Đề án hệ thống giáo dục quốc dân ra đời sau - liệu có khả thi?

Thứ Hai, ngày 18/01/2016 | 15:15

Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân ra đời sau có thể dẫn đến tình trạng lắp ghép, bổ sung, chắp vá manh mún trong cải cách giáo dục.

Bộ GD-ĐT vừa trình Thủ tướng Chính phủ Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Một trong những điểm đáng chú ý của Đề án là giáo dục từ cấp Tiểu học đến THCS chỉ có một luồng là giáo dục cơ bản với thời gian học tập là 9 năm. Hệ thống giáo dục THPT sẽ có điểm mới là được phân theo 3 luồng: định hướng chung, kỹ thuật công nghệ và năng khiếu với thời gian học là 3 năm.

Như vậy, học sinh từ cấp Tiểu học đến THCS phải học một chương trình giáo dục cơ bản bắt buộc với thời gian là 9 năm nhưng sang đến bậc THPT, các em có thể lựa chọn theo học theo 3 định hướng trên dựa theo sở thích, năng lực phù hợp.

Theo Bộ GD-ĐT, việc xây dựng Đề án được thực hiện trên cơ sở kế thừa hệ thống giáo dục hiện nay và học tập, nghiên cứu mô hình giáo dục tiên tiến ở các nước trên thế giới để giáo dục của Việt Nam tương thích với chuẩn quốc tế.

Các nước trên thế giới đều có quy định về giáo dục bắt buộc như là một sự cam kết của Nhà nước đối với quyền được đi học của trẻ em. Đa số các nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ đã quy định giáo dục bắt buộc tối thiểu là 9 năm. Nhiều nước đã đưa ra ngưỡng giáo dục bắt buộc là 12 năm nên việc định hướng, lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh sẽ bắt đầu từ khi các em bước chân vào cấp THPT.

Bộ GD-ĐT luôn khẳng định, không có trường chuyên, lớp chọn, phân ban ở cấp THCS nhằm giảm tải áp lực học hành, thi cử cho học sinh nên việc phân luồng theo định hướng chung, kỹ thuật công nghệ và năng khiếu ở cấp THPT theo như Đề án là vừa khắc phục được tình trạng trên và vừa giúp học sinh phát huy năng lực toàn diện, tự học.

Mặc dù Đề án đã được Bộ GD-ĐT trình lên Thủ tướng Chính phủ và đang đợi xem xét, phê duyệt nhưng để thực hiện được Đề án này, chúng ta cần nhìn lại hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay để có giải pháp cho lộ trình thực hiện nếu Đề án được Chính phủ thông qua.

Nếu như từ năm 1996-2005, việc phân ban được thực hiện từ cấp THPT theo các dạng ban A (gồm các môn: Toán, Lý, Hóa), ban B (Toán, Hóa, Sinh), ban C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) thì đến năm 2006, việc dạy học phân hóa theo mô hình phân ban gần như không còn ý nghĩa mà bao trùm lên vẫn là phân hóa theo khối thi đại học.

Trước khi tiến hành phân ban ở bậc THPT, năm 2006, Bộ GD-ĐT đã cổ súy, ca ngợi rất nhiều về những thay đổi, điểm mới, ưu việt của chương trình, nội dung, sách giáo khoa phân ban. Nó sẽ khắc phục được những lạc hậu, hạn chế của chương trình cải cách giáo dục trước đây, thổi được khí thế, tinh thần giảng dạy, học tập mới cho cả thầy và trò. Tuy nhiên, trên thực tế, kết quả đến thời điểm này thì lại không như mong đợi.

Chương trình dạy học phân ban với nhiều nội dung, kiến thức của sách giáo khoa bị trùng lặp, nặng nề, hàn lâm, xa rời thực tế cuộc sống. Học sinh lệch lạc trong học tập, chỉ chọn và tập trung học những môn học để thi đại học. Các hoạt động hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống… chỉ mang tính chất hình thức, có cũng như không. Đổi mới phương pháp dạy học được nói đến nhiều nhưng bế tắc, kém hiệu quả trong quá trình triển khai.

