Thứ Sáu, ngày 29/01/2016 | 08:26
Trong thời gian gần đây, các trường học trên địa bàn tỉnh đã đưa nhiều trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vừa tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh, vừa giúp các em phát triển nhân cách.
Các em học sinh luôn hào hứng với các trò chơi dân gian trong nhà trường.
Em Đặng Hoài An, học sinh lớp 9A1, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Đối với em, được tham gia các trò chơi dân gian do đoàn trường tổ chức như: kéo co, nhảy bao, chuyền chanh, bịt mắt đạp niêu, đua thuyền trên cạn… rất hấp dẫn. Đây là món ăn tinh thần, giúp em giảm bớt áp lực học tập trên lớp. Đặc biệt, thông qua các trò chơi dân gian còn tạo cho các em tinh thần đoàn kết, gắn bó và phát huy tính tập thể cao”. Theo đó, hàng năm vào các dịp lễ, tết, hoạt động ngoại khóa, hội trại…, nhà trường đều tổ chức gắn kết đưa các trò chơi dân gian vào cho các em học sinh vui chơi. Thầy Nguyễn Văn Tấn, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam, cho biết: “Nhà trường tổ chức các trò chơi dân gian cho các em ngoài việc giải trí, còn muốn các em được tiếp xúc với những nét đẹp trong văn hóa dân tộc, tăng thêm lòng tự hào về truyền thống dân tộc. Tôi thấy đây là một hoạt động không thể thiếu để giúp nhà trường hình thành nhân cách học sinh, giúp các em rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống. Chính việc các em chơi phải biết nhường nhịn nhau, không quá ăn thua để đánh mất tình bạn đã giúp học sinh gần gũi và hòa đồng với nhau hơn”.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, đại bộ phận học sinh đều bị lôi cuốn với những trò chơi điện tử, các đồ chơi bạo lực trên mạng thì việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đã tạo điều kiện cho các em được tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh. Xuất phát từ mục tiêu đó, từ năm học 2014-2015 đến nay, Trường Tiểu học Hiệp Thành 3, thị xã Ngã Bảy, đã xây dựng mô hình “Văn hóa dân gian trong trường học”. Để mô hình phát huy tối đa hiệu quả, Trường Tiểu học Hiệp Thành 3 đã tập trung vào 3 hoạt động chính, gồm: lễ hội dân gian, trò chơi dân gian và âm nhạc dân gian. Từ các hoạt động này đã giúp học sinh và giáo viên có nhận thức sâu sắc về các hoạt động văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, việc tạo cho các em học sinh thói quen tìm hiểu và sưu tầm các lễ hội dân gian đã giúp học sinh phát huy được khả năng tự học và tự tìm hiểu vấn đề. Thầy Trần Văn Dũ, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A2, thổ lộ: “Không chỉ tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, nhà trường còn tạo điều kiện bố trí mỗi lớp 1 góc trưng bày với chủ đề: “Văn hóa dân gian”. Với mỗi góc trưng bày sẽ có nhiều hình ảnh minh họa cho các lễ hội dân gian phổ biến, các dụng cụ trò chơi dân gian, lời các bài hát dân ca… tất cả đều có tại lớp học nên học sinh đã dần nâng cao được nhận thức của mình, tránh xa các trò chơi điện tử, trò chơi bạo lực…”.
Cụ thể: trò chơi dân gian có thể chia thành 4 nhóm: loại trò chơi vận động như: tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lò cò, bịt mắt bắt dê… giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh; loại trò chơi học tập, điển hình là chơi ô ăn quan, cờ chó… giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán; loại trò chơi sáng tạo như: làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu… Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và cả tương lai sau này. Cuối cùng, loại trò chơi mô phỏng là những trò chơi mà trẻ bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như: làm nhà, nấu ăn, mua bán… Trong khi chơi, trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, làm nhanh hơn và thật sự hóa thân, nhập vai. Nhờ đó, trẻ học được cách ứng xử của người lớn để chuẩn bị làm người sau này…
Thầy Bùi Đức Quang, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Đặc điểm tâm lý của trẻ em là thích bắt chước, tò mò, luôn muốn biết có cái gì đang diễn ra xung quanh, thích khám phá, phát hiện cái mới, tưởng tượng mô phỏng lại cuộc sống tự nhiên, xã hội. Trò chơi dân gian là món ăn tinh thần, một phần tất yếu của cuộc sống để thỏa mãn các yêu cầu tâm lý của trẻ. Vì vậy, việc lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi, sở thích, điều kiện của học sinh; thời lượng và phương pháp tổ chức trò chơi một cách có hệ thống, khoa học, thường xuyên sẽ giúp hình thành nhân cách trẻ, giúp trẻ sống gần gũi, chan hòa hơn và yêu thương bạn bè, thầy cô giáo…”.
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập thì việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường là cơ hội để giúp lưu truyền văn hóa dân gian, đồng thời giúp các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước, rèn luyện, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bài, ảnh: CAO OANH
18:15 26/06/2025
(HGO) – Sau bài thi đầu tiên vào buổi sáng, chiều nay (26-6), các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh, bước vào môn thi toán, với thời gian làm bài 90 phút. Nhiều thí sinh chia sẻ đề môn toán năm nay không dễ lấy điểm cao.
13:03 26/06/2025
(HGO) – Sáng nay (26-6), thí sinh trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi đầu tiên môn ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi. Theo ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, thí sinh thi đánh giá đề thi môn ngữ văn vừa sức sát với tình hình thực tế.
09:19 26/06/2025
(HGO) – Sáng 26-6, cùng với thí sinh cả nước, hơn 7.400 thí sinh tỉnh Hậu Giang chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
09:55 25/06/2025
(HG) - Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:00 25/06/2025
(HG) - Ngày 24-6, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tổ chức Room to Read tổ chức Tập huấn triển khai nhân rộng thiết lập thư viện và quản lý vận hành mô hình Thư viện thân thiện cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.
20:02 24/06/2025
(HGO) – Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:39 24/06/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp diễn ra. Tỉnh huy động mọi nguồn lực, hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng với mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để vì sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng.
05:58 23/06/2025
(HG) - Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lưu ý nhiều mốc thời gian quan trọng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.
05:56 23/06/2025
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhằm rà soát công tác chuẩn bị của các điểm thi và triển khai công tác coi thi.
05:46 23/06/2025
Sắp tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh đang dồn sức ôn tập. Để việc ôn tập đạt hiệu quả cao, đảm bảo thí sinh vượt qua kỳ thi đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lưu ý các thí sinh và phụ huynh cần quan tâm thực hiện phòng các bệnh thường gặp mùa hè, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để thí sinh có sức khỏe tốt nhất “vượt vũ môn”.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...