Đổi mới giáo dục không thể vội vàng, lắp ghép

Thứ Hai, ngày 11/01/2016 | 15:22

Đổi mới giáo dục là sự nghiệp quan trọng, đầy khó khăn. Khó khăn nhất làm sao để nhận được sự đồng thuận từ xã hội. Nếu vội vã, hậu quả sẽ khôn lường.

Trong cương lĩnh của Đảng năm 1991, cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Năm 2013, Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tầm quan trọng của giáo dục đã được khẳng định. Tuy nhiên, triết lí phát triển giáo dục lại chưa được cụ thể hóa.

Ảnh minh họa.

Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội có 4 điểm cộng rõ rệt nhất cho những đổi mới của ngành giáo dục đó là ngành này đã giải quyết được nhu cầu học tập của nhân dân; Cơ sở vật chất cải thiện rõ rệt ở tất cả các vùng miền; chất lượng giáo dục có bước chuyển biến và cuối cùng là có nhiều cố gắng đổi mới nội dung, phương pháp học, cách quản lí…

Tuy nhiên, điểm trừ cũng không phải là ít. Ngành giáo dục đang lúng túng trong đổi mới, thể hiện qua những quyết sách đưa các loại hình trường học cấp tiểu học mới; không chấm điểm học sinh tiểu học; đổi mới kỳ thi quốc gia, kết hợp thi phổ thông và đại học và mới đây là tích hợp bộ môn Lịch sử.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, những việc làm ấy chứng tỏ ngành giáo dục đã đổi, nhưng không mới: “Ví dụ có mỗi việc thi tốt nghiệp phổ thông với tuyển sinh đại học, ngành Giáo dục cứ loay hoay mãi nhưng chưa có phương án nào đem lại kết quả tốt, chính xác, làm hài lòng xã hội. Thứ 2 là khi chúng ta cho phát triển các trường ngoài công lập nhưng lại thiếu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà nước.

Một trong những nguyên nhân là do thiếu chương trình hành động cụ thể ở tầm vĩ mô. Bên cạnh đó, công tác quản lí mang tính phân khúc đã thiếu đi sự liên kết ngay trong

Giáo sư  - Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội đã ví dụ từ chuyện nhập 2 kỳ thi  tốt nghiệp THPT và đại học làm. Ghi nhận sự nghiêm túc của một kì thi, nhưng phân tích kĩ thì sự đổi mới này có vấn đề:

“Trên thực tế, việc ghép 2 kỳ thi THPT và đại học vào làm một gặp rất nhiều hệ lụy. Đấy là chưa kể thi mà lại tổ chức tại các trường phổ thông trong khi các trường này không quen tổ chức theo kiểu tuyển sinh đại học thì họ rất lúng túng trong xử lý hệ thống đánh giá kết quả. Việc này rất khó mà quy hết về cho Bộ GD-ĐT nên Bộ đã ôm vào mình cái việc cực khó. Nếu năm nay tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia thì khó khăn tăng lên bội phần. Vì những người thi trượt năm nay sang năm thi lại và cứ ùn sang năm thứ 3. Tôi cho rằng không biết có tổ chức nổi kỳ thi này nữa không nên Bộ GD-ĐT cần cân nhắc kỹ lưỡng việc tổ chức thi”- Giáo sư Vũ Minh Giang nói.

Sự loay hoay trong đổi mới là do đội ngũ tư vấn của ngành Giáo sư chưa đủ tầm. Giáo sư Vũ Minh Giang cũng cho rằng, điều cơ bản là người đứng đầu ngành giáo dục phải mạch lạc về triết lí giáo dục, nếu không, mọi sự thay đổi cũng chỉ là chắp vá mà thôi. Và triết lí giáo dục phải được bắt nguồn từ đời sống thực tiễn.

Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì lại ví von, nếu một “trận đánh” không biết bắt đầu từ đâu thì khó có thể tiên lượng được kết quả. Ngành Giáo dục cũng vậy. Nghị quyết 29 đã đưa ra một cách toàn diện, cụ thể nhưng Bộ GD-ĐT lại chưa biết bắt đầu từ đâu, từ câu chuyện sách giáo khoa hay câu chuyện về quản lí, hay đội ngũ giáo viên. Tựa một bài văn phải có mở đầu, thân bài, kết luận, nhưng đã 2 năm trôi qua, bài văn ấy vẫn chưa được hoàn thành. Hay nói một cách khác, những điều đổi mới căn bản vẫn chưa được thực hiện một cách đúng đắn. Trong khi ấy, những bức xúc đối với giáo dục ngày càng nhiều.

Giáo sư Phạm Minh Hạc nêu ý kiến: “Chúng tôi là những người tham gia công tác giáo dục rất băn khoăn, lo lắng. Theo tôi, Nghị quyết 29 chưa được những nhà quản lý, giáo dục từ trung ương đến cơ sở thấm nhuần. Trong Nghị quyết nêu rõ làm sao loại bỏ được tâm lý lấy thi cử là chính, lấy bằng cấp là chính, chuyển hẳn triết lý giáo dục đào tạo ra được những người có năng lực, phẩm chất thì cần làm thế nào, người ta không thấy rõ”.  

Còn với Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn Khoa học Giáo dục và Môi trường của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vấn đề giáo dục lại nằm ở sự đồng thuận. Ông cho rằng, mọi sự chuyển biến của giáo dục đều tác động đến cả xã hội. Cho nên đổi mới giáo dục là sự nghiệp quan trọng, đầy khó khăn. Khó khăn lớn nhất làm sao để nhận được sự đồng thuận từ xã hội. Nếu vội vã, hậu quả sẽ khôn lường.

