Các trường THPT băn khoăn về Đề án cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

Thứ Tư, ngày 20/01/2016 | 16:30

Các trường THPT lo lắng, nếu phân luồng học sinh thì không biết sẽ thực hiện một định hướng hay cả ba định hướng...

Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD-ĐT vừa trình lên Thủ tướng xem xét có điểm đáng chú ý là học sinh từ cấp Tiểu học đến THCS phải bắt buộc theo học chương trình cơ bản với thời gian học tập 9 năm.

Bước sang cấp THPT, học sinh sẽ được tự chọn học 1 trong 3 luồng: định hướng chung, kỹ thuật công nghệ và năng khiếu với thời gian học tập là 3 năm dựa theo sở thích, năng lực phù hợp.

Nếu thực hiện theo Đề án trên, chắc chắn các trường THPT sẽ có sự thay đổi đáng kể về hình thức giảng dạy và học tập cũng như bị tác động lớn từ việc phân loại mô hình đào tạo.

Hiện nay, trường THPT Việt Đức, Hà Nội vẫn đang giảng dạy theo hình thức phân ra các ban: Ban cơ bản D (gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và ban Khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa). Trong số gần 2.000 học sinh, chỉ có 1/3 số em học theo ban Khoa học tự nhiên còn lại là học ban cơ bản D.

Nếu hệ thống giáo dục THPT sẽ được phân theo 3 luồng: định hướng chung, kỹ thuật công nghệ và năng khiếu thì có nghĩa là nhà trường sẽ không dạy phân ban nữa mà chuyển sang thực hiện theo các định hướng như trong Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, học sinh THPT sẽ được tự chọn học 1 trong 3 luồng: định hướng chung, kỹ thuật công nghệ và năng khiếu (ảnh minh họa)

Từ trước đến nay, trường THPT Việt Đức, Hà Nội không phải là trường chuyên về đào tạo nghề hay năng khiếu cho học sinh. Trong Đề án lại không nêu rõ phân loại từng trường sẽ thiên về đào tạo theo hướng nào nên lãnh đạo nhà trường chưa hình dung được là trường mình sẽ đào tạo cả 3 định hướng theo như Đề án hay chỉ được đào tạo 1 định hướng.

Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội cho rằng, Bộ GD-ĐT cần làm rõ chức năng hoạt động của các trường THPT khi thực hiện Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân để học sinh học hết bậc THCS có thể biết được khi vào cấp THPT sẽ chọn lựa đi theo luồng định hướng nào, trường nào phù hợp với sự lựa chọn của các em.

Về phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, Việt Nam nên học hỏi những kinh nghiệm hay, mô mình giáo dục tiên tiến nhất ở trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi nước có nền kinh tế, văn hóa, giáo dục khác nhau, không thể bê nguyên mô hình của nước họ để áp dụng vào Việt Nam mà  chúng ta phải chắt lọc những cái tinh túy nhất để áp dụng.

Chẳng hạn như ở các trường THPT của CHLB Đức, ngoài việc dạy các môn cơ bản bắt buộc thì từng trường lại đào tạo chuyên sâu về các định hướng. Nếu trường nào thiên về đào tạo năng khiếu sẽ được đầu tư rất lớn về đội  ngũ giáo viên và cơ sở vật chất cho các lĩnh vực âm nhạc, hội họa... Còn trường nào thiên về kỹ thuật công nghệ thì sẽ được đầu tư thiết bị về khoa học vũ trụ, trái đất, thiết bị điện ứng dụng trong đời sống. Đây là mô hình rất hay nên Việt Nam có thể nghiên cứu học tập, áp dụng.

Ông Nguyễn Quốc Bình chỉ rõ, ở CHLB Đức, Singapore cho học sinh học hết cấp Tiểu học và bắt đầu phân luồng từ cấp THCS nhưng nếu áp dụng mô hình này ở nước ta thì e rằng sẽ có sự xáo trộn, thay đổi đột ngột. Vì lâu nay, người dân đã quen với việc đào tạo kiến thức cơ bản cho con em với thời gian bắt buộc là 9 năm. Đặc biệt, với điều kiện kinh tế của nước ta còn khó khăn và văn hóa coi trọng bằng cấp đã “ăn sâu bám rễ’ vào trong nhận thức của nhiều người nên việc định hướng nghề nghiệp từ cấp THCS là chưa thể thực hiện được.

