Thứ Ba, ngày 18/09/2018 | 10:04
“Trong thời đại 4.0 hiện nay, chỉ cần gõ vài từ khóa trên Google là cho ra hàng vạn kết quả, vậy có cần các thầy cô không?... Yêu cầu giáo viên phải thay đổi phương pháp, còn không thầy cô còn thua ông thầy Google”, GS Thuyết thẳng thắn chia sẻ.
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới dự kiến sẽ triển khai từ năm học 2019-2020 với sách giáo khoa (SGK) lớp 1. Với trọng tâm hình thành, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực dạy học, chương trình GDPT mới sẽ không thực hiện “giáo dục cào bằng”. GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới cho hay, điểm mới của chương trình tới đây là giáo viên được trao quyền chủ động tối đa.
Chuyển từ học để biết sang học để làm
Nhắc lại những điểm mới của chương trình, SGK GDPT lần này, GS Nguyễn Minh thuyết cho hay, khác với 3 lần cải cách giáo dục trước là không có chương trình tổng thể (đổi mới GDPT năm 2000 cũng chỉ có chương trình bộ môn), vì thế thiếu sự liên kết giữa các môn học, bậc học, lần đổi mới này được cho là bài bản nhất vì có chương trình tổng thể.
Lần đổi mới này cũng có người phụ trách, có 3 điều phối viên ở cấp THCS, THPT, điều phối viên chính để kết nối tất cả các bậc học.
“Trước khi đổi mới lần này, Bộ GD-ĐT đã đánh giá 4 lần chương trình GDPT hiện hành. Không phải ngồi phòng lạnh đánh giá mà đã đến tận sở, trường, hội thảo.. .để lấy ý kiến. Sau đó, khi bắt đầu soạn chương trình đã tiến hành dạy thử. Yêu cầu là không được lạc hậu với xu thế của thế giới, không được xa rời thực tiễn cuộc sống”, GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay.
Mục tiêu của chương trình GDPT mới là nhằm chuyển một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực của cá nhân.
GS Nguyễn Minh Thuyết
“Chuyển từ học xong biết gì sang học xong làm được gì, tức chuyển từ học để biết sang học để làm. Học sinh phải được phát triển toàn diện”, Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới cho hay.
Chương trình đã đưa ra các chuẩn về phẩm chất, năng lực người học. Các phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 10 năng lực bao gồm cả năng lực cốt lõi, năng lực chung và năng lực đặc thù.
Chương trình thực hiện phân hóa để phát huy năng lực đặc thù của mỗi một học sinh. Các em được lựa chọn môn học đúng sở trường của mình.
Cùng với đó thực hiện dạy tích hợp một số môn học để phát huy năng lực tổng hợp, vận dụng các kỹ năng của học sinh, giúp các em đẩy nhanh phát huy năng lực của mình. Đây cũng là xu hướng mà thế giới họ đã dạy từ lâu.
Chương trình trao quyền chủ động cho nhà trường, giáo viên với quan điểm là tôn trọng sự khác biệt, “cách dạy có thể có sự khác biệt nhưng đều đi đến cái đích cuối cùng”.
Đáng chú ý, lần đầu tiên môn nghệ thuật được dạy một cách thiết thực, ví dụ dạy thiết kế thời trang, để nếu các em sau này theo học nghề có thể vận dụng được.
Ở bậc THPT là môn định hướng nghề nghiệp, học sinh chỉ học những môn nào giúp cho định hướng nghề nghiệp cho các em. Chỉ có Toán-Văn-Ngoại ngữ là 3 môn bắt buộc phải học, còn lại là các môn tự chọn.
Giáo viên được chủ động tối đa
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình mới yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động của học sinh. Thầy cô phải đổi mới phương pháp dạy, đi liền với đó phải đổi mới phương pháp đánh giá, nếu vẫn giữ nguyên cách đánh giá hiện nay (thi cử) thì thầy cô không thể đổi mới phương pháp.
“Thực tế, khảo sát hiện nay cho thấy giáo viên càng ở bậc học cao thì càng ít đổi mới phương pháp dạy, vì bị áp lực về điểm số, thi cử, bởi các kỳ thi luôn là áp lực lớn”, GS Nguyễn Minh Thuyết thông tin.
Thực hiện chương trình mới, yêu cầu sống còn là giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy. “Trong thời đại 4.0 hiện nay, chỉ cần gõ vài từ khóa trên Google là cho ra hàng vạn kết quả, vậy có cần các thầy cô không? Cần, vì Google chỉ cung cấp thông tin, kiến thức, còn thầy cô phải là người không chỉ cung cấp kiến thức mà còn hướng dẫn các em đâu là thông tin đúng, hướng dẫn cách các em vận dụng kiến thức. Vì thế, yêu cầu giáo viên phải thay đổi phương pháp, còn không thầy cô còn thua ông thầy Google”, GS Thuyết thẳng thắn chia sẻ.
