Trăn trở với hơn 1.000 giáo viên chưa đạt chuẩn

Thứ Hai, ngày 30/05/2022 | 04:46

Chuẩn hóa giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học là yêu cầu bức thiết hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề ở Hậu Giang vẫn còn là bài toán khó.

Bài 1: Dạy mấy mươi năm giờ… rớt chuẩn

Toàn tỉnh có hơn 1.000 giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, khoảng 80% trong số này phải nâng chuẩn nếu muốn tiếp tục giảng dạy, lộ trình này thực hiện trong 10 năm, nghe tưởng dài nhưng đây là trăn trở của nhiều trường học, thầy cô. Qua rà soát: Cấp tiểu học còn gần 22%, cấp THCS hơn 12%, cấp học mầm non gần 4% giáo viên chưa đạt chuẩn. Có thầy cô đã đi dạy mấy mươi năm bây giờ... rớt chuẩn.

Chủ động tự học giúp cô Nguyễn Thị Hằng, giáo viên Trường Mầm non Vành Khuyên, nâng cao hơn kỹ năng, kinh nghiệm dạy trẻ.

“Chắc xin hưu trước tuổi”

Khó khăn nhất đang gặp phải là với các giáo viên lớn tuổi, sức khỏe yếu, học đảm bảo đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 có phần quá sức. Cô Nguyễn Thị Hồng Tím, giáo viên dạy môn thể dục, Trường THCS Đông Phước A, huyện Châu Thành, chia sẻ: “Tôi giảng dạy tại trường hơn 23 năm, thời gian còn lại tính đến nghỉ hưu không còn nhiều với khoảng 10 năm, vẫn trong diện đi học nâng chuẩn. Giờ lớn tuổi rồi, sức khỏe không còn tốt nữa, mắt cũng yếu… môn thể dục rất đặc thù, các bài kiểm tra thực hành vận động mạnh theo chương trình bậc đại học, tôi không theo nổi. Nếu bắt buộc phải học đạt chuẩn theo quy định mới được dạy tiếp, rất có thể tôi xin nghỉ hưu trước tuổi”.

Giáo viên bị chi phối nhiều khi vừa học nâng chuẩn, vừa đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy.

23 năm giảng dạy, cô Tím luôn đảm bảo đầy đủ trình độ chuyên môn, chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định đối với giáo viên dạy tại trường THCS. Cô Tím thổ lộ: “Tôi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm chính quy, đi dạy 23 năm giờ theo Luật Giáo dục mới, đột nhiên lại bị… rớt chuẩn nên tôi khá áp lực. Học lên thì không nổi, lo lắm chưa biết tính làm sao”.

So với các cấp học khác, cấp tiểu học có số lượng giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục mới nhiều nhất, với gần 22% (hơn 700 giáo viên trình độ trung cấp, cao đẳng). Một con số khá lớn trong tổng số hơn 1.070 giáo viên các cấp học toàn tỉnh thuộc diện cần nâng chuẩn.

Là giáo viên trẻ, tuy không gặp khó về sức khỏe, nhưng việc phải tranh thủ, sắp xếp thời gian học liên thông một cách kỹ lưỡng, khoa học, đảm bảo tốt nhiệm vụ giảng dạy tại trường và tham gia học tập liên thông đại học đối với thầy Diệp Đặng Tú, giáo viên dạy tin học Trường Tiểu học Phú Hữu 2, huyện Châu Thành không hề dễ. Thầy Tú cho biết: “Nhiều việc, nhiệm vụ mới được giao trùng vào thời điểm tôi đang học liên thông đại học. Vừa dạy học trò, tôi vừa học liên thông, tham gia thêm tổ kỹ thuật dựng hình ảnh của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, hỗ các trường trong địa bàn thiết kế, trình chiếu các bài giảng qua truyền hình… nên hơi áp lực, lúng túng, cập rập về thời gian. Làm việc, học tập, tham gia các lớp bồi dưỡng chương trình sách giáo khoa mới… luôn phải hết công suất”.

Theo quy định, giáo viên được chọn cử đi học nâng chuẩn được hỗ trợ kinh phí học tập, nhưng có thể sẽ có những khoản đóng góp khác, trong khi hoàn cảnh gia đình khó khăn, lương giáo viên tiểu học không cao.

