Nhiều sách giáo khoa sẽ nhiều phức tạp, nhưng không thể không làm

Thứ Hai, ngày 17/09/2018 | 15:22

Ngày 15-9, tại Hà Nội, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đã có buổi thuyết trình về những vấn đề liên quan đến chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông mới. Nhiều vấn đề đã được GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ thẳng thắn.

* PV: Năm học 2019 - 2020 đã thực hiện SGK mới lớp 1, vậy liệu có kịp không, thưa ông?

- GS NGUYỄN MINH THUYẾT: Theo lộ trình thực hiện chương trình, SGK GDPT mới mà Bộ GD-ĐT đã công bố thì năm học 2019 - 2020 triển khai SGK mới ở lớp 1; năm học 2020 - 2021: lớp 2 và 6; năm học 2021 - 2022: lớp 3, 7 và 10; năm học 2022 - 2023: lớp 4, 8 và 11; năm học 2023 - 2024: lớp 5, 9 và 12. Bộ GD-ĐT cũng đã thông tin, từ năm 2024, việc đổi mới thi THPT quốc gia mới tiến hành để tương thích với việc triển khai chương trình, SGK GDPT mới.

Hiện việc xin ý kiến chuyên gia, nhân dân về chương trình môn học đã hoàn thành. 25 Hội đồng thẩm định các môn học đã thông qua, Ban soạn thảo đã biên tập kỹ thuật, chuyển Bộ GD-ĐT để xem xét ban hành. Hy vọng tháng 9, 10 sẽ ban hành chương trình môn học. Về SGK, qua nghe ngóng tình hình tôi được biết khi bộ GD-ĐT công bố dự thảo chương trình môn học để lấy ý kiến nhân dân (từ ngày 19-1), thì các Nhà xuất bản (NXB) rất nhạy bén, đã viết rồi, khi có chương trình môn học chính thức thì họ sẽ đối chiếu và chỉnh sửa, in sách. Vì thế chắc kịp vì lớp 1 chỉ có 6 môn. Làm những việc lớn này thì phải gối lên nhau mới kịp tiến độ.

Còn có chắc triển khai kịp ngay năm học 2019 - 2020 không thì tôi không chắc, vì theo Nghị quyết 88 thì cuối năm nay Bộ GD-ĐT sẽ phải báo cáo Quốc hội về tình hình chuẩn bị, nghe ý kiến của các đại biểu, trên cơ sở đó Bộ trưởng xin ý kiến của Chính phủ thì lúc đó mới triển khai được. Vừa qua, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vẫn còn phân tán như thế thì để triển khai ngay từ năm học 2019 - 2020 phải có quá trình thuyết phục. Tôi hoàn toàn yên tâm về chương trình, còn về SGK thì thú thật chưa biết thế nào.

* Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới GDPT nêu rõ thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK. Tuy nhiên, phiên họp mới đây nhất của UBTVQH lại có nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên thực hiện một bộ SGK?

- Khi ý kiến của UBTVQH vẫn còn phân tán như thế thì tôi rất ngạc nhiên, vì Nghị quyết Quốc hội đã ban hành rồi mà còn ý kiến phân vân như vậy. Dĩ nhiên, ý kiến phân vân từ thực tiễn không bao giờ là không có. Về mặt thẩm quyền của Quốc hội thì Quốc hội có thể sửa Nghị quyết 88 nếu cần thiết, nhưng quy trình để ban hành nghị quyết mới sẽ rất lâu, và nếu định như vậy thì cũng phải bàn bạc trong UBTVQH.

Tôi cho rằng, bất cứ ai, từ người có thẩm quyền cao nhất đến người dân bình thường đều phải tuân thủ pháp luật. Nghị quyết 88 của Quốc hội đã ban hành rồi, nếu sửa phải có quy trình, phải theo pháp luật, và đặc biệt phải tuân theo xu thế của thế giới. Thế giới là 1 chương trình nhiều bộ SGK, chúng ta không thể khăng khăng 1 chương trình, 1 bộ SGK được. Nghị quyết 88 của Quốc hội là nhằm tạo điều kiện để huy động trí lực trong xã hội viết SGK để phát triển giáo dục, các nhóm tác giả sẽ cạnh tranh nhau để làm ra những bộ SGK có chất lượng. Trên thế giới, thậm chí giáo viên có quyền viết SGK, miễn là phải tuân thủ theo chương trình. Nhiều SGK sẽ có nhiều phức tạp, nhưng không thể vì sợ phức tạp mà chúng ta không làm.

