Học sinh đuối nước, giật mình đến bao giờ?

Thứ Tư, ngày 20/04/2016 | 11:50

Với con số mỗi năm có khoảng 5.000 đến 6.000 ca đuối nước, trong đó phần lớn là các em trong độ tuổi đi học, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ đuối nước cao nhất khu vực, gấp 10 lần so với các nước phát triển. Làm cách nào để kéo giảm tai nạn đuối nước ở học sinh khi các em không được phổ cập về bơi lội, thiếu kỹ năng an toàn khi xuống nước?

Tai nạn thương tâm vẫn tiếp diễn…

Rất ít trường học ở TPHCM có hồ bơi đạt chuẩn (trong ảnh: Học sinh Trường Ngô Thời Nhiệm, quận 9, trong giờ học bơi). Ảnh: KHÁNH BÌNH

Suốt tuần qua, câu chuyện đuối nước thương tâm xảy ra ở sông Trà Khúc (thành phố Quảng Ngãi) cướp đi mạng sống của 9 học sinh lớp 6 Trường THCS Nghĩa Hà đè nặng tâm can của chúng ta và nó xới lên nhiều câu hỏi nhói lòng người ở lại. Hình ảnh cả xóm nghèo nhuốm màu tang tóc và những bậc cha mẹ ngất xỉu bên quan tài của những thiên thần áo trắng khiến chúng ta rưng rưng! Chỉ vì thời tiết nắng nóng và trường học không có hồ bơi nên các em phải rủ nhau ra dòng sông để thư giãn, đùa vui trước giờ đến trường. Và trong khoảnh khắc định mệnh, nghiệt ngã không lường trước sự nguy hiểm, thiếu an toàn khi ở dưới dòng nước mát, các em đã ra đi vĩnh viễn… Thế nhưng, tai nạn đuối nước thương tâm này không phải là cá biệt, nó đang diễn ra ở khắp mọi nơi, nhất là những vùng quê nghèo nhiều sông nước. Khi nỗi đau ở dòng Trà Khúc chưa kịp nguôi ngoai thì 3 ngày sau (18-4), tại xã Phước Bình, huyện Long Thành (Đồng Nai) lại xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 học sinh là Ngô Văn Đức (12 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) và Nguyễn Khánh Đăng (13 tuổi, quê Trà Vinh) tử vong.

Trưa hôm đó, Đăng và Đức cùng hai bạn khác đến sông Gò Dầu khu vực chân đập thủy lợi xã Phước Bình tắm. Trong lúc đang tắm, thấy Đức chới với nên Đăng bơi đến cứu bạn. Nào ngờ dòng nước sâu đã nhấn chìm cả hai em. Tuy hai em còn lại đã nhanh trí chạy lên bờ, tìm người ứng cứu, nhưng mọi việc đều đã muộn. Được biết, công trình thủy lợi Phước Bình là đập ngăn nước mặn từ sông Thị Vải ngược lên thượng nguồn và thời điểm các em xuống tắm thủy triều đang lên, nước ở chân đập dâng cao từ 4m - 5m. Giá như các em có hiểu biết và lường trước nguy hiểm đang rình rập ở dưới nước…

Chỉ riêng từ đầu mùa khô năm 2016 đến nay, cả nước đã xảy ra hàng chục vụ trẻ em, học sinh đuối nước ở ao hồ, sông nước và bể bơi. Làm gì để giảm thiểu tai nạn thương tâm cứ tái diễn và hàng năm cướp đi hàng ngàn sinh mạng học trò?

Phổ cập bơi đến đâu?

Trong rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra ở những vùng quê hoặc ở biển cả, sông hồ thì sự ra đi tập thể hay còn gọi là “chết chùm” bắt nguồn từ nguyên nhân cứu nhau không đúng cách. Trong lúc hoảng loạn, thấy bạn mình chới với, đuối nước, phần đông các em biết bơi đều nhảy ngay xuống nước để cứu ứng, rồi bị kéo theo, bị nhấn chìm xuống dòng nước. Thực tế đau lòng này đòi hỏi gia đình, trường học phải trang bị kỹ năng sống an toàn, tự bảo vệ mình cho học sinh trước nhiều nguy cơ, rủi ro đang rình rập khi xuống nước, chơi gần nước.

Trước những con số báo động ngày càng tăng cao về trẻ em, học sinh ở Việt Nam tử vong vì đuối nước, từ năm 2010, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo ngành GD-ĐT các địa phương phải phổ cập kiến thức, kỹ năng môn bơi cho học sinh tiểu học. Theo nhiều hiệu trưởng, chuyên gia giáo dục, việc dạy bơi là cần thiết không chỉ với học sinh ở vùng sông nước mà còn với cả học sinh ở thành phố. Nếu được trang bị kiến thức, kỹ năng về bơi lội sẽ giúp học sinh tránh được nhiều rủi ro và kịp thời ứng phó khi gặp tình huống nguy hiểm. Thế nhưng, dù thấy điều này cần thiết và nó trở thành nhu cầu của nhiều học sinh, nhưng ngành GD-ĐT cũng bất lực. Chỉ có một số địa phương, thành phố lớn mới có điều kiện đẩy mạnh thực hiện chủ trương đúng đắn này. Còn lại hầu hết đều gặp khó khăn, trở ngại, do trường học không có kinh phí xây hồ bơi, trên địa bàn cũng rất ít hồ bơi công cộng hoặc do tư nhân đầu tư. Theo các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, dù cố gắng nhưng việc phổ cập bơi cho học sinh tiểu học vẫn chỉ là mong muốn xa vời của ngành giáo dục, của từng trường học và mỗi năm họ vẫn phải chứng kiến hàng chục vụ trẻ em tử vong vì tai nạn đuối nước.

Riêng ngành GD-ĐT TPHCM, dù rất quan tâm và đi đầu trong việc phổ cập bơi lội cho học sinh tiểu học, nhưng sau 4 năm triển khai, chương trình này vẫn gặp không ít khó khăn, trở ngại. Dù các quận, huyện đã cố gắng phổ cập bơi cho 100% học sinh tiểu học nhưng hiệu quả còn hạn chế, do trường học phần nhiều thiếu hồ bơi, thiếu hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Thầy Vũ Văn Quan (Trung tâm Bồi dưỡng giáo dục quận 9 TPHCM) cho biết: “Dù được phổ cập học bơi với 12 tiết/năm theo quy định chung, nhưng học sinh chỉ dừng ở mức căn bản, chập chững biết bơi, xuống hồ có thể nổi lên. Vì thế, nếu các gia đình không có điều kiện đưa con em họ đi bơi thường xuyên thì khi xuống nước, các em cũng không thể bơi thành thạo”. Cũng theo thầy Quan, trong nội dung học bơi, học sinh được học về lý thuyết, xử lý tình huống phát sinh sao cho an toàn, kể cả sơ cứu, ứng cứu người hay bạn bè khi bị đuối nước. Thế nhưng, khi gặp sự cố, tai nạn, các em biết ứng phó sao cho an toàn lại là chuyện khác!

Thực tế trên đòi hỏi ngành GD-ĐT và các ngành chức năng ở từng địa phương phải quan tâm nhiều hơn đến thực trạng đuối nước ở học sinh, trẻ vị thành niên. Thay vì nhồi nhét quá nhiều nội dung, kiến thức không cần thiết, hãy dạy các em kỹ năng sống, ứng phó với những rủi ro, hiểm nguy rình rập sau cổng trường, trên đường về nhà. Một khi môi trường học đường còn thiếu quá nhiều thứ, trong đó có hồ bơi, sân chơi, sân tập luyện đa năng để các em vui chơi, giải trí an toàn, rèn luyện kỹ năng sống… thì đừng nói đến phạm trù giáo dục toàn diện.

Theo Khánh Hà/TTO

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hoàn thành môn thi thứ 2: Thí sinh đánh giá đề toán có mức độ phân hóa cao

18:15 26/06/2025

(HGO) – Sau bài thi đầu tiên vào buổi sáng, chiều nay (26-6), các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh, bước vào môn thi toán, với thời gian làm bài 90 phút. Nhiều thí sinh chia sẻ đề môn toán năm nay không dễ lấy điểm cao.

Kết thúc môn thi đầu tiên ngữ văn: Thí sinh nhẹ nhàng vì đề thi vừa sức

13:03 26/06/2025

(HGO) – Sáng nay (26-6), thí sinh trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi đầu tiên môn ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi. Theo ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, thí sinh thi đánh giá đề thi môn ngữ văn vừa sức sát với tình hình thực tế.

Hơn 7.400 thí sinh Hậu Giang bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

09:19 26/06/2025

(HGO) – Sáng 26-6, cùng với thí sinh cả nước, hơn 7.400 thí sinh tỉnh Hậu Giang chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra các điểm thi tốt nghiệp THPT

09:55 25/06/2025

(HG) - Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.

13 trường tiểu học tham gia Thiết lập và quản lý vận hành “Thư viện thân thiện”

06:00 25/06/2025

(HG) - Ngày 24-6, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tổ chức Room to Read tổ chức Tập huấn triển khai nhân rộng thiết lập thư viện và quản lý vận hành mô hình Thư viện thân thiện cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Huyến kiểm tra các điểm thi tốt nghiệp THPT

20:02 24/06/2025

(HGO) – Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.

Không vì sắp xếp tổ chức, bộ máy để ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng

06:39 24/06/2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp diễn ra. Tỉnh huy động mọi nguồn lực, hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng với mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để vì sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng.

Thí sinh phải đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung

05:58 23/06/2025

(HG) - Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lưu ý nhiều mốc thời gian quan trọng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.

Hơn 1.100 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2025

05:56 23/06/2025

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhằm rà soát công tác chuẩn bị của các điểm thi và triển khai công tác coi thi.

Chăm sóc sức khỏe mùa thi: Cần phòng bệnh gì, bổ sung dinh dưỡng ra sao ?

05:46 23/06/2025

Sắp tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh đang dồn sức ôn tập. Để việc ôn tập đạt hiệu quả cao, đảm bảo thí sinh vượt qua kỳ thi đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lưu ý các thí sinh và phụ huynh cần quan tâm thực hiện phòng các bệnh thường gặp mùa hè, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để thí sinh có sức khỏe tốt nhất “vượt vũ môn”.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...