Nhiều trường chủ quan, chưa xây dựng lộ trình nâng chuẩn cho giáo viên

Theo Luật Giáo dục 2019, giáo viên mầm non chuẩn trình độ đào tạo phải là cao đẳng; giáo viên tiểu học, THCS, THPT chuẩn trình độ đào tạo là đại học. Trong khi đó, chuẩn trình độ giáo viên được thực hiện theo Luật Giáo dục năm 2005, giáo viên mầm non và tiểu học chỉ yêu cầu có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên, giáo viên THCS tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và chỉ giáo viên THPT mới cần bằng đại học. Điều này đồng nghĩa rất nhiều giáo viên dù đạt chuẩn theo quy định cũ nhưng không đáp ứng quy định về chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 nên phải học để nâng chuẩn, nói đúng hơn là đủ chuẩn theo quy định hiện hành.

Ông Võ Văn Sol, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Long Mỹ, cho biết: “Nâng chuẩn trình độ giáo viên vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để chúng tôi chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của huyện. Đây là cả một lộ trình, không thể nóng vội, một sớm, một chiều là được. Điểm khó là vẫn còn một số ban giám hiệu các trường chủ quan, chưa xây dựng lộ trình nâng chuẩn cho giáo viên, chủ yếu để giáo viên chưa chuẩn tự lên kế hoạch tham gia lớp học”. Thị xã Long Mỹ hiện có hơn 10% giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn, có đến gần 22% giáo viên cấp tiểu học chưa đạt, hơn 12% giáo viên THCS chưa đạt chuẩn trình độ đại học theo Luật Giáo dục 2019. Hiện thị xã đang rà soát kỹ đội ngũ giáo viên, xây dựng kế hoạch cử giáo viên đi đào tạo phấn đấu đến năm 2030 có 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn theo quy định.

Lộ trình nâng trình độ chuẩn giáo viên kéo dài trong 10 năm, do đó từng trường đang tính toán số lượng giáo viên đi học theo từng năm, cử ai đi học trước, ai đi học sau. Nói nghe dễ nhưng thực tế không như vậy.

Trăn trở khi khó bố trí giáo viên học nâng chuẩn, bà Đào Thị Kim Liêng, Hiệu trưởng Trường THCS Đông Phước A, huyện Châu Thành, cho biết: “Trường còn 3 giáo viên môn thể dục, tin học và sinh học - công nghệ chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 và đang chờ học. Khó nhất là môn thể dục, giáo viên đã hơn 47 tuổi, sức khỏe không tốt khó lòng tham gia học tập. Riêng với môn sinh học - công nghệ giáo viên còn trẻ rất muốn học nhưng nhiều năm nay Trường Đại học Đồng Tháp lại không mở lớp tuyển sinh”.

Học nâng chuẩn đào tạo, đa phần các giáo viên tham gia hình thức vừa làm vừa học. Cô Nguyễn Thị Hằng, giáo viên dạy lớp lá 1, Trường Mầm non Vành Khuyên, thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Ba mùa hè rồi và cả 2 ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật tôi đều phải chạy hàng trăm cây số để sang Trường Đại học Đồng Tháp học tập. Không thuộc diện được cử đi học, tự học nâng chuẩn nên khá tốn kinh phí trong khi lương giáo viên không nhiều”.

Bên cạnh đó, vẫn còn những trường hợp giáo viên ngại học, ngán tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp. Giáo viên bị chi phối nhiều khi vừa học nâng chuẩn đào tạo, vừa đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy tại lớp học, vừa phải tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn theo các mô đun của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Muốn nâng chất lượng giáo dục thì bản thân giáo viên phải chủ động tự học, không thể cứ giậm chân tại chỗ, không thể chờ đến gần kết thúc lộ trình mới đăng ký học nâng chuẩn thì không kịp. Việc chủ động nâng chuẩn trình độ đào tạo ở mỗi giáo viên là việc phải làm và cần thiết. Các trường cần động viên, có lộ trình cụ thể theo từng đơn vị để giáo viên chưa