Những đề xuất nâng chất giáo dục đại học

Thứ Sáu, ngày 03/06/2016 | 15:51

Những đúc kết nhằm nâng chất giáo dục đại học Việt Nam của một người có 38 năm giảng dạy đại học.

Cần nâng chất đầu vào đại học, nhất là ở ngành sư phạm. Trong ảnh: một tiết học tiếng Anh của sinh viên năm 3 khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Dưới đây là một số góp ý mà tôi cho rằng nó nằm trong quyền hạn của Bộ GD-ĐT, có thể thay đổi được, trong khả năng của tân bộ trưởng.

Phải nâng điểm chuẩn đầu vào đại học, nhất là ở các ngành sư phạm

Không khó để thấy rằng trình độ đầu vào của nhiều sinh viên ngày càng yếu kém. Tình trạng này xuất phát từ việc đánh giá “nhẹ tay” trong các kỳ thi ở phổ thông, nhất là thi tốt nghiệp THPT để đạt chỉ tiêu phấn đấu của địa phương, khiến kết quả học tập trở thành kết quả ảo.

Thêm vào đó, các trường đại học được mở ào ạt nên điểm chuẩn đầu vào rất thấp ở nhiều ngành tuyển sinh, nhất là ngành sư phạm.

Từ nhiều năm nay, báo chí thường nói đến hiện tượng “ngồi nhầm lớp” ở phổ thông, mà không đề cập đến hiện tượng này ở bậc đại học. Nhiều em không đủ kiến thức lẫn kỹ năng để học đại học, không có thói quen đọc sách báo để mở mang kiến thức, nên chỉ bám vào giáo trình.

Theo một khảo sát mới đây của NCS Lữ Quốc Vinh (2016), nguyên nhân hàng đầu của việc sinh viên thiếu tích cực trong học tập là do “chưa quen với việc tự học”, chưa biết tự tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu sâu về vấn đề được giảng viên giới thiệu trên lớp.

Đó chính là hậu quả của việc tuyển sinh ồ ạt, khiến nhiều em thay vì đi học nghề sẽ thành công hơn thì lại cố bám vào đại học, để cuối cùng chất lượng ra trường rất kém.

Phải tăng giờ để rèn luyện kỹ năng cho sinh viên

Nhiều ý kiến đề nghị bỏ những môn học “vô bổ” trong chương trình đào tạo đại học, để tăng số giờ dành cho các môn chuyên ngành. Đề nghị này xuất phát từ tình trạng chất lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng thấp.

Tuy nhiên nó khó khả thi, ít ra là trong thời gian trước mắt. Vì thế, tôi đề nghị phải tăng thời lượng đào tạo đại học, nhất là khi ngành giáo dục hướng đến việc rèn luyện kỹ năng.

Hiện nay, để được cấp bằng cử nhân, sinh viên phải học khoảng 140 tín chỉ (mỗi tín chỉ gồm 15 giờ học ở lớp và 30 giờ tự học), trong khi ở các nước châu Âu, chương trình đào tạo cử nhân gồm 180 ECTS (mỗi ECTS gồm 25-30 giờ học ở lớp).

Đó là một trong số nhiều nguyên nhân khiến chất lượng đào tạo của đại học Việt Nam còn khoảng cách khá xa đối với đại học nước ngoài. Vì thời lượng ít nên sinh viên không được rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, khiến chất lượng lao động kém.

Về đào tạo sau đại học

Hiện nay, chất lượng đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở Việt Nam được đánh giá là thấp so với mặt bằng chung trong khu vực, đặc biệt là ở các ngành KHXH&NV.

Các giáo sư đầu đàn như GS Hoàng Tụy, GS Phạm Đức Chính, GS Trần Văn Thọ, GS P. Darriulat... đã có nhiều bài viết nói về sự yếu kém của đào tạo sau đại học nước ta.

Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chúng ta quan niệm sai về nghiên cứu khoa học (NCKH), dẫn đến tùy tiện trong việc đào tạo học viên sau đại học làm NCKH.

Vì thế, trước mắt cần phải từng bước áp dụng chuẩn mực thế giới trong việc hướng dẫn khoa học (làm luận văn):

- Đối với bậc thạc sĩ: phải do một PGS hướng dẫn chính, và người có bằng tiến sĩ chỉ được phép làm hướng dẫn phụ.

- Đối với bậc tiến sĩ: phải do một GS hướng dẫn chính, PGS chỉ làm đồng hướng dẫn.

Về hoạt động 
khoa học

Tình trạng phổ biến hiện nay là sau khi đã có bằng tiến sĩ, giảng viên tự xem như mình đã rành về NCKH, nên cứ theo cách nghiên cứu đã biết mà áp dụng, không còn học hỏi tự nâng cao năng lực nghiên cứu.

Phương pháp NCKH là một ngành khoa học, nghĩa là cũng có nhiều trình độ khác nhau, và cũng được bổ sung thường xuyên nhiều kiến thức mới: giảng viên không tự học sẽ mau chóng lạc hậu với NCKH, và chất lượng nghiên cứu sẽ không thể tốt được.

Mặt khác, kết quả NCKH cần phải được công bố càng rộng rãi càng tốt, trên các diễn đàn, tạp chí quốc tế - đích cuối cùng là công bố trên các tạp chí nằm trong danh mục ISI (Những tạp chí nằm trong danh sách thống kê của Viện Thông tin khoa học ISI).

Vì thế, giảng viên cần cập nhật kiến thức về phương pháp NCKH, để ngày càng tiệm cận với trình độ của khu vực và thế giới.

