Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Còn lắm gian nan !

Bài 2:  Nguy cơ “rớt” chuẩn

Thứ Tư, ngày 12/04/2017 | 07:24

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã khó, việc giữ chuẩn lại càng khó khăn hơn bội phần, đã có nhiều trường học đang trong tình trạng “vỡ chuẩn”.

Các trường chưa đạt chuẩn thì gắng sức cho đạt, còn nhiều trường đạt chuẩn rồi lại lo... “rớt” chuẩn.

Tại Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Vị Thanh, phải bố trí bàn gần sát bục giảng do sỉ số học sinh tăng.

Đến hạn tái công nhận, nhưng “chưa dám” đăng ký

Hấp dẫn, ấn tượng nhất khi đến tham quan Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Vị Thanh là xem các lớp học ứng dụng công nghệ thông tin, từ những tranh ảnh, video clip, các em học sinh tỏ ra thích thú, tự tin phát biểu… Tuy nhiên, khi quan sát tổng thể lại thấy bất ngờ vì khoảng cách giữa bàn học sinh với bảng khá gần, có lớp chỉ chừa một khoảng nhỏ xíu để các em có thể đi lại. Dừng bài giảng ít phút, cô Phan Thị Trúc Linh, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A6, chia sẻ: “Lớp học khá đông nên chúng tôi phải bố trí thêm các dãy bàn gần sát bục giảng để các em có đủ chỗ ngồi”. Đưa mắt nhìn 46 học sinh trên lớp, nhìn những giọt mồ hôi lấm tấm trên má của học sinh và cô giáo, dù trường đã bố trí khá nhiều quạt cho lớp, mới cảm nhận sự vất vả để theo đuổi con chữ của một trường ở trung tâm thành phố, vốn được xếp vào tốp nhất nhì về chất lượng giáo dục của tỉnh.

Chia sẻ về hiện trạng của trường, ông Trần Thanh Nhân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, cho hay: “Dù đã đến hạn công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia, nhưng mấy năm nay trường chưa đề xuất lên Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố kiểm tra tái công nhận. Khó khăn của trường là sĩ số học sinh trên lớp đông, phòng học thiếu. Hàng năm, trường đều được xếp vào tốp các trường tiểu học dẫn đầu tỉnh về chất lượng giáo dục, nhiều học sinh đạt giải cao cấp tỉnh, cấp quốc gia, đội ngũ thầy, cô giáo chuyên môn giỏi, năng động tâm huyết với nghề…, nhưng chúng tôi vẫn chưa đăng ký tái chuẩn được”. Trường Tiểu học Kim Đồng được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2008, những năm học trước đây trường có hơn 1.300 học sinh với 31 lớp học, vậy trung bình hơn 40 em/lớp. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường đạt chuẩn quốc gia cấp tiểu học thì mỗi lớp học không quá 35 học sinh, trường học không quá 30 lớp học. Thực tế thì con số 35 học sinh/lớp với Trường Tiểu học Kim Đồng chỉ là mơ ước.

Cùng trong tình trạng lớp học đông là Trường Tiểu học thị trấn Nàng Mau 1, huyện Vị Thủy; Trường Tiểu học Ngô Hữu Hạnh 1, huyện Châu Thành; Trường Tiểu học thị trấn Rạch Gòi A, huyện Châu Thành A; Trường THCS Lê Quí Đôn, thành phố Vị Thanh… Ông Huỳnh Văn Tôn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Hữu Hạnh 1, huyện Châu Thành, nói: “Lúc đạt chuẩn thì trường không quá tải như hiện nay, nhưng sau đó chắc do “tiếng lành đồn xa”, phụ huynh tin tưởng, có nguyện vọng gửi con em vào trường ngày càng nhiều, mà con em trong địa bàn đến học thì mình sao từ chối được”.