Lấy ví dụ từ những lần cải cách, đổi mới trong việc bỏ chấm điểm theo Thông tư 30, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đồng cảm rằng, xuất phát từ ý tưởng tốt là trẻ em không nên ganh đua, nhưng cách làm lại phản khoa học, phi thực tế. Hậu quả này sẽ dồn gánh nặng lên các thầy, cô giáo Trung học cơ sở khi học sinh Tiểu học không có động lực rõ ràng để học tập. Hay câu chuyện tích hợp cũng vậy. Câu chuyện này đã tốn biết bao giấy bút của giới truyền thông cũng như gây bức xúc trong và ngoài ngành giáo dục, tác động đến cả nghị trường trong kì họp Quốc hội vừa qua.

Theo Giáo sư - Nhà giáo Nguyễn Lân Dũng, câu chuyện tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng là một điểm trừ rất đậm trong công tác đổi mới: “Tôi tin chuyện tích hợp chắc chắn không thành công vì không ai đồng ý cả. Và nếu mà tích hợp như vậy thì coi như thủ tiêu luôn chủ trương rất đúng là nhiều bộ sách giáo khoa.

Bản thân tôi rất muốn viết quyển sách Sinh học vì tôi dạy học gần 60 năm và tôi đã mua hàng trăm cuốn sách Sinh học của các nước. Tại sao tôi không thể viết sách sinh học? Nhưng mà với chủ trương tích hợp này thì thua. Tôi không thể nào viết quyển khoa học tự nhiên được. Như vậy, những cải cách lớn không thể chấp nhận được. Nếu cứ bảo thủ cứ làm thì rõ ràng phải sửa lại và mỗi lần sửa như vậy không phải chỉ tốn kém mà mất lòng tin của dân”.

Đổi mới, nhất là đổi mới trong giáo dục không thể vội vàng, lắp ghép, bởi giáo dục chính là cơ sở nền móng của xã hội. Suy cho cùng, sự trường tồn, thịnh vượng của một quốc gia đều phụ thuộc vào nền tảng của giáo dục. Và dù muốn đổi mới như thế nào đi chăng nữa, nhưng cũng phải trả lời cho được câu hỏi: Triết lí giáo dục của chúng ta là gì?

Theo Lê Tuyết-Vân Hồng- Hà Thảo- Thu Huyền/VOV1

Viết bình luận mới

Xem thêm

Năm học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

08:19 22/01/2025

(HG) - Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025, tỉnh có 5 học sinh đoạt giải khuyến khích. Môn sinh học có 2 thí sinh là em Nguyễn Phúc Hiển và em Phan Gia Vĩ, cả hai đều là học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Vị Thanh (thành phố Vị Thanh);

Hai Sở GD&ĐT cùng chia sẻ kinh nghiệm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

08:18 22/01/2025

(HG) - Tại thành phố Ngã Bảy, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, vào ngày 21-1.

Trường học đón xuân

06:08 21/01/2025

Giáp Tết Nguyên đán, các trường học trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động, nhằm tạo không khí vui tươi cho học sinh trong những ngày chuẩn bị đón năm mới.

Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong dạy học tiếng Khmer

10:46 20/01/2025

(HGO) - Lớp tập huấn vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho gần 30 cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ.

Lan tỏa hiệu quả phong trào “Học sinh 3 tốt”

07:46 20/01/2025

Hưởng ứng phong trào “Học sinh 3 tốt” (học tập tốt, đạo đức tốt, thể lực tốt) do Trung ương Đoàn phát động, thời gian qua, Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh đã phát động phong trào trong trường học với nhiều hoạt động thiết thực,

Học sinh Hậu Giang nghỉ tết 9 ngày

09:02 17/01/2025

(HG) - Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh, học viên bắt đầu từ ngày 25-1 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2-2 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Như vậy, học sinh, sinh viên của tỉnh sẽ được nghỉ liên tục trong 9 ngày, tương ứng với thời gian nghỉ tết của cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

Huyện Phụng Hiệp: 350 học sinh nghèo nhận học bổng Phạm Văn Trà

09:06 16/01/2025

(HG) - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức lễ trao học bổng Quỹ khuyến học Phạm Văn Trà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Tạo động lực phấn đấu cho thầy cô và học sinh trước thềm năm mới

07:28 14/01/2025

Tỉnh vừa tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho hơn 340 thầy cô và học sinh có thành tích xuất sắc.

Vận động hơn 56 tỉ đồng cho công tác khuyến học, khuyến tài

09:00 08/01/2025

(HG) - Trong năm 2024, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã vận động tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài với tổng số kinh phí hơn 56,2 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

Hơn 3.000 thí sinh tại tỉnh đã trúng tuyển ngành học mầm non năm qua

10:06 06/01/2025

(HG) - Đây là số liệu được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tiếp công dân nghiêm túc, cầu thị, không để phát sinh điểm nóng

14:56 22/01/2025

(HGO) - Sáng ngày 22-1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân, tổng kết ngành thanh tra và hoạt động của Đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo tỉnh năm 2024. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Trương Cảnh Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Sức khỏe thanh niên trúng tuyển loại I đạt trên 67%

14:48 22/01/2025

(HGO) – Sáng ngày 22-1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025. Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh, chủ trì hội nghị.

Xem tivi dịp tết có gì hay ?

08:25 22/01/2025

Như thông lệ, mỗi năm cứ đến những ngày tết, các kênh truyền hình đều có những chương trình đặc sắc để phục vụ khán giả.

Gần 600 vận động viên chạy việt dã mừng Xuân Ất Tỵ

08:24 22/01/2025

(HG) - Ngày 21-1, tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức khai mạc Giải việt dã “Mừng Đảng quang vinh - mừng Xuân Ất Tỵ” tỉnh Hậu Giang năm 2025.