Theo tổng kết của Bộ GD-ĐT, sau 3 năm triển khai đại trà phân ban, năm học 2008-2009, cả nước có gần 84% học sinh lớp 10 học ban cơ bản (không phân ban), hơn 14% học ban Khoa học tự nhiên, xấp xỉ 2% học ban Khoa học xã hội.

Như vậy, có thể nói, việc chọn lựa học phân ban của học sinh ngày càng ít đi. Hiện nay, học sinh có năng khiếu và muốn học chuyên sâu vào một lĩnh vực, ngành nghề nào đó thường chọn tham gia thi vào các trường chuyên theo đạng khối chuyên Toán, Lý, Hóa...

Thực hiện một phần lộ trình của Đề án Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết, sau năm 2015, sẽ thay thế dạy học phân ban ở bậc THPT bằng phân hóa theo hướng tự chọn. Bằng chứng là mới đây, Bộ đưa ra Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân với 3 luồng ở cấp THPT: định hướng chung, kỹ thuật công nghệ và năng khiếu.

Sự phân luồng trên như là phương hướng để học sinh lựa chọn môn học nhằm xác định ngành nghề phù hợp trong tương lai nhưng lại khiến chúng ta lo ngại về việc có thể quay lại mô hình kiểu dạng như phân ban đã từng tổ chức?

Nếu việc chia hệ thống giáo dục THPT theo 3 định hướng như trên thì thiết kế chương trình, môn học cho từng định hướng sẽ như thế nào? Dường như trong Đề án, Bộ GD-ĐT chỉ đưa ra tên gọi của 3 luồng định hướng mà chưa chỉ rõ được nội dung, phân môn cơ bản, chủ yếu cho từng định hướng.

Ngoài ra, trong Đề án cũng không nêu được là một trường THPT phải dạy cả 3 định hướng trên hay phân ra từng loại trường dạy chuyên 1 định hướng khác nhau. Vì vậy, giáo viên, học sinh và phụ hynh rất khó có thể hiểu rõ việc học tập theo từng định hướng sẽ như thế nào.

Đề án lớn chưa duyệt mà đề án nhỏ đã triển khai có thể dẫn đến chắp vá

Hiện nay, ở các trường THPT trên cả nước chủ yếu vẫn giảng dạy đồng loạt theo chương trình cơ bản chung nên nếu thực hiện Đề án thì cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cần phải bổ sung, đổi mới rất nhiều.

Từ trước đến nay, ngành Giáo dục có rất nhiều giải pháp cho sự đổi mới nhưng dù thay đổi như thế nào thì người thầy giáo vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt, nâng cao chất lượng đào tạo. Thế nhưng, hiện nay, tiến trình đổi mới giáo dục ở hệ thống các trường sư phạm vẫn còn rất chậm chạp. Các trường còn ì ạch trong việc đào tạo giáo viên đạt chuẩn kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp…

Theo như Bộ GD-ĐT, Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là nhằm phát huy năng lực, sở trường toàn diện của học sinh nhưng với cách giảng dạy vẫn còn nặng theo kiểu “thầy đọc- trò chép” như hiện nay thì có lẽ việc triển khai phân luồng học sinh theo định hướng chung, kỹ thuật công nghệ và năng khiếu khó mà thực hiện được.

Mặt khác, Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông vẫn đang được triển khai với nhiều môn học nhưng lại chưa đề cập việc viết sách cho phân luồng học sinh theo 3 định hướng trên. Đề án này lại ra đời và triển khai trước khi có Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân liệu có ngược quy trình không?

Đáng lẽ ra, Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân phải ra đời trước, rồi trình lên Chính phủ xem xét, phê duyệt thì lúc đó mới triển khai Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông cũng như Đề án Phát triển mạng lưới các trường sư phạm thì các địa phương, trường học mới căn cứ vào đó để thực hiện một cách khoa học, đồng bộ. Vì vậy, lo ngại về việc đề án nhỏ đi trước đề án lớn có thể dẫn đến tình trạng lắp ghép, bổ sung, chắp vá manh mún trong cải cách giáo dục là điều hoàn toàn có cơ sở.                                                                                      

Theo Bích Lan/VOV.VN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Năm học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

08:19 22/01/2025

(HG) - Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025, tỉnh có 5 học sinh đoạt giải khuyến khích. Môn sinh học có 2 thí sinh là em Nguyễn Phúc Hiển và em Phan Gia Vĩ, cả hai đều là học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Vị Thanh (thành phố Vị Thanh);

Hai Sở GD&ĐT cùng chia sẻ kinh nghiệm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

08:18 22/01/2025

(HG) - Tại thành phố Ngã Bảy, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, vào ngày 21-1.

Trường học đón xuân

06:08 21/01/2025

Giáp Tết Nguyên đán, các trường học trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động, nhằm tạo không khí vui tươi cho học sinh trong những ngày chuẩn bị đón năm mới.

Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong dạy học tiếng Khmer

10:46 20/01/2025

(HGO) - Lớp tập huấn vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho gần 30 cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ.

Lan tỏa hiệu quả phong trào “Học sinh 3 tốt”

07:46 20/01/2025

Hưởng ứng phong trào “Học sinh 3 tốt” (học tập tốt, đạo đức tốt, thể lực tốt) do Trung ương Đoàn phát động, thời gian qua, Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh đã phát động phong trào trong trường học với nhiều hoạt động thiết thực,

Học sinh Hậu Giang nghỉ tết 9 ngày

09:02 17/01/2025

(HG) - Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh, học viên bắt đầu từ ngày 25-1 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2-2 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Như vậy, học sinh, sinh viên của tỉnh sẽ được nghỉ liên tục trong 9 ngày, tương ứng với thời gian nghỉ tết của cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

Huyện Phụng Hiệp: 350 học sinh nghèo nhận học bổng Phạm Văn Trà

09:06 16/01/2025

(HG) - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức lễ trao học bổng Quỹ khuyến học Phạm Văn Trà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Tạo động lực phấn đấu cho thầy cô và học sinh trước thềm năm mới

07:28 14/01/2025

Tỉnh vừa tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho hơn 340 thầy cô và học sinh có thành tích xuất sắc.

Vận động hơn 56 tỉ đồng cho công tác khuyến học, khuyến tài

09:00 08/01/2025

(HG) - Trong năm 2024, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã vận động tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài với tổng số kinh phí hơn 56,2 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

Hơn 3.000 thí sinh tại tỉnh đã trúng tuyển ngành học mầm non năm qua

10:06 06/01/2025

(HG) - Đây là số liệu được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tiếp công dân nghiêm túc, cầu thị, không để phát sinh điểm nóng

14:56 22/01/2025

(HGO) - Sáng ngày 22-1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân, tổng kết ngành thanh tra và hoạt động của Đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo tỉnh năm 2024. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Trương Cảnh Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Sức khỏe thanh niên trúng tuyển loại I đạt trên 67%

14:48 22/01/2025

(HGO) – Sáng ngày 22-1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025. Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh, chủ trì hội nghị.

Xem tivi dịp tết có gì hay ?

08:25 22/01/2025

Như thông lệ, mỗi năm cứ đến những ngày tết, các kênh truyền hình đều có những chương trình đặc sắc để phục vụ khán giả.

Gần 600 vận động viên chạy việt dã mừng Xuân Ất Tỵ

08:24 22/01/2025

(HG) - Ngày 21-1, tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức khai mạc Giải việt dã “Mừng Đảng quang vinh - mừng Xuân Ất Tỵ” tỉnh Hậu Giang năm 2025.