Thứ Ba, ngày 09/01/2018 | 14:42
Theo dõi các thông tin từ dự kiến bỏ cộng điểm thi học nghề khi xét tuyển lớp 10, anh Nguyễn Văn Lực, một giáo viên ở Khánh Hoà đã gửi tới VietNamNet ý kiến của mình.
Năm học 2016-2017, nhiều học sinh và phụ huynh ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa bất bình vì học sinh giỏi bốn năm (40 điểm) vẫn không vào được Trường THPT Lý Tự Trọng vì không có điểm nghề cộng thêm. Vậy điểm nghề có cần tham gia vào xét tuyển không?
Trong xét tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập hàng năm, nhiều học sinh vui mừng trúng tuyển “ăn may” nhờ được cộng điểm nghề. Và ngược lại, nhiều em ngậm ngùi do không có loại điểm khuyến khích này.
Đã có những ý kiến khác nhau về vấn đề này, và ngày càng nhiều ý kiến thiên về việc “nên bỏ cộng điểm”. Tại sao như vậy?
Mục đích khác mục tiêu
Thực tế, học sinh học nghề hiện nay không phải vì mục tiêu phân luồng, hướng nghiệp mà mục đích chính là để được cộng điểm khi xét tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập và xét tốt nghiệp THPT.
Theo qui định của Bộ GD-ĐT về cộng điểm khuyến khích nghề phổ thông đối với học sinh lớp 9 THCS và lớp 12 THPT: loại giỏi cộng 1,5 điểm, khá cộng 1 điểm, trung bình cộng 0,5 điểm. Vì vậy, cứ đi học nghề là có điểm cộng.
Bộ GD-ĐT nên thống kê có bao nhiêu học sinh khối lớp 8, 9 (THCS) và khối lớp 11, 12 (THPT) tiếp tục học nghề sau này, hay vận dụng nghề đã học vào cuộc sống, để đánh giá mục tiêu học nghề có đạt được mục đích Bộ đặt ra không.
Cung không hợp cầu, lãng phí thời gian và tiền bạc
Việc học nghề của học sinh không thiết thực, thiếu sự hợp lí. Học sinh chỉ học những nghề dễ cộng điểm như chụp ảnh, làm vườn, còn những nghề khác như tin học, điện, sửa xe thì rất ít hoặc không học học do khó.
Học sinh cũng không được chọn học nghề theo sở thích, năng lực mà chỉ học những nghề mà trường (trung cấp nghề) có dạy.
Rồi học sinh nam, nữ đều học chung một nghề trong khi nhu cầu và năng lực của mỗi em là khác nhau. Các em nữ thích học làm bánh kem, cắm hoa, nấu ăn, may… nhưng có nơi chỉ dạy nghề làm vườn, chụp ảnh. Ngược lại, học sinh nam thì nghiêng về nghề tin học, điện, sửa chữa xe thì có trường lại không dạy (như Trường Trung cấp nghề Diên Khánh, Khánh Hòa).
Ảnh: Thanh Hùng
Đó là chưa nói đến việc tổ chức dạy và thi nghề có đảm bảo chất lượng, thật sự khách quan, nghiêm túc không, vì nhiều trường nghề hiện nay cơ sở vật chất còn hạn chế, không ít giáo viên chưa có chứng chỉ nghề phù hợp…
Những điều này dẫn đến lãng phí tiền bạc và thời gian của học sinh khi tham gia học nghề.
Thiệt thòi cho học sinh không học nghề
Những học sinh không học nghề thì thiệt thòi khi xét tuyển vì không có điểm cộng.
Ví dụ như năm học 2017-2018, Trường THPT Lý Tự Trọng (Nha Trang, Khánh Hòa) tuyển sinh vào lớp 10 với điểm chuẩn là 41,5 - điểm học tập tối đa của các em chỉ là 40, còn 1,5 là điểm cộng thêm. Nhiều phụ huynh rất bức xúc vì con họ bốn năm liền xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt (40 điểm) mà không được vào học dù là đúng tuyến tuyển sinh, chỉ vì không có điểm nghề. Vậy có công bằng không?
