Thứ Năm, ngày 07/01/2016 | 14:13
Việc siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh đại học đang khiến nhóm trường có nguồn tuyển sinh dồi dào lo ngại sẽ không thu hút và giữ chân được giảng viên giỏi.
Câu chuyện Bộ GD-ĐT khống chế chỉ tiêu tuyển sinh tối đa ở các cơ sở giáo dục đại học với số lượng không quá 15.000 sinh viên chính quy đang khiến nhiều trường lo lắng vì có thể dẫn đến gần một nửa số giảng viên của họ rơi vào cảnh thất nghiệp. Liệu đây có thực sự là “tin xấu” đối với giảng viên ở các trường đại học hay không và các trường phải làm gì trước quy định siết chặt nguồn tuyển sinh “đầu vào”?
Từ nhiều năm nay, hệ thống giáo dục đại học luôn trong tình trạng báo động vì chất lượng đào tạo yếu kém. Điều này đã dẫn đến hệ lụy là số lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do trình độ giảng dạy của giảng viên còn hạn chế, chưa bắt kịp kiến thức, phương pháp đào tạo mới, thành tựu khoa học công nghệ hiện đại…
![]() |
Ảnh minh họa.
Lãnh đạo một trường đại học từng chia sẻ: Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trung bình một năm, mỗi giảng viên phải dạy tối đa từ 280 đến 320 tiết (tùy theo từng trường học, bộ môn). Thế nhưng, trên thực tế có trường, một giảng viên phải “chạy sô” giảng dạy từ lớp nọ sang lớp khác; từ trường này sang trường kia với thời lượng lên đến 500 tiết/năm.
Với đồng lương còn hạn chế, không đủ chi phí nuôi gia đình nên nhiều giảng viên “chạy sô” giảng dạy ở nhiều nơi để có thêm thu nhập là chuyện dễ hiểu. Thế nhưng, điều này dẫn đến việc giảng viên chưa chủ động hoặc không có thời gian tập trung nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho công tác đào tạo. Điều này khiến cho các cơ sở giáo dục đại học thiếu hụt đội ngũ giảng viên có trình độ cao kế cận.
Thêm nữa, theo quy định của Bộ GD-ĐT, một trường đại học muốn mở, duy trì và phát triển một ngành nghề đào tạo thì phải đảm bảo ít nhất có 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ làm giảng viên cơ hữu (giảng viên giảng dạy ổn định, nằm trong biên chế của trường). Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường đã không đáp ứng được yêu cầu đề ra vì tìm kiếm, đào tạo và giữ chân được giảng viên giỏi khó như “mò kim dưới đáy biển”.
Trong khi đa phần các trường đại học thiếu hụt đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao thì nhiều trường mạnh dạn hoặc được đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên nên tạo được thương hiệu, uy tín xã hội, có được nguồn tuyển sinh dồi dào.
Thế nhưng, các trường này lại đang thuộc nhóm có số lượng nguồn tuyển “vượt trần” quy định của Bộ GD-ĐT như: Đại học Bách Khoa Hà Nội có 26.046 sinh viên chính quy, Đại học Kinh tế Quốc dân (21.737), Đại học Giao thông Vận tải (21.016), Đại học Kinh tế TP HCM (22.274), Đại học Cần Thơ (32.405), Đại học Công nghiệp Hà Nội (24.429)…
Nếu theo quy định của Thông tư 32, trung bình một giáo viên sẽ giảng dạy 20 sinh viên thì đúng là nhiều trường đại học thừa đến gần nửa hoặc quá nửa giảng viên. Số giảng viên dư thừa, các trường không biết sẽ xử lý như thế nào, cắt giảm hay luân chuyển sang làm các công việc khác?
Phải khẳng định, Thông tư 32 với quy định siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học nhằm giúp các trường tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học là chủ trương đúng đắn.
Thế nhưng, trong khi đa phần các cơ sở giáo dục đại học đang loay hoay, chật vật tìm cách thu hút, níu kéo giảng viên có trình độ cao giảng dạy thì Thông tư 32 với quy định khống chế quy mô đào tạo tối đa của các trường chỉ ở mức không được vượt quá 15.000 sinh viên chính quy đã vô tình “làm khó” các trường, khiến các trường không biết “giữ chân” giảng viên giỏi, có chuyên môn cao bằng cách nào khi mà chỉ tiêu đào tạo giảm gần một nửa. Phần lớn nguồn thu phục vụ cho việc trả lương cho giảng viên phụ thuộc rất lớn vào học phí của sinh viên.
Hơn nữa, mức lương chi trả phải ổn định và đủ sống thì các trường mới thu hút và giữ chân giảng viên có trình độ cao phục vụ công tác đào tạo và hướng dẫn đội ngũ giảng viên có chuyên môn kế cận.
Mặt khác, Việt Nam đang hướng tới có khoảng 20 trường đại học trọng điểm mang đẳng cấp ở khu vực và thế giới thì việc siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh của nhóm trường liệu có vô hình làm giảm quy mô phát triển của các trường cũng như ảnh hưởng tới mục tiêu mà chúng ta đề ra?
Vẫn biết rằng, một Thông tư trước khi công bố rộng rãi là đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, không phải là khi được ban hành thì tính khả thi sẽ có hiệu quả cao. Vì vậy, Bộ GD-ĐT nên cân nhắc khi khống chế chỉ tiêu đào tạo ở những cơ sở giáo dục đại học đã tạo được thương hiệu, uy tín xã hội.
Theo Bích Lan/VOV.VN
18:15 26/06/2025
(HGO) – Sau bài thi đầu tiên vào buổi sáng, chiều nay (26-6), các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh, bước vào môn thi toán, với thời gian làm bài 90 phút. Nhiều thí sinh chia sẻ đề môn toán năm nay không dễ lấy điểm cao.
13:03 26/06/2025
(HGO) – Sáng nay (26-6), thí sinh trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi đầu tiên môn ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi. Theo ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, thí sinh thi đánh giá đề thi môn ngữ văn vừa sức sát với tình hình thực tế.
09:19 26/06/2025
(HGO) – Sáng 26-6, cùng với thí sinh cả nước, hơn 7.400 thí sinh tỉnh Hậu Giang chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
09:55 25/06/2025
(HG) - Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:00 25/06/2025
(HG) - Ngày 24-6, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tổ chức Room to Read tổ chức Tập huấn triển khai nhân rộng thiết lập thư viện và quản lý vận hành mô hình Thư viện thân thiện cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.
20:02 24/06/2025
(HGO) – Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:39 24/06/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp diễn ra. Tỉnh huy động mọi nguồn lực, hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng với mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để vì sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng.
05:58 23/06/2025
(HG) - Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lưu ý nhiều mốc thời gian quan trọng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.
05:56 23/06/2025
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhằm rà soát công tác chuẩn bị của các điểm thi và triển khai công tác coi thi.
05:46 23/06/2025
Sắp tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh đang dồn sức ôn tập. Để việc ôn tập đạt hiệu quả cao, đảm bảo thí sinh vượt qua kỳ thi đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lưu ý các thí sinh và phụ huynh cần quan tâm thực hiện phòng các bệnh thường gặp mùa hè, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để thí sinh có sức khỏe tốt nhất “vượt vũ môn”.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...