* Với chương trình Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại thì sao, liệu có thành bộ SGK trong chương trình GDPT mới?

- Tôi tôn trọng mọi sự khác biệt. Vì nếu trong cộng đồng mà không tôn trọng sự khác biệt thì dễ sinh chuyện mất đoàn kết, thậm chí chiến tranh cũng từ đó mà ra. Tôi từng đọc về cuộc tranh cãi khi ăn trứng nên đập trứng phía đầu to hay đầu nhỏ, chuyện tưởng nhỏ vậy nhưng tranh cãi lớn đến mức suýt dẫn đến chiến tranh. Quan điểm của tôi dạy chương trình mới là tôn trọng sự khác biệt, miễn chương trình ấy không vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.

* Tới đây thực hiện nhiều bộ SGK nhưng Bộ GD-ĐT vẫn chủ trì biên soạn một bộ. Các NXB không thể cạnh tranh với NXB Giáo dục, vì tâm lý phụ huynh sẽ thiên về chọn sách của Bộ GD-ĐT, ông bình luận gì? Vẫn có những mệnh lệnh hành chính khiến phụ huynh phải mua sách theo yêu cầu của nhà trường, hạn chế cách nào?

- Mong muốn của chúng ta là có sự cạnh tranh lành mạnh để có các bộ SGK chất lượng, nhưng chắc chắn là không thể tránh khỏi sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, dìm hàng nhau. Để có không khí cạnh tranh lành mạnh thì phải có những quy định chặt chẽ. Chúng ta cần làm đúng quy định của Nghị quyết 88, đó là nhà trường được lựa chọn SGK, nhưng phải dựa trên ý kiến của tổ chuyên môn, như vậy SGK không phải do sở GD-ĐT, do hiệu trưởng chọn. Chuyện các NXB đi vận động để đưa SGK vào trường chắc chắn là có, nhưng để hạn chế thì phải thực hiện nghiêm Nghị quyết 88 của Quốc hội, đó là lựa chọn SGK trên cơ sở ý kiến của tổ chuyên môn.

Việc trường năm nay học bộ này, năm sau học bộ khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Hoặc nghiêng về SGK của Bộ GD-ĐT là có thể có, nhưng vấn đề là các NXB chọn được tác giả viết SGK nào. Phân phối SGK từ trên dội xuống là không đúng. Mua sách là lựa chọn tự nguyện của người học, không được áp đặt. Đó là những vấn đề mà Bộ GD-ĐT sẽ phải có quy định chặt chẽ để tránh tiêu cực.

Trên thế giới, SGK chỉ là tài liệu tham khảo, giáo viên có quyền tổng hợp. Còn ở ta có thực tế trên sợ dưới làm không đúng, dưới lại sợ dưới nữa làm không đúng nên cứ cầm tay chỉ việc…

* Kinh phí để làm chương trình, SGK phổ thông mới khá lớn khiến dư luận không khỏi hoài nghi?

- Cũng có ý kiến cho rằng các ông chỉ nghĩ dự án để ăn tiền, nhưng tôi phải tâm sự thật, có phải 80 triệu USD chui vào túi mấy ông làm chương trình đâu. Toàn bộ nguồn kinh phí của chương trình đổi mới GDPT là vay của Ngân hàng Thế giới (WB) nên họ quản lý và giám sát tài chính rất chặt chẽ. WB đề nghị trả lương cho những người làm chương trình và từng khoản chi đã được làm rõ ngay từ khi khởi động dự án. Tổng số tiền cho chương trình đổi mới SGK là 144 tỷ đồng, tưởng nhiều nhưng thực ra chỉ bằng 180m đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa và chỉ bằng 600m đường cao tốc Bắc - Nam.

