Thứ Tư, ngày 28/04/2021 | 17:24
Hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thời gian qua đang trở thành nền tảng vững chắc để giúp giáo viên phát triển chuyên môn, tạo điều kiện để học sinh học giỏi...
Học sinh luôn tự tin khi thuyết trình những dự án do mình thực hiện trước mọi người.
Bài 3: Thắp niềm tin - Gieo kỳ vọng
Nghiên cứu khoa học còn là con đường khởi nghiệp, thắp sáng niềm tin, gieo kỳ vọng cho tương lai, khi các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Niềm vui ứng dụng thực tiễn
Là một trong những dự án được đánh giá cao vì tính ứng dụng, dự án “Chuẩn đoán các loại côn trùng trên cây mãng cầu xiêm bằng công nghệ Artificial Intelligence thông minh qua camera trên smartphone” của em Dương Ngọc Phú và Lê Thị Ánh Xuân, học sinh Trường THPT Cây Dương, huyện Phụng Hiệp là một minh chứng cho hiệu quả được nhân rộng của dự án. Em Dương Ngọc Phú, học sinh lớp 12A5, chia sẻ: “Đã có nhiều cô chú đến nhà gặp em, tìm hiểu về hiệu quả dự án để về áp dụng trên nhà vườn. Em rất vui khi được chia sẻ sự sáng tạo của mình với mọi người. Khi những ý tưởng trở thành thương phẩm được mọi người chấp nhận là một niềm vui sướng khó tả”. Nhờ ứng dụng công nghệ Artificial Intelligence (AI) (công nghệ trí tuệ nhân tạo) để làm phần mềm, nên sản phẩm của Xuân và Phú có tính ứng dụng thực tế cao trong sản xuất.
Hay hiệu quả từ sản phẩm “Máy ấp trứng cua đinh thông minh” của em Khưu Dịch Tiến và Mai Trí Công, học sinh Trường THPT chuyên Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, với kinh phí sản phẩm thực hiện chỉ khoảng 2 triệu đồng. Ông Trần Văn Lập, ở ấp 1, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh (một người nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi cua đinh) và cũng đã sử dụng sản phẩm, cho biết: “Học sinh bây giờ thông minh thiệt. Điểm tôi thấy hay là máy ấp trứng được cài đặt phần mềm theo dõi bằng điện thoại di động, có gắn camera quan sát giúp theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm… rất tiện lợi. Sử dụng sản phẩm này giúp người nuôi giảm chi phí rất nhiều, tỷ lệ trứng nở gần 100%”.
Còn nhiều nữa các sản phẩm, dự án như: “Bộ thiết bị tự động lọc nước tự nhiên từ ao, hồ, sông… thành nước sinh hoạt và nước uống bằng năng lượng mặt trời”, nhóm học sinh Trường THPT Vị Thanh; Dự án “Thiết bị cảnh báo ổ gà theo thời gian thực” của học sinh Trường THCS Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ… đã làm hài lòng người sử dụng. Bà Huỳnh Thị Kiều Oanh, ở xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, chia sẻ: “Chỗ tôi ở không thể khoan được cây nước, mà nguồn nước đang sử dụng dưới sông khá bẩn. Đã gần 2 năm lắp đặt bộ lọc nước này, tôi thấy an tâm khi sử dụng. Tuy kinh phí có hơi cao nhưng để có được nguồn nước sạch, hợp vệ sinh để dùng trong sinh hoạt và nấu nướng hàng ngày thì cũng hợp lý”.
Dự án “Bộ thiết bị tự động lọc nước tự nhiên từ ao, hồ, sông… thành nước sinh hoạt và nước uống bằng năng lượng mặt trời”, đang được áp dụng khá phổ biến trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang), huyện Gò Quao và Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang…
Đừng hoài nghi năng lực các em
Xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, thời gian qua, thầy và trò ngành giáo dục và đào tạo huyện Châu Thành A đã có nhiều đổi mới, sáng tạo nâng cao chất lượng dạy và học từ chính việc tham gia tốt hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Huyện là địa phương duy nhất của tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, dẫn đầu tỉnh về phong trào nghiên cứu khoa học.
Trong lĩnh vực này, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam là điểm sáng trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo tại huyện. Trung bình mỗi năm có gần 10 giải thưởng các cấp về sáng tạo được thầy, trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam mang về. Ông Lê Hoàng Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành A, nhấn mạnh: “Nếu như cách đây 5 năm, nói đến phong trào nghiên cứu khoa học ở huyện Châu Thành A, nhiều học sinh, giáo viên còn thấy khá bỡ ngỡ, ngại làm thì nay đã trở nên hoạt động thường xuyên và rất chuyên nghiệp”…
Ông Nguyễn Mạnh Cử, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, chia sẻ: “Chúng tôi thấy tự hào khi nhắc đến những sáng tạo trong nhà trường của các em. Mỗi sản phẩm đều mang hơi thở của cuộc sống. Dù dư luận xã hội đang xôn xao, hoài nghi trước những dự án của học sinh, liệu có phải học sinh làm hay thầy, cô làm rồi mang mác học sinh để mang về thành tích, nhưng tôi nghĩ những ai đã quan tâm và theo dõi quá trình phát triển của giáo dục tỉnh nhà, từ những ngày khó khăn nhất đến chất lượng giáo dục như hiện nay đều có thể yên tâm, khi học trò mình đã biết chủ động lĩnh hội tri thức, vận dụng những điều được học vào trong cuộc sống tốt. Các em không chỉ biết làm khoa học mà còn biết phản bác để bảo vệ ý tưởng đề tài của mình trước ban giám khảo của các cuộc thi, đây là điều chúng ta nên mừng”.
Những năm gần đây, phong trào ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin phục vụ học tập trong học sinh phát triển đồng bộ, rộng khắp. Hoạt động nghiên cứu khoa học đã và đang là sân chơi trí tuệ hấp dẫn, chất lượng giúp mỗi học sinh đang được học tập trên quê hương anh hùng thêm tự tin, khẳng định tri thức.
Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Hàng năm trên bảng vàng tri thức, học sinh Hậu Giang đã để lại nhiều thành tích. Đó cũng chính là thành quả từ sự dạy dỗ hết lòng của các thầy cô giáo, sự quan tâm, chăm bồi của ngành giáo dục. Bên cạnh đó còn có sự quan tâm của gia đình và nhất là sự tạo điều kiện, tạo sân chơi đúng lúc, kịp thời cho các em thỏa sức sáng tạo. Chính sự ham học, chủ động trong học tập của học sinh đã thắp lên niềm tin, gieo thêm kỳ vọng để giáo dục tỉnh nhà càng vươn xa”.
Thoát khỏi tư duy “ao làng” để tự tin hội nhập quốc tế
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh thời gian qua đã nỗ lực làm tốt nhiệm vụ “trồng người” mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân trao gửi. Ngành đã chọn giải pháp đột phá đúng khi tạo nhiều sân chơi thực tiễn bổ ích để tăng cường kỹ năng sống cho học sinh, việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường đã góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học một cách toàn diện. Ngành cần phải nâng cao hơn nữa việc tạo môi trường nghiên cứu khoa học, mời thêm các chuyên gia về để tư vấn chuyên môn cho học sinh… Mỗi thầy, cô giáo và các em học sinh phải mạnh dạn, chủ động thoát khỏi tư duy “ao làng” để tự tin hội nhập quốc tế. |
Bài, ảnh: CAO OANH
09:00 08/01/2025
(HG) - Trong năm 2024, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã vận động tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài với tổng số kinh phí hơn 56,2 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.
10:06 06/01/2025
(HG) - Đây là số liệu được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.
09:44 06/01/2025
(HG) - Cuối tuần qua, tại Khu Công nghệ số tỉnh, Trung tâm Ươm tạo Công nghệ & Hỗ trợ Đổi mới Sáng tạo (ISC) phối hợp với Alta Software và Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Cần Thơ khai giảng khóa huấn luyện lập trình Front-end và Back-end.
08:37 03/01/2025
(HG) - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành vừa phối hợp với Trường Trung cấp Hồng Hà, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật và Trường Trung cấp Bách nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng các lớp trung cấp liên kết đào tạo, niên khóa 2025-2027.
08:36 03/01/2025
(HG) - Đầu năm 2023, 2 sở đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển lĩnh vực GD&ĐT ở 6 nội dung tập trung ở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học. Qua 1
09:09 02/01/2025
Học sinh tại 10 trường THPT trên địa bàn tỉnh đang được tiếp cận, tìm hiểu về công tác dân số và phát triển, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, hậu quả mang thai,
08:22 30/12/2024
(HG) - Cuối tuần qua, tại Trường Tiểu học Chu Văn An (thành phố Vị Thanh), Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh tổ chức khai mạc Hội thi viết chữ đẹp cấp tiểu học, với 360 học sinh đại diện cho 14 trường tham gia.
08:21 27/12/2024
(HG) - Tại Hội nghị giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức mới đây, thông tin: 7/8 phòng GD&ĐT vẫn chưa tuyển dụng viên chức năm 2024, do phải rà soát theo vị trí việc làm; thực hiện theo Nghị quyết số 18, các phòng GD&ĐT sẽ thêm chức năng ở mảng GDNN, nhưng một số đơn vị dự kiến sẽ không được bổ sung thêm biên chế. Riêng đối với cấp THPT, Trung tâm GDNN-GDTX một số đơn vị cơ sở vật chất hiện nay xuống cấp, thiếu giáo viên gây khó khăn trong dạy học…
09:46 25/12/2024
(HGO) - Chiều ngày 24-12, tại Trường THPT Vị Thanh diễn ra Lễ Khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Đây là kỳ thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trên phạm vi toàn quốc, diễn ra trong 2 ngày (25 và 26-12).
06:37 23/12/2024
(HG) - Vào cuối tuần qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật và Hội thi STEM cấp tỉnh học sinh trung học, năm học 2024-2025. Hội thi năm nay có 162 dự án khoa học kỹ thuật từ 291 học sinh thuộc 32/32 đơn vị đăng ký tham gia (tăng 17 dự án so với năm học trước) và 117 sản phẩm STEM (tăng 19 sản phẩm so với lần tổ chức trước). Qua thẩm định, có 143 dự án khoa học kỹ thuật và 108 sản phẩm STEM đáp ứng yêu cầu và được chọn vào vòng 2.
05:50 11/01/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nhặt được 400 triệu đồng, nam sinh viên Tiền Giang trả lại người đánh rơi; Thảm họa cháy rừng ở California có thể do chập điện; Oscar dời ngày trao giải vì cháy rừng ở Mỹ; Thái Lan cấm nhập khẩu rác thải nhựa.
18:22 10/01/2025
(HGO) - Sáng ngày 10-1, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ của Tổ công tác tiếp công dân,
18:19 10/01/2025
(HG) - Sáng ngày 10-1, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, có buổi tiếp Đoàn công tác Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, chúc tết UBND tỉnh.
18:09 10/01/2025
(HG) - Chiều ngày 10-1, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030.