Thứ Sáu, ngày 18/03/2022 | 07:29
Phân luồng học sinh sau THCS đã được các trường tập trung thực hiện, nhưng thực tế hiệu quả chưa được như mong muốn, vậy nguyên nhân do đâu ?
Giáo dục hướng nghiệp đang được các trường chú trọng, giúp học sinh lớp 9 nhận thức đầy đủ hơn về định hướng tương lai.
“Trường chỉ tư vấn, quyết định là ở các em và gia đình”
Năm học 2021-2022, Trường THCS Thuận An, thị xã Long Mỹ, có hơn 400 học sinh lớp 9 đang theo học ở 12 lớp, để thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và định hướng phân luồng, ông Đồng Quang Hùng, Phó Hiệu trưởng nhà trường, tâm sự: “Đầu năm học, trường đều có kế hoạch tư vấn phân luồng cho học sinh khối 9, đưa tiết hướng nghiệp vào chương trình học. Dựa theo chủ đề hướng nghiệp hàng tháng, giáo viên sẽ có những buổi nói chuyện gần gũi với học sinh về nghề nghiệp tương lai, sở thích, nhu cầu của xã hội hiện nay… Ngoài ra, gần cuối mỗi năm học, trường sẽ phối hợp với các trường nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức tư vấn, hướng nghiệp những ngành nghề phù hợp dành cho học sinh sau khi hoàn thành cấp THCS”.
Không chỉ bám sát theo chương trình giảng dạy hướng nghiệp, các thầy cô Trường THCS Thuận An còn chủ động đổi mới nội dung hướng nghiệp theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, giáo viên còn cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp, hướng đi cho tương lai. “Do các em nhận thấy được năng lực học của bản thân, nên chủ động đăng ký thi vào các trường THPT hoặc một số em muốn bằng bạn bè cũng đăng ký học phổ thông. Đây là quyền lựa chọn của học sinh, nhà trường chỉ có thể tư vấn, quyết định là ở các em và gia đình. Vì vậy, đến nay công tác phân luồng của trường vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra là 70% học sinh vào các trường THPT và 30% học sinh theo học nghề”, ông Hùng chia sẻ thêm nguyên nhân.
Tương tự, tại Trường THCS Phan Văn Trị, thành phố Vị Thanh, để phân luồng đạt hiệu quả, nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp chủ động nắm bắt tình hình học tập của học sinh và hoàn cảnh gia đình của các em để có tư vấn phù hợp. Ông Trịnh Anh Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, bày tỏ: “Ngoài tiết dạy hướng nghiệp, chúng tôi còn tổ chức giáo dục hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm… dần đạt hiệu quả nhưng vẫn chưa đạt theo chỉ tiêu đề ra”.
Theo ban giám hiệu các trường THCS, công tác định hướng phân luồng ở hầu hết các trường THCS thường sẽ giống nhau là tập trung dạy hướng nghiệp, phối hợp với trường nghề tổ chức tư vấn cho các em có nhu cầu chọn học nghề… còn triển khai như thế nào để đạt hiệu quả, thì từng trường sẽ dựa vào điều kiện thực tế để thực hiện.
Mới hết lớp 9, còn quá nhỏ để học nghề ?
Thực tế, tâm lý không muốn con mình làm “thợ” và phải vào đại học dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của hầu hết những người làm cha mẹ. Việc con em mình không thể thi đậu vào trường THPT gần như là điều khó chấp nhận. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, con mới học hết lớp 9, còn quá nhỏ để theo học tại các trường nghề. Trong trường hợp bất đắc dĩ, khi năng lực của con quá yếu và không thi đậu vào trường THPT thì chuyện học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc học nghề tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề mới là lựa chọn cuối cùng.
Chị Võ Thị Tuyết Anh, có con đang học lớp 9 tại Trường THCS Ngô Quốc Trị, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Bây giờ chất lượng đời sống ngày càng cao, vì vậy, không có tấm bằng đại học thì coi như con mình chẳng bằng ai. Con tôi hiện nay đang học lớp 9, nếu cuối năm nay cháu không thi đậu vào trường THPT, tôi sẽ cho cháu nghỉ ở nhà để năm sau thi tiếp. Ngày nay, muốn xin được việc trước tiên phải có tấm bằng đại học hoặc ít ra là cao đẳng”.
Học sinh ở độ tuổi học hết bậc THCS, đa phần các em vẫn chưa thể tự lập để lựa chọn con đường đi phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân mà vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp không dựa vào năng lực, sở thích của học sinh, mà dựa theo phong trào và ý kiến người thân vẫn là chính. Trong khi đó, phụ huynh chưa hoặc ít được tiếp cận với các thông tin về nhu cầu việc làm của thị trường lao động để lựa chọn ngành nghề phù hợp… Đây gần như là nguyên nhân quan trọng nhất khiến công tác phân luồng học sinh sau THCS gặp khó, để thay đổi được tâm lý của phụ huynh cũng là điều không hề dễ dàng.
Ông Huỳnh Thanh Võ, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quốc Trị, huyện Vị Thủy, cho rằng: “Tâm lý của phụ huynh học sinh muốn con nhất định phải tốt nghiệp cấp 3 và có bằng đại học khá phổ biến. Hầu hết các trường THPT đã tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10, cho thấy công tác phân luồng học sinh sau THCS đang được thực hiện quyết liệt hơn. Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 hằng năm trên địa bàn huyện chiếm số lượng khá nhiều với số học sinh tốt nghiệp THCS. Rõ ràng các em lựa chọn thi vào lớp 10 trường THPT. Chỉ những trường hợp điểm quá thấp, không thể đậu vào lớp 10 ở trường THPT mới chuyển sang học ở hệ giáo dục thường xuyên, học nghề”.
Đánh giá về những khó khăn, tồn tại trong công tác phân luồng học sinh sau THCS, ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Thực tế, nhận thức của học sinh, phụ huynh và cả trong ngành giáo dục còn chưa rõ về công tác hướng nghiệp và định hướng phân luồng, chủ yếu là thực hiện công tác tư vấn tuyển sinh. Song song đó, việc mở ngành nghề đào tạo của các trường nghề chưa chú ý đến nhu cầu nhân lực; chưa gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, Hậu Giang vẫn chưa có các trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; chủ yếu tham khảo trang thông tin của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Chưa huy động nhiều sự tham gia của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động…
Dù đã biết nguyên nhân, nhưng đến nay, nhắc đến công tác phân luồng khi nói đến vẫn là: Chưa đạt hiệu quả như mong muốn!
Chỉ thị số 10 ngày 5-12-2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn, một trong những mục tiêu đến năm 2020 về công tác phân luồng là phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề. Tháng 5-2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 522 phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch 542 vào tháng 3-2019, về việc thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, nhằm thực hiện quyết liệt công tác phân luồng học sinh sau THCS. |
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN
08:08 13/05/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT ngày càng tới gần, để học sinh cuối cấp vững vàng kiến thức và tâm thế bước vào kỳ thi quan trọng, các trường, trung tâm tích cực tổ chức các tiết ôn tập miễn phí cho các em.
07:55 09/05/2025
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có buổi làm việc với các phòng chuyên môn rà soát công tác thi tuyển sinh lớp 10, công tác thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025.
08:26 07/05/2025
Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ, năng khiếu.
07:11 06/05/2025
Sau khi Thông tư số 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, ngành GD&ĐT đã siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm gắn với triển khai các giải pháp đảm bảo thực hiện đồng bộ và hiệu quả các quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
11:53 05/05/2025
Trường Tiểu học, THCS & THPT FPT Hậu Giang triển khai chương trình học bổng "FSchools - Hành trình tỏa sáng" năm học 2025-2026, trao tặng các suất học bổng giá trị lên tới 100% học phí toàn cấp học, tạo sân chơi để học sinh Hậu Giang tỏa sáng theo cách riêng.
08:45 29/04/2025
(HGO) – Lễ phát động trực tuyến Cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025 - Kiến tạo cho tương lai 2025” được Samsung Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Tuổi trẻ thành đạt Việt Nam (JA Vietnam), Sở Giáo dục và Đạo tạo tổ chức phát động đến các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.
17:25 28/04/2025
(HGO) - Lớp tập huấn vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sách & Thiết bị Giáo dục Cửu Long, tổ chức cho hơn 250 cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học.
18:34 24/04/2025
(HGO) - Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - giáo dục thường xuyên (GDTX) chia sẻ khó khăn về thiếu kinh phí trả quy mô dạy vượt giờ cho giáo viên khi kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng GDNN đã bàn giao về Sở Giáo dục và Đào tạo
07:51 24/04/2025
(HG) - Đây là nhấn mạnh của ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) năm học 2025-2026 vào ngày 23-4.
08:21 22/04/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ diễn ra vào tháng 6. Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã có những bước chuẩn bị gì cho kỳ thi nhiều đổi mới ?
09:15 15/05/2025
(HG) - Sáng ngày 14-5, Đoàn công tác Bộ Tham mưu, Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Chí Linh, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9, làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát phương án sử dụng đất quốc phòng khi tổ chức lại lực lượng theo đơn vị hành chính mới trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
09:08 15/05/2025
Nhờ sự quyết tâm, vào cuộc tích cực cả hệ thống chính trị, công tác chuyển đổi số (CĐS) trên các lĩnh vực của huyện Vị Thủy đạt được nhiều kết quả nổi bật nhất là trên ba trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.
09:06 15/05/2025
(HG) - Toàn tỉnh hiện có 104 vùng trồng đã được cấp mã số. Trong đó, có 2 mã số vùng trồng trên cây chuối, 14 mã số vùng trồng trên cây xoài, 18 mã số vùng trồng trên cây nhãn, 3 mã số vùng trồng trên cây bưởi,
09:05 15/05/2025
Thành ủy Vị Thanh đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua những mô hình hay, phần việc, cách làm thiết thực, hiệu quả, tạo sự lan tỏa trong toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân.