Thứ Hai, ngày 13/06/2016 | 13:38
Vừa qua, Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Dự án hỗ trợ giáo dục đại học tại khu vực Đông Nam Á (SHARE) tổ chức diễn đàn đối thoại chính sách lần thứ ba. Diễn đàn đối thoại chính sách tập trung vào các công cụ cần thiết để tăng cường khả năng dịch chuyển của sinh viên trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các hệ thống chuyển đổi tín chỉ và chương trình học bổng. Giáo dục đại học Việt Nam sẽ chuyển động ra sao trong bối cảnh đó là vấn đề được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga |
- Phóng viên: Hội nhập quốc tế sẽ phải là vấn đề sống còn của giáo dục đại học Việt Nam. Hiện nay chúng ta đã tiến hành ở mức độ nào?
>> Thứ trưởng BÙI VĂN GA: Hiện có hơn 130.000 sinh viên Việt Nam đang du học nước ngoài và có khoảng 20.000 sinh viên nước ngoài hiện đang học tập tại Việt Nam. Nhiều trường đại học Việt Nam có các khóa học bằng tiếng Anh cũng như hợp tác với các trường đại học nước ngoài trong các chương trình liên kết đào tạo. Hiện tại, đang có hơn 400 chương trình liên kết đào tạo như vậy được thực hiện tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và các đại học quốc tế mở cơ sở tại Việt Nam. Hiện tại, nhiều đại học quốc tế đã được thành lập tại Việt Nam như Đại học Việt - Đức, Đại học Việt - Pháp, Đại học Việt - Nhật hay Viện Nghiên cứu và đào tạo Việt - Anh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang gấp rút xây dựng khung trình độ quốc gia dựa trên khung tham chiếu trình độ ASEAN. Việc này sẽ thúc đẩy hơn nữa sự dịch chuyển sinh viên giữa các nước ASEAN cũng như lao động trong cộng đồng kinh tế ASEAN.
- Số lượng học sinh Việt Nam đi học nước ngoài là 130.000 nhưng số lượng sinh viên nước ngoài học ở Việt Nam chỉ 20.000. Sự dịch chuyển sinh viên này rất mất cân bằng thưa Thứ trưởng?
Việt Nam hiện đang áp dụng các chương trình tiên tiến cho các trường đại học, dạy hoàn toàn tiếng Anh, cùng với đó mở ra các trường đại học quốc tế... Mục tiêu của chúng ta là thu hút ngày càng nhiều sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học hơn, đặc biệt là sinh viên các nước ASEAN. Điều này tạo điều kiện dịch chuyển sinh viên giữa các nước, sự dịch chuyển này quan trọng và tạo điều kiện để hội nhập quốc tế, trong đó có Cộng đồng kinh tế ASEAN vừa thành lập. Bộ GD-ĐT sẽ trình thủ tướng phê duyệt khung trình độ quốc gia tương đương các nước ASEAN. Khi học sinh đạt năng lực nào đó thì đó là trình độ chung ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển lao động giữa các nước trong khối.
- Lúc đó việc công nhận văn bằng trong khối ASEAN thế nào, thưa Thứ trưởng?
Công nhận bằng cấp, tín chỉ theo khung trình độ quốc gia là những việc căn bản nhất cần thiết lập để tạo nền tảng dịch chuyển sinh viên. Khung trình độ quốc gia mà thủ tướng ban hành tới đây dựa vào tham chiếu ASEAN. Nghĩa là tất cả các nước có cùng trình độ, kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm cá nhân với công việc. Khung trình độ đó các nước công nhận chung, tiến tới công nhận văn bằng và tín chỉ, từ đó việc dịch chuyển sinh viên giữa các trường đại học trong khối sẽ dễ dàng hơn.
- Vậy bao lâu nữa mới đạt tới việc các nước ASEAN công nhận văn bằng và tín chỉ của nhau?
Hiện nay Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện dự thảo cuối cùng của khung trình độ quốc gia để trình thủ tướng. Khung trình độ quốc gia này một mặt tương thích khung tham chiếu ASEAN, một mặt tương thích với cơ cấu hệ thống giáo dục của Việt Nam và có điều chỉnh một chút về cơ cấu hệ thống với thế giới. Mục tiêu là làm sao để hội nhập giáo dục đại học thế giới. Chúng ta đẩy mạnh thu hút sinh viên nước ngoài tới Việt Nam, đưa sinh viên Việt Nam ra nước ngoài. Khi đã có hiệp định công nhân văn bằng, công nhận tín chỉ dựa trên khung trình độ quốc gia giữa các nước thì sinh viên Việt Nam có thể học toàn bộ chương trình ở nước ngoài hoặc chỉ học một số tín chỉ; ngược lại, sinh viên nước ngoài có thể tới Việt Nam học những tín chỉ mà họ thích, khi về nước thì được công nhận, không phải học lại.
- Thứ trưởng có cho rằng, khi sự dịch chuyển lao động giữa Việt Nam và ASEAN cũng như với EU ngày càng mạnh mẽ, thì lao động Việt Nam có thể “thua” ngay trên sân nhà bởi chất lượng đào tạo của chúng ta chưa thực sự bảo đảm?
Điều này thì Việt Nam chúng ta đã thấy rất lâu rồi. Vì vậy đã đưa việc dạy tiếng Anh vào tất cả trình độ của hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010. Đây là điều kiện để hội nhập quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia ASEAN. Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo đổi mới chương trình đào tạo để phù hợp với chuẩn đào tạo ở nước ngoài. Mặc dù khung trình độ chưa được công bố nhưng Bộ GD-ĐT từ lâu đã ban hành thông tư về chuẩn kiến thức đại học dựa vào khung tham chiếu của ASEAN. Đảm bảo chuẩn đầu ra của Việt Nam phù hợp thước đo trình độ khu vực, sao cho lao động của chúng ta được thừa nhận trong khu vực…
Sinh viên chúng ta đào tạo ra không chỉ nhắm tới thị trường trong nước mà thị trường lao động ASEAN đã rộng mở, nên các em có thể kiếm việc làm khắp nơi. Năm nay là năm đầu tiên mở rộng thị trường lao động trong khối nên các em kiếm việc làm trong khối sẽ vất vả hơn. Các em phải thích nghi với việc đó. Sinh viên phải năng nổ, tự đi tìm việc làm. Tuy nhiên, nền tảng quan trọng nhất là trình độ ngoại ngữ.
- Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục đại học Việt Nam phải cơ cấu lại hệ thống đào tạo ngành nghề như thế nào cho phù hợp để giúp sinh viên ra trường tìm được việc làm?
Một thực tế phải thừa nhận là rất khó dự báo được nhu cầu lao động và việc làm ở các ngành nghề khác nhau. Chúng ta đang phát triển, nền kinh tế phụ thuộc nhiều thứ như đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Ví dụ khó biết tháng tới, năm tới có bao nhiêu doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam để thu hút lao động. Tuy nhiên, các ngành mà thế giới nói chung đang cần thì Việt Nam cũng cần nắm bắt. Và chúng ta cũng đã mở những ngành như vậy để khi có đầu tư nước ngoài, có doanh nghiệp mới hình thành thì sinh viên Việt Nam có cơ hội tìm kiếm việc làm. Chúng ta tập trung đào tạo kiến thức căn bản, trên cơ sở đó sinh viên thích nghi với các môi trường công việc khác nhau. Không nhất thiết đào tạo một ngành nghề truyền thồng như trước đây vì bây giờ ngành nghề thay đổi rất nhanh. Chúng ta chỉ có thể đào tạo kiến thức, kỹ năng hết sức căn bản.
- Cảm ơn Thứ trưởng!
Theo LÂM NGUYÊN/SGGP
18:15 26/06/2025
(HGO) – Sau bài thi đầu tiên vào buổi sáng, chiều nay (26-6), các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh, bước vào môn thi toán, với thời gian làm bài 90 phút. Nhiều thí sinh chia sẻ đề môn toán năm nay không dễ lấy điểm cao.
13:03 26/06/2025
(HGO) – Sáng nay (26-6), thí sinh trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi đầu tiên môn ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi. Theo ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, thí sinh thi đánh giá đề thi môn ngữ văn vừa sức sát với tình hình thực tế.
09:19 26/06/2025
(HGO) – Sáng 26-6, cùng với thí sinh cả nước, hơn 7.400 thí sinh tỉnh Hậu Giang chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
09:55 25/06/2025
(HG) - Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:00 25/06/2025
(HG) - Ngày 24-6, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tổ chức Room to Read tổ chức Tập huấn triển khai nhân rộng thiết lập thư viện và quản lý vận hành mô hình Thư viện thân thiện cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.
20:02 24/06/2025
(HGO) – Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:39 24/06/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp diễn ra. Tỉnh huy động mọi nguồn lực, hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng với mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để vì sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng.
05:58 23/06/2025
(HG) - Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lưu ý nhiều mốc thời gian quan trọng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.
05:56 23/06/2025
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhằm rà soát công tác chuẩn bị của các điểm thi và triển khai công tác coi thi.
05:46 23/06/2025
Sắp tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh đang dồn sức ôn tập. Để việc ôn tập đạt hiệu quả cao, đảm bảo thí sinh vượt qua kỳ thi đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lưu ý các thí sinh và phụ huynh cần quan tâm thực hiện phòng các bệnh thường gặp mùa hè, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để thí sinh có sức khỏe tốt nhất “vượt vũ môn”.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...