 đối tượng đánh bạc ăn thua bằng tiền

05:56 25/06/2025

(HG) - Thực hiện kế hoạch của Giám đốc Công an tỉnh về mở cao điểm tấn công, trấn áp, kéo giảm tội phạm, lập thành tích chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh vừa phối hợp với tổ tuần tra đặc biệt và Công an xã Vị Bình, huyện Vị Thủy bắt quả tang 17 đối tượng tham gia đánh bạc ăn thua bằng tiền tại ấp 4, xã Vị Bình.

Công an xã Hòa An khám phá nhanh vụ cướp giật tài sản

06:17 16/06/2025

(HG) - Công an xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp thông tin, cơ quan này vừa truy vết thành công vụ cướp giật tài sản xảy ra ở ấp 8, xã Hòa An, bắt 2 đối tượng trong vòng chưa đầy 20 giờ sau khi gây án.

Hai thanh niên lãnh án vì mua ma túy về cùng sử dụng

09:17 13/06/2025

(HGO) – Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ vừa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt các bị cáo Trần Hữu Nhớ (sinh năm 1981) và Đồng Văn Trung (sinh năm 1984), 3 năm tù và 3 năm 6 tháng tù cùng về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Thông báo thủ đoạn phạm tội và truy tìm người bị hại

09:53 12/06/2025

(HG) - Nhằm kịp thời phục vụ công tác điều tra, mở rộng vụ án, Công an tỉnh Hậu Giang thông báo đến người dân trên địa bàn cả nước về thủ đoạn của 2 đối tượng Trần Thị Huỳnh Như

Hai nữ bị cáo tổ chức sử dụng ma túy lãnh 13 năm tù

09:40 12/06/2025

(HG) - Tòa án thành phố Ngã Bảy vừa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo Trần Kim Sang (sinh năm 1991) và Nguyễn Thị Bạch Tuyết (sinh năm 2008) về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, theo khoản 2, Điều 255, Bộ luật Hình sự.

Đòi nợ thuê rồi chiếm đoạt luôn tiền của khách hàng

09:39 12/06/2025

(HG) - Tòa án nhân dân tỉnh vừa mở phiên tòa hình sự phúc thẩm, bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Võ Đình Hoài Thanh (sinh năm 1985), ngụ tỉnh Đồng Nai, qua đó tuyên phạt bị cáo y án 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mua bán ma túy trái phép, 2 đối tượng lãnh án tù

05:41 11/06/2025

(HG) - Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ vừa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt các bị cáo Võ Trọng Nghĩa (sinh năm 1996), 3 năm 6 tháng tù và Nguyễn Rô Bel (sinh năm 1975), 3 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251, Bộ luật Hình sự.

Truy tố nữ bị cáo lừa hàng trăm người lao động

05:40 11/06/2025

(HG) - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân tỉnh để chuẩn bị xét xử bị cáo Lê Thị Chúc Phương (sinh năm 1981), quốc tịch Hàn Quốc, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174, Bộ luật Hình sự.

Cựu Chủ tịch Quỹ tín dụng Hậu Giang tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm

14:26 08/06/2025

(HG) - Theo nguồn tin của Báo Hậu Giang, bị cáo Lê Hữu Tâm, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang vừa có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm lần 4 của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh.

Cảnh giác các chiêu lừa trên không gian mạng

08:20 06/06/2025

Cùng với sự phát triển của mạng internet, công nghệ số, những năm gần đây, tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng có xu hướng gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...