* Cảm ơn ông!

Theo PHAN THẢO – SGGP Online

Viết bình luận mới

Xem thêm

Huyện Phụng Hiệp: 350 học sinh nghèo nhận học bổng Phạm Văn Trà

09:06 16/01/2025

(HG) - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức lễ trao học bổng Quỹ khuyến học Phạm Văn Trà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Tạo động lực phấn đấu cho thầy cô và học sinh trước thềm năm mới

07:28 14/01/2025

Tỉnh vừa tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho hơn 340 thầy cô và học sinh có thành tích xuất sắc.

Vận động hơn 56 tỉ đồng cho công tác khuyến học, khuyến tài

09:00 08/01/2025

(HG) - Trong năm 2024, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã vận động tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài với tổng số kinh phí hơn 56,2 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

Hơn 3.000 thí sinh tại tỉnh đã trúng tuyển ngành học mầm non năm qua

10:06 06/01/2025

(HG) - Đây là số liệu được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Huấn luyện lập trình cho 110 sinh viên ngành công nghệ thông tin

09:44 06/01/2025

(HG) - Cuối tuần qua, tại Khu Công nghệ số tỉnh, Trung tâm Ươm tạo Công nghệ & Hỗ trợ Đổi mới Sáng tạo (ISC) phối hợp với Alta Software và Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Cần Thơ khai giảng khóa huấn luyện lập trình Front-end và Back-end.

Khai giảng 4 lớp liên kết đào tạo nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS

08:37 03/01/2025

(HG) - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành vừa phối hợp với Trường Trung cấp Hồng Hà, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật và Trường Trung cấp Bách nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng các lớp trung cấp liên kết đào tạo, niên khóa 2025-2027.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang và thành phố Cần Thơ sơ kết 1 năm hợp tác

08:36 03/01/2025

(HG) - Đầu năm 2023, 2 sở đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển lĩnh vực GD&ĐT ở 6 nội dung tập trung ở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học. Qua 1

Đưa kiến thức dân số đến với học sinh

09:09 02/01/2025

Học sinh tại 10 trường THPT trên địa bàn tỉnh đang được tiếp cận, tìm hiểu về công tác dân số và phát triển, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, hậu quả mang thai,

Nhiều địa phương tổ chức hội thi viết chữ đẹp

08:22 30/12/2024

(HG) - Cuối tuần qua, tại Trường Tiểu học Chu Văn An (thành phố Vị Thanh), Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh tổ chức khai mạc Hội thi viết chữ đẹp cấp tiểu học, với 360 học sinh đại diện cho 14 trường tham gia.

Lý do nhiều địa phương chưa tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2024

08:21 27/12/2024

(HG) - Tại Hội nghị giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức mới đây, thông tin: 7/8 phòng GD&ĐT vẫn chưa tuyển dụng viên chức năm 2024, do phải rà soát theo vị trí việc làm; thực hiện theo Nghị quyết số 18, các phòng GD&ĐT sẽ thêm chức năng ở mảng GDNN, nhưng một số đơn vị dự kiến sẽ không được bổ sung thêm biên chế. Riêng đối với cấp THPT, Trung tâm GDNN-GDTX một số đơn vị cơ sở vật chất hiện nay xuống cấp, thiếu giáo viên gây khó khăn trong dạy học…

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tích cực rà soát các văn bản pháp quy để điều chỉnh, bổ sung phù hợp

17:00 16/01/2025

(HG) - Chiều ngày 16-1, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Họp mặt người có công, thân nhân liệt sĩ tại các huyện, thị xã, thành phố

16:31 16/01/2025

(HGO) - Ngày 16-1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, tổ chức 6 đoàn đến tham dự họp mặt với 1.250 người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tại 6 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Chính phủ có chỉ đạo mới về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

16:16 16/01/2025

Khẩn trương sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp.

Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

16:15 16/01/2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 4/CĐ-TTg ngày 16/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025.