Do đó, việc quy định học sinh phải bắt buộc học kiến thức cơ bản trong thời gian là 9 năm từ cấp Tiểu học đến THCS là hoàn toàn phù hợp với xu thế giáo dục chung của nhiều nước trên thế giới. Khi đó, học sinh mới có đủ những kiến thức nhất định để xác định học học nghề hay tiếp tục học lên cao hơn.

Lo ngại người học theo định hướng nghề nghiệp không được coi trọng

Cũng giống như trường THPT Việt Đức, Hà Nội, hiện nay, trường THPT Trần Phú đang dạy học sinh chủ yếu theo 2 dạng phân ban: Ban cơ bản A và ban cơ bản D. Nhà trường có 1.900 học sinh, trong đó có 2/3 học sinh là học ban cơ bản D và 1/3 học theo ban cơ bản A.

Sắp tới, nếu phân luồng học sinh theo 3 định hướng thì nhà trường sẽ không dạy phân ban nữa và phải phân luồng học sinh theo định hướng nghề nghiệp.

Ông Phạm Đức Doanh, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú, Hà Nội đồng ý với việc phân luồng học sinh theo các định hướng nghề nghiệp từ cấp THPT vì chúng ta không thể cào bằng năng lực của học sinh giỏi với học sinh trung bình. Nếu em nào có năng lực thì có thể học lên tiếp, còn em nào mức học chỉ ở dạng trung bình nhưng có năng khiếu về nghề nghiệp thì nên để các em chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với khả năng.

Xã hội nên có quan niệm là một người học bình thường nhưng giỏi nghề và có thể trở thành “bàn tay vàng” sẽ rất tốt, còn hơn là cử nhân học xong nhưng kiến thức lại yếu kém, chẳng thể tìm được việc làm.

Tuy nhiên, nếu phân luồng học sinh ở cấp THPT thì Bộ GD-ĐT nên quy định, phân loại từng loại trường theo định hướng nào, chứ không nên để một trường phải dạy cả 3 định hướng.

Hiện nay, bất cập tại các trường dạy nghề là chưa chú trọng đến thực hành cho học viên. Nhiều cơ sở đào tạo nghề rất cần có phân xưởng, máy móc, nguyên vật liệu để cho học viên thực hành nhưng lại không có hoặc được đầu tư nhưng còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ. Vì thế, nhiều người tốt nghiệp không biết làm hoặc tay nghề còn rất nhiều hạn chế.

Nếu thực hiện việc phân luồng học sinh từ cấp THPT thì liệu rằng, các trường có được ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất để dạy nghề không? Khi đào tạo học sinh theo các định hướng nghề nghiệp thì liệu rằng sau này thị trường lao động có tuyển dụng các em không hay chỉ chọn những người tốt nghiệp đại học?

Đóng góp về việc phân luồng học sinh từ cấp THPT theo 3 định hướng, cô Nguyễn Thị Thọ, Hiệu trưởng trường THPT Trần Quang Khải nêu ý kiến, khi thực hiện phân luồng, các trường THPT cần trang bị cho học sinh ý thức về nghề nghiệp, không nên phân biệt những công việc sang trọng và công việc hèn mọn. Bất kể công việc nào không vi phạm pháp luật cũng đáng trân trọng nên học sinh có thể chọn lựa để định hướng nghề nghiệp và rèn luyện để trở thành công dân tốt.

Để phân luồng một cách hiệu quả ở cấp THPT, các trường học cần được tuyên truyền, hướng dẫn về định hướng nghề nghiệp tốt cũng như được đầu tư về cơ sở vật chất cho hoạt đượng hướng nghiệp. Học sinh khi mới bước vào bậc THPT cũng cần được trang bị tốt về kiến thức để xác định nghề nghiệp trong tương lai.

Theo cô Nguyễn Thị Thọ, khi phân luồng học sinh từ cấp THPT, Bộ GD-ĐT không nên để một trường THPT thực hiện cả 3 luồng định hướng mà nên chia và phân loại trường. Trường định hướng chung khác với loại trường kỹ thuật công nghệ hay năng khiếu. Có như vậy, việc đào tạo mới tập trung và không bị dàn trải. Học sinh khi tốt nghiệp THCS có thể biết được trường THPT nào có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân thì sẽ chọn lựa thi vào.