Như đã nói ở trên, cung không hợp cầu, hơn nữa phụ huynh cũng không muốn con học nghề sớm vì ảnh hưởng đến việc học văn hóa. Nhưng nếu không học, các em sẽ thiệt thòi khi xét tuyển vào lớp 10. Vậy là dù muốn hay không, học sinh “đua” nhau đi học nghề để có điểm.
Năm học 2016-2017, có 179 học sinh khối 8 Trường THCS Trịnh Phong (Diên Khánh, Khánh Hòa) tham gia học và thi nghề với kết quả 138 em xếp loại giỏi, khá 31, trung bình 10. Vậy là tất cả học sinh thi nghề đều được cộng điểm hết.
Phải xem xét lại
Biết rằng học nghề là cần thiết trong tình hình thừa thầy thiếu thợ hiện nay, nhưng học sinh khối lớp 8, 9 có cần thiết sớm phải học nghề không, trong khi các em đang học văn hóa với chương trình quá tải?
Có phụ huynh cho biết “Con tôi không muốn học nghề, nhưng cô chủ nhiệm lớp vận động đi để có điểm cho an toàn và vì thành tích, chỉ tiêu vào lớp 10 của trường. Vậy nên cháu đành đi học”.
Đề xuất giải pháp
Thứ nhất, theo cá nhân tôi, học sinh nào thích học nghề thì tự nguyện đăng kí, như vậy mới phát huy năng lực. Và cần có nhiều nghề để các em lựa chọn theo nhu cầu, sở thích cá nhân.
Thứ hai, không cộng điểm nghề trong xét tuyển vào lớp 10 công lập như hiện nay, nhằm tạo sự công bằng trong xét tuyển dựa trên nền tảng kiến thức văn hóa. Đừng để học sinh “rớt” vì không có điểm học nghề.
Thứ ba, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nên thiết kế lại môn Công nghệ là môn học tự chọn sao cho hợp lí với từng đối tượng học sinh nam - nữ, vùng - miền khác nhau. Đó chính là cơ sở để các em chọn học nghề trong tương lai.
Theo Vietnamnet
18:15 26/06/2025
(HGO) – Sau bài thi đầu tiên vào buổi sáng, chiều nay (26-6), các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh, bước vào môn thi toán, với thời gian làm bài 90 phút. Nhiều thí sinh chia sẻ đề môn toán năm nay không dễ lấy điểm cao.
13:03 26/06/2025
(HGO) – Sáng nay (26-6), thí sinh trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi đầu tiên môn ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi. Theo ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, thí sinh thi đánh giá đề thi môn ngữ văn vừa sức sát với tình hình thực tế.
09:19 26/06/2025
(HGO) – Sáng 26-6, cùng với thí sinh cả nước, hơn 7.400 thí sinh tỉnh Hậu Giang chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
09:55 25/06/2025
(HG) - Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:00 25/06/2025
(HG) - Ngày 24-6, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tổ chức Room to Read tổ chức Tập huấn triển khai nhân rộng thiết lập thư viện và quản lý vận hành mô hình Thư viện thân thiện cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.
20:02 24/06/2025
(HGO) – Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:39 24/06/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp diễn ra. Tỉnh huy động mọi nguồn lực, hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng với mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để vì sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng.
05:58 23/06/2025
(HG) - Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã lưu ý nhiều mốc thời gian quan trọng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.
05:56 23/06/2025
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhằm rà soát công tác chuẩn bị của các điểm thi và triển khai công tác coi thi.
05:46 23/06/2025
Sắp tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh đang dồn sức ôn tập. Để việc ôn tập đạt hiệu quả cao, đảm bảo thí sinh vượt qua kỳ thi đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Chúc (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lưu ý các thí sinh và phụ huynh cần quan tâm thực hiện phòng các bệnh thường gặp mùa hè, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để thí sinh có sức khỏe tốt nhất “vượt vũ môn”.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...