Để đạt được mục tiêu này, Bộ GD-ĐT cần có biện pháp cụ thể để giảng viên đại học phấn đấu. Chẳng hạn như quy định tương đương về giờ chuẩn đối với bài viết đăng các tạp chí trong danh mục ISI gấp 3 lần bài viết đăng trên tạp chí nước ngoài không có trong danh mục ISI, và gấp 6 lần bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước.

Về quy chế giảng viên

Trước đây, một giảng viên đại học chỉ có bằng cử nhân (từ năm 2016 là phải có bằng thạc sĩ) nhưng có thâm niên cao cũng có thể trở thành giảng viên chính, nếu đạt yêu cầu trong kỳ thi về quản lý nhà nước, về giáo dục đại học và về ngoại ngữ.

Thế mà nay người có bằng thạc sĩ (đặc biệt là thạc sĩ “ồ ạt” như hiện nay) chỉ mới học ba tín chỉ về phương pháp NCKH, chỉ mới làm luận văn cao học (là một loại “bài tập ứng dụng” về NCKH, nên họ chỉ ở trình độ vỡ lòng về NCKH) cũng là giảng viên chính.

Điều này đã khiến đại học trở thành trường phổ thông, vì người dạy chỉ truyền đạt lại cho sinh viên những kiến thức mà anh ta đã tích lũy được, và do đó sinh viên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.

Cần phải sửa đổi lại quy định để đại học thật sự là môi trường khoa học: giảng viên chính phải là người có đủ năng lực khoa học, để có thể thiết kế một môn học chuyên sâu bậc đại học.

Vì thế, giảng viên chính phải có điều kiện tối thiểu là phải có bằng tiến sĩ, và phải có công trình NCKH.

 

Theo PGS.TS TRẦN THANH ÁI (Nhà giáo ưu tú, Đại học Cần Thơ)/TTO

Viết bình luận mới

Xem thêm

Trường học đón xuân

06:08 21/01/2025

Giáp Tết Nguyên đán, các trường học trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động, nhằm tạo không khí vui tươi cho học sinh trong những ngày chuẩn bị đón năm mới.

Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong dạy học tiếng Khmer

10:46 20/01/2025

(HGO) - Lớp tập huấn vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho gần 30 cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ.

Lan tỏa hiệu quả phong trào “Học sinh 3 tốt”

07:46 20/01/2025

Hưởng ứng phong trào “Học sinh 3 tốt” (học tập tốt, đạo đức tốt, thể lực tốt) do Trung ương Đoàn phát động, thời gian qua, Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh đã phát động phong trào trong trường học với nhiều hoạt động thiết thực,

Học sinh Hậu Giang nghỉ tết 9 ngày

09:02 17/01/2025

(HG) - Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo: Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh, học viên bắt đầu từ ngày 25-1 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2-2 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Như vậy, học sinh, sinh viên của tỉnh sẽ được nghỉ liên tục trong 9 ngày, tương ứng với thời gian nghỉ tết của cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

Huyện Phụng Hiệp: 350 học sinh nghèo nhận học bổng Phạm Văn Trà

09:06 16/01/2025

(HG) - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức lễ trao học bổng Quỹ khuyến học Phạm Văn Trà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Tạo động lực phấn đấu cho thầy cô và học sinh trước thềm năm mới

07:28 14/01/2025

Tỉnh vừa tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho hơn 340 thầy cô và học sinh có thành tích xuất sắc.

Vận động hơn 56 tỉ đồng cho công tác khuyến học, khuyến tài

09:00 08/01/2025

(HG) - Trong năm 2024, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã vận động tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài với tổng số kinh phí hơn 56,2 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

Hơn 3.000 thí sinh tại tỉnh đã trúng tuyển ngành học mầm non năm qua

10:06 06/01/2025

(HG) - Đây là số liệu được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Huấn luyện lập trình cho 110 sinh viên ngành công nghệ thông tin

09:44 06/01/2025

(HG) - Cuối tuần qua, tại Khu Công nghệ số tỉnh, Trung tâm Ươm tạo Công nghệ & Hỗ trợ Đổi mới Sáng tạo (ISC) phối hợp với Alta Software và Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Cần Thơ khai giảng khóa huấn luyện lập trình Front-end và Back-end.

Khai giảng 4 lớp liên kết đào tạo nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS

08:37 03/01/2025

(HG) - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành vừa phối hợp với Trường Trung cấp Hồng Hà, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật và Trường Trung cấp Bách nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng các lớp trung cấp liên kết đào tạo, niên khóa 2025-2027.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ của “6 nhà” để Hậu Giang vững tin bước vào thời kỳ phát triển mới

16:36 21/01/2025

(HGO) – Ngày 21-1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức họp mặt Nhà báo, Văn - Nghệ sĩ, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học, Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và Kiều bào nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.

Kienlongbank tổ chức chương trình “San sẻ yêu thương thêm hương ngày tết”

15:00 21/01/2025

(HGO) - Chiều ngày 21-1, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) chi nhánh Hậu Giang phối hợp cùng UBMTTQ Việt Nam huyện Vị Thuỷ tổ chức Chương trình “San sẻ yêu thương thêm hương ngày tết” cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Vị Thuỷ và xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thuỷ.

“Tết Quân - Dân” tại xã Vĩnh Viễn A: Xây mới 47 căn nhà cho bà con

11:00 21/01/2025

(HG) – Tối ngày 20-1, tại xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, UBND tỉnh tổ chức tổng kết các hoạt động “Tết Quân – Dân” năm 2025.

Báo Hậu Giang đoạt 1 giải B, 1 giải C Giải Búa liềm vàng lần thứ IX - năm 2024

07:15 21/01/2025

(HG) - Tối 20-1, tại Nhà hát Hồ Gươm - Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.