Đạt chuẩn 10 năm nhưng chưa tái công nhận

Ông Nguyễn Văn Hóa, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi, thị xã Ngã Bảy, bộc bạch: “Xây dựng chuẩn đã khó, việc giữ vững 5/5 chuẩn đã đạt lại khó khăn hơn nhiều. Xã hội hóa giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên…, chúng tôi không lo, chỉ lo tình trạng phòng ốc xuống cấp mà nhà trường không có kinh phí để nâng cấp, sửa chữa. Nguồn kinh phí khá lớn, với gần 4 tỉ đồng”. Trường THCS Nguyễn Trãi được kiểm tra tái công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2014, hiện có 1.456 học sinh với 37 lớp, có 44 phòng học và phòng chức năng, nhưng nền 26 phòng học đang bị lún nặng, mái tôn, la phông, cửa sổ… bị hư hỏng nhiều.

Vừa mới kiểm tra tái công nhận năm 2016, nhưng Trường Tiểu học Thạnh Xuân 1, huyện Châu Thành A, cần phải nâng cấp sửa chữa mới để đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi cho học sinh. Còn ở Trường THCS Trương Tấn Lập, huyện Long Mỹ, máy vi tính dùng cho học sinh học môn tin học đã bị hư hỏng chỉ còn khoảng 7 máy sử dụng được. Nhìn qua phòng vi tính, 3-4 em học sinh co cụm bên 1 máy mà thấy tội nghiệp. Em Phạm Vũ Duy, học sinh lớp 6A2, bày tỏ: “Máy vi tính ít nên tụi em phải học chung, thấy rất khó học”. Khi trang bị cho trường đạt chuẩn, trường có hẳn 1 phòng máy tính, đảm bảo mỗi học sinh lên lớp 1 máy, nhưng sử dụng chưa bao lâu thì hàng loạt máy đều “đơ”.

Nếu như các tiêu chuẩn về quản lý và chất lượng có thể đạt được bằng phát huy nội lực, thì chuẩn về cơ sở vật chất là điều vượt quá tầm tay của trường và ngành giáo dục. Ông Nguyễn Văn Phải, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Vấn đề tôi lo lắng đó chính là các trường đã được cộng nhận đạt chuẩn, sau 5 năm phải kiểm tra công nhận lại, mà hiện nay cơ sở vật chất đang xuống cấp nhiều, cần nguồn vốn để nâng cấp, sửa chữa rất lớn, kinh phí cho ngành lại khá hạn hẹp”.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường chuẩn quốc gia có thời gian công nhận là 5 năm, sau 5 năm phải làm đề nghị công nhận lại hoặc đề nghị công nhận chuẩn ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên, thực tế có trường đã công nhận đạt chuẩn gần 10 năm nhưng chưa được kiểm tra công nhận lại, khi nói đến những “điển hình” này, có người bảo thấy… sợ và lo.

Kinh phí cho các trường tái chuẩn nhiều khi còn hơn cả xây dựng mới

Nếu theo quy định, năm 2017 này các trường đã đạt chuẩn quốc gia của năm 2012 phải kiểm tra công nhận lại và con số này ít nhất là 22 trường, với số tiền để tái chuẩn có thể lên đến hàng chục tỉ đồng.

Ông Nguyễn Hùng Nhiên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Nguyên nhân chính là do các trường xây dựng đã lâu nên cơ sở vật chất xuống cấp, hư hỏng. Nhiều trường do quy mô trường lớp tăng nên thiếu phòng học, sĩ số lớp quá đông, tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn xảy ra rất nhiều, nhất là ở bậc mầm non. Nếu thực hiện đúng quy trình nâng chất, nguồn kinh phí cho các trường tái chuẩn là rất lớn, nhiều khi còn hơn cả xây dựng mới một trường đạt chuẩn, đây là cái khó mà ngành chưa dám than”.

 

Bài, ảnh: THẢO TRÂN

-----------

Lớp cần công nhận mới, lớp cần nâng cấp để tái công nhận, nên câu chuyện chỉ tiêu và thực tế luôn được nhắc đến trong xây dựng trường chuẩn quốc gia...

 

Bài 3: Đủ số, vững chất

Viết bình luận mới

Xem thêm

Học sinh Hậu Giang nghỉ tết 9 ngày

09:02 17/01/2025

(HG) - Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh, học viên bắt đầu từ ngày 25-1 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2-2 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Như vậy, học sinh, sinh viên của tỉnh sẽ được nghỉ liên tục trong 9 ngày, tương ứng với thời gian nghỉ tết của cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

Huyện Phụng Hiệp: 350 học sinh nghèo nhận học bổng Phạm Văn Trà

09:06 16/01/2025

(HG) - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức lễ trao học bổng Quỹ khuyến học Phạm Văn Trà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Tạo động lực phấn đấu cho thầy cô và học sinh trước thềm năm mới

07:28 14/01/2025

Tỉnh vừa tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho hơn 340 thầy cô và học sinh có thành tích xuất sắc.

Vận động hơn 56 tỉ đồng cho công tác khuyến học, khuyến tài

09:00 08/01/2025

(HG) - Trong năm 2024, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã vận động tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài với tổng số kinh phí hơn 56,2 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

Hơn 3.000 thí sinh tại tỉnh đã trúng tuyển ngành học mầm non năm qua

10:06 06/01/2025

(HG) - Đây là số liệu được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Huấn luyện lập trình cho 110 sinh viên ngành công nghệ thông tin

09:44 06/01/2025

(HG) - Cuối tuần qua, tại Khu Công nghệ số tỉnh, Trung tâm Ươm tạo Công nghệ & Hỗ trợ Đổi mới Sáng tạo (ISC) phối hợp với Alta Software và Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Cần Thơ khai giảng khóa huấn luyện lập trình Front-end và Back-end.

Khai giảng 4 lớp liên kết đào tạo nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS

08:37 03/01/2025

(HG) - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành vừa phối hợp với Trường Trung cấp Hồng Hà, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật và Trường Trung cấp Bách nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng các lớp trung cấp liên kết đào tạo, niên khóa 2025-2027.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang và thành phố Cần Thơ sơ kết 1 năm hợp tác

08:36 03/01/2025

(HG) - Đầu năm 2023, 2 sở đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển lĩnh vực GD&ĐT ở 6 nội dung tập trung ở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học. Qua 1

Đưa kiến thức dân số đến với học sinh

09:09 02/01/2025

Học sinh tại 10 trường THPT trên địa bàn tỉnh đang được tiếp cận, tìm hiểu về công tác dân số và phát triển, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, hậu quả mang thai,

Nhiều địa phương tổ chức hội thi viết chữ đẹp

08:22 30/12/2024

(HG) - Cuối tuần qua, tại Trường Tiểu học Chu Văn An (thành phố Vị Thanh), Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh tổ chức khai mạc Hội thi viết chữ đẹp cấp tiểu học, với 360 học sinh đại diện cho 14 trường tham gia.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh: Tặng 350 phần quà cho gia đình chính sách

12:32 19/01/2025

(HGO) – Bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác vừa đến thăm và trao tặng 350 suất quà cho các gia đình chính sách, gia đình hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Điểm tin sáng 19-1: Cách tính trợ cấp với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc khi tinh gọn bộ máy

05:49 19/01/2025

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi do tinh gọn bộ máy, nếu còn trên 5 năm đến đủ 10 năm tuổi làm việc sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 90% mức lương hiện tại nhân với 60 tháng....

Khai trương Cửa hàng OCOP và chương trình “Tết yêu thương - xuân Ất Tỵ 2025”

12:23 18/01/2025

(HGO) - Sáng ngày 18-1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức khai trương Cửa hàng OCOP, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh Hậu Giang và chương trình “Tết yêu thương - xuân Ất Tỵ 2025”.

Công nhận xã nông thôn mới nâng cao thứ 12 của tỉnh

12:11 18/01/2025

(HGO) - Sáng ngày 18-1, UBND huyện Vị Thủy tổ chức lễ công bố xã Vị Thắng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2025, đây là xã thứ 2 của huyện và là xã thứ 12 của tỉnh.