Thứ Ba, ngày 27/03/2018 | 10:02
Trong thời gian qua, nhiều bộ, ngành khi xây dựng luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương (cả phụ cấp) làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề.
Chiều 26/3, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin báo chí thường kỳ. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chủ trì họp báo.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chủ trì họp báo. (Ảnh: Thu Hà)
Khẩn trương xử lý vụ việc 500 giáo viên mất việc làm tại huyện Krông Pắc
Tại họp báo, trao đổi về thông tin liên quan đến việc 500 giáo viên mất việc làm tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắk, ông Nguyễn Tiến Thành- Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, về việc này, Bộ Nội vụ đã kịp thời có công văn đề nghị UBND tỉnh Đắc Lắk khẩn trương kiểm tra, rà soát, báo cáo về nội dung của sự việc và có giải pháp xử lý.
Để giải quyết vấn đề trước mắt nhằm ổn định tình hình, đảm bảo quyền lợi người lao động, UBND tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu UBDN huyện Krông Pắc tạm dừng việc thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên ngoài chỉ tiêu tuyển dụng năm 2017.
Tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu huyện Krông Pắc rà soát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động; báo cáo, đề xuất cụ thể với UBND tỉnh giải quyết căn cơ các vấn đề trong đó, nghiên cứu việc xét tuyển bổ sung đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế nhưng không còn vị trí việc làm để tuyển.
Đồng thời, chỉ đạo sở, ngành chức năng của tỉnh chủ động hỗ trợ huyện Krông Pắc trong xử lý vụ việc.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Krông Pắc đã tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng lao động với các trường hợp không đủ điều kiện nộp hồ sơ dự tuyển và không có vị trí truyển dụng.
Về quan điểm của Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Thành cho biết, Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2017 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức đã nêu rõ: Kiên trì chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo đến năm 2021, về cơ bản không tăng tổng biên chế của Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương so với biên chế được giao năm 2015. Trường hợp phải thành lập tổ chức mới học giao nhiệm vụ mới thì Bộ, ngành ở Trung ương, tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh; lĩnh vực y tế thành lập mới tổ chức, tăng quy mô giường bệnh… có thể bổ sung biên chế, nhưng phải quản lý chặt chẽ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.
Vẫn theo ông Nguyễn Tiến Thành, tại Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015-2016; mục tiêu, nhiệm vụ giai pháp giai đoạn 2017-2021 đã chỉ đạo: Dừng việc giao bổ sung biên chế giai đoạn 2017-2021; thực hiện bằng được mục tiêu đến năm 2021 giảm ít nhất 10% bình quân giảm ít nhất 2,5%/năm biên chế của hệ thống chính trị; Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trước hết là giáo dục đại học, cao đẳng, dạy nghề; các cơ sở khám, chữa bệnh….
Đối với lĩnh vực giáo dục phổ thông, do số lượng học sinh tăng mà cần thiết phải thành lập trường mới, lớp mới thì ngành, địa phương phải tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế được giao. Các đơn vị đã sử dụng hết số biên chế sự nghiệp được giao, không được thực hiện hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế công chức, biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng đã được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định.
Còn tại Công văn số 2335/VPCP ngày 08/8/2017 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu các Bộ, ngành UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế công chức, biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng do Bộ Nội vụ giao hoặc thẩm định. Có kế hoạch và giải pháp giải quyết dứt điểm số công chức, viên chức vượt quá số biên chế được Bộ Nội vụ giao. Thực hiện tinh giản biên chế đúng tiến độ, bảo đảm đúng tỷ lệ quy định. Chấm dứt ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã sử dụng hết biên chế sự nghiệp được giao….
Ông Nguyễn Tiến Thành nhấn mạnh: “Vì vậy, căn cứ phân cấp thẩm quyền quản lý viên chức, Bộ Nội vụ đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk khẩn trương xử lý vụ việc theo thẩm quyền, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng quy định của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nêu”.