Đây cũng là quan điểm các chuyên gia giáo dục Việt Nam được lĩnh hội từ các chuyên gia giáo dục nước ngoài. Quan điểm đổi mới giáo dục cũng phải được thể hiện rõ, sẽ không phải là những yêu cầu “bao la” như trước đây, mà phải hướng cho các em học để sau này biết làm việc, tự nuôi bản thân, sau đó giúp đỡ gia đình, qua đó gián tiếp đóng góp cho xã hội, đất nước.
“Không nên áp đặt điểm số với học sinh. Cách thi hiện nay sẽ phải thay đổi. Kỳ thi hiện nay chỉ ổn định đến năm 2020, sau đó sẽ thay đổi để thích ứng với chương trình GDPT mới”, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định.
Bộ GD-ĐT cũng đã thông tin, từ năm 2014, việc đổi mới thi THPT quốc gia mới tiến hành để tương thích với việc triển khai chương trình, SGK GDPT mới.
Đề cập tới các khó khăn khi thực hiện chương trình GDPT mới, GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định “khó nhất là lòng dân”. Nếu có sự đồng thuận xã hội chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện thành công, còn ngược lại rất khó có thể thực hiện được.
Khó thứ 2 là về giáo viên. Theo GS Thuyết, giáo viên không phải thụ động, không giáo viên nào là không sáng tạo, mà là do cách quản lý của chúng ta hiện nay khiến giáo viên “co lại”.
“Trong chương trình mới đã quy định rõ giáo viên được giao quyền chủ động. Tối thượng nhất là ở chương trình, còn SGK, giáo viên có thể sáng tạo dạy bài này, bài kia là quyền của họ trên cơ sở tuân thủ chương trình.
Ví dụ rõ nhất ở môn Văn. Chương trình mới chỉ quy định 6 tác phẩm bắt buộc là đỉnh cao về tư tưởng và nghệ thuật, học sinh không thể không biết. Còn hơn 100 tác phẩm gọi là bắt buộc nhưng được lựa chọn. Ví dụ tác giả Nguyễn Huy Tưởng có 2 tác phẩm “Vũ Như Tô” hoặc “Bắc Sơn”, giáo viên có thể chọn dạy tác phẩm nào cũng được nhưng phải dạy về tác giả này.
Ngoài ra, có khoảng 300 tác phẩm gợi ý lựa chọn, người viết SGK và giáo viên có thể lựa chọn hoặc chọn các tác phẩm khác mà không nhất thiết phải là các tác phẩm này.
Thậm chí, cho phép đưa vào tác phẩm đang "hot", bán chạy.. mà xã hội, học sinh quan tâm vào các giờ học ngoại khóa.
“Vai trò của giáo viên là hướng dẫn cho các em đọc sách, hiểu đúng sách đó mà không sợ sách phi SGK sẽ có “sạn”.
Mục tiêu là để học sinh được học, được sống đúng với các em, không phải sống “2 mặt”, ở lớp thì là một người khác, về nhà là người khác”, GS Nguyễn Minh Thuyết nói.
18:15 26/06/2025
(HGO) – Sau bài thi đầu tiên vào buổi sáng, chiều nay (26-6), các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh, bước vào môn thi toán, với thời gian làm bài 90 phút. Nhiều thí sinh chia sẻ đề môn toán năm nay không dễ lấy điểm cao.
13:03 26/06/2025
(HGO) – Sáng nay (26-6), thí sinh trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi đầu tiên môn ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi. Theo ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, thí sinh thi đánh giá đề thi môn ngữ văn vừa sức sát với tình hình thực tế.
09:19 26/06/2025
(HGO) – Sáng 26-6, cùng với thí sinh cả nước, hơn 7.400 thí sinh tỉnh Hậu Giang chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
09:55 25/06/2025
(HG) - Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:00 25/06/2025
(HG) - Ngày 24-6, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tổ chức Room to Read tổ chức Tập huấn triển khai nhân rộng thiết lập thư viện và quản lý vận hành mô hình Thư viện thân thiện cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.
20:02 24/06/2025
(HGO) – Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:39 24/06/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp diễn ra. Tỉnh huy động mọi nguồn lực, hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng với mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để vì sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng.
05:58 23/06/2025
(HG) - Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lưu ý nhiều mốc thời gian quan trọng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.
05:56 23/06/2025
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhằm rà soát công tác chuẩn bị của các điểm thi và triển khai công tác coi thi.
05:46 23/06/2025
Sắp tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh đang dồn sức ôn tập. Để việc ôn tập đạt hiệu quả cao, đảm bảo thí sinh vượt qua kỳ thi đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lưu ý các thí sinh và phụ huynh cần quan tâm thực hiện phòng các bệnh thường gặp mùa hè, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để thí sinh có sức khỏe tốt nhất “vượt vũ môn”.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...