Cùng với việc được phân loại định hướng đào tạo, các trường THPT vẫn phải giảng dạy những môn học cơ bản cho học sinh để các em có được những kiến thức cần thiết bên cạnh việc chọn lựa nghề nghiệp phù hợp.

Hiện nay, trong các trường THPT còn có quan niệm phân biệt, coi trọng giáo viên dạy các môn học chính hơn là giáo viên dạy nghề. Ví dụ như nhiều trường coi trọng giáo viên dạy Vật lý hơn là dạy Kỹ thuật công nghiệp nên hầu hết các trường THPT còn đang thiếu trầm trọng giáo viên có kỹ năng nghề cao.

Để có thể thực hiện phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh tốt, các trường THPT cần được trang bị tốt về đội ngũ giáo viên dạy nghề. Nếu thiếu giáo viên, ngành Giáo dục ở các địa phương có thể bổ sung giáo viên cho các trường từ các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật, cơ sở giáo dục dạy nghề, các trường âm nhạc, mỹ thuật...

Theo Bích Lan/VOV.VN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Năm học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

08:19 22/01/2025

(HG) - Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025, tỉnh có 5 học sinh đoạt giải khuyến khích. Môn sinh học có 2 thí sinh là em Nguyễn Phúc Hiển và em Phan Gia Vĩ, cả hai đều là học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Vị Thanh (thành phố Vị Thanh);

Hai Sở GD&ĐT cùng chia sẻ kinh nghiệm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

08:18 22/01/2025

(HG) - Tại thành phố Ngã Bảy, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, vào ngày 21-1.

Trường học đón xuân

06:08 21/01/2025

Giáp Tết Nguyên đán, các trường học trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động, nhằm tạo không khí vui tươi cho học sinh trong những ngày chuẩn bị đón năm mới.

Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong dạy học tiếng Khmer

10:46 20/01/2025

(HGO) - Lớp tập huấn vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho gần 30 cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ.

Lan tỏa hiệu quả phong trào “Học sinh 3 tốt”

07:46 20/01/2025

Hưởng ứng phong trào “Học sinh 3 tốt” (học tập tốt, đạo đức tốt, thể lực tốt) do Trung ương Đoàn phát động, thời gian qua, Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh đã phát động phong trào trong trường học với nhiều hoạt động thiết thực,

Học sinh Hậu Giang nghỉ tết 9 ngày

09:02 17/01/2025

(HG) - Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh, học viên bắt đầu từ ngày 25-1 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2-2 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Như vậy, học sinh, sinh viên của tỉnh sẽ được nghỉ liên tục trong 9 ngày, tương ứng với thời gian nghỉ tết của cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

Huyện Phụng Hiệp: 350 học sinh nghèo nhận học bổng Phạm Văn Trà

09:06 16/01/2025

(HG) - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức lễ trao học bổng Quỹ khuyến học Phạm Văn Trà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Tạo động lực phấn đấu cho thầy cô và học sinh trước thềm năm mới

07:28 14/01/2025

Tỉnh vừa tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho hơn 340 thầy cô và học sinh có thành tích xuất sắc.

Vận động hơn 56 tỉ đồng cho công tác khuyến học, khuyến tài

09:00 08/01/2025

(HG) - Trong năm 2024, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã vận động tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài với tổng số kinh phí hơn 56,2 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

Hơn 3.000 thí sinh tại tỉnh đã trúng tuyển ngành học mầm non năm qua

10:06 06/01/2025

(HG) - Đây là số liệu được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tiếp công dân nghiêm túc, cầu thị, không để phát sinh điểm nóng

14:56 22/01/2025

(HGO) - Sáng ngày 22-1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân, tổng kết ngành thanh tra và hoạt động của Đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo tỉnh năm 2024. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Trương Cảnh Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Sức khỏe thanh niên trúng tuyển loại I đạt trên 67%

14:48 22/01/2025

(HGO) – Sáng ngày 22-1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025. Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh, chủ trì hội nghị.

Xem tivi dịp tết có gì hay ?

08:25 22/01/2025

Như thông lệ, mỗi năm cứ đến những ngày tết, các kênh truyền hình đều có những chương trình đặc sắc để phục vụ khán giả.

Gần 600 vận động viên chạy việt dã mừng Xuân Ất Tỵ

08:24 22/01/2025

(HG) - Ngày 21-1, tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức khai mạc Giải việt dã “Mừng Đảng quang vinh - mừng Xuân Ất Tỵ” tỉnh Hậu Giang năm 2025.