Ngoài ra, đối với nội dung báo chí nêu là phát hiện có dấu hiệu tiêu cực để có suất dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn huyện Krông Pắc, Bộ Nội vụ đề nghị UBND tỉnh này chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra, điều tra, nếu có sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Vì sao đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo?
Cũng tại buổi họp báo thường kỳ, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã lí giải vì sao Bộ Nội vụ đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Theo Bộ Nội vụ, tại Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (về một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020) kết luận: “Áp dụng một bảng lương chung, thực hiện chính sách đặc thù ngành nghề bằng chế độ phụ cấp; nghiên cứu mở rộng khoảng cách giữa các bậc lương cho phù hợp” và “rà soát, xác định rõ các đặc thù, trên cơ sở đó xây dựng, hoàn thiện các chế độ trợ cấp, phụ cấp để đảm bảo công bằng, hợp lý, nhất là các chế độ phụ cấp theo nghề (thâm niên, ưu đãi, trách nhiệm theo nghề, công vụ)”.
Kết luận số 21-KL/TW ngày 18/8/2003 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công) cũng kết luận: Đối với cán bộ, viên chức ở các ngành sự nghiệp thì áp dụng chung một bảng lương để làm căn cứ cho việc cấp hoặc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, để đóng/hưởng bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm y tế, trả lương ngày nghỉ chế độ. Tiền lương thực trả phụ thuộc vào nguồn thu và kết quả hoạt động của từng đơn vị sự nghiệp, các ngành giáo dục, y tế... được thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi phù hợp.
Theo ông Nguyễn Tiến Thành, căn cứ quy định nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và đã ban hành một số văn bản về chế độ phụ cấp đối với nhà giáo.
Đến nay, nhà giáo được xếp lương theo chức danh nghề nghiệp quy định tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề. Đây là sự ưu đãi của Nhà nước đối với nhà giáo.
“Trong thời gian qua, nhiều bộ, ngành khi xây dựng luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương (cả phụ cấp) làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề” - Bộ Nội vụ nêu rõ.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng ban đang xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp, báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.
“Vì vậy, Bộ Nội vụ đã đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo tại dự thảo luật để nghiên cứu, xây dựng ban hành đồng bộ với chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong hệ thống chính trị, bảo đảm tương quan chung, phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước” – ông Nguyễn Tiến Thành nhấn mạnh./.
Theo Kim Thanh/dangcongsan.vn
18:15 26/06/2025
(HGO) – Sau bài thi đầu tiên vào buổi sáng, chiều nay (26-6), các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh, bước vào môn thi toán, với thời gian làm bài 90 phút. Nhiều thí sinh chia sẻ đề môn toán năm nay không dễ lấy điểm cao.
13:03 26/06/2025
(HGO) – Sáng nay (26-6), thí sinh trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi đầu tiên môn ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi. Theo ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, thí sinh thi đánh giá đề thi môn ngữ văn vừa sức sát với tình hình thực tế.
09:19 26/06/2025
(HGO) – Sáng 26-6, cùng với thí sinh cả nước, hơn 7.400 thí sinh tỉnh Hậu Giang chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
09:55 25/06/2025
(HG) - Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:00 25/06/2025
(HG) - Ngày 24-6, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tổ chức Room to Read tổ chức Tập huấn triển khai nhân rộng thiết lập thư viện và quản lý vận hành mô hình Thư viện thân thiện cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.
20:02 24/06/2025
(HGO) – Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:39 24/06/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp diễn ra. Tỉnh huy động mọi nguồn lực, hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng với mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để vì sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng.
05:58 23/06/2025
(HG) - Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lưu ý nhiều mốc thời gian quan trọng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.
05:56 23/06/2025
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhằm rà soát công tác chuẩn bị của các điểm thi và triển khai công tác coi thi.
05:46 23/06/2025
Sắp tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh đang dồn sức ôn tập. Để việc ôn tập đạt hiệu quả cao, đảm bảo thí sinh vượt qua kỳ thi đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lưu ý các thí sinh và phụ huynh cần quan tâm thực hiện phòng các bệnh thường gặp mùa hè, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để thí sinh có sức khỏe tốt nhất “vượt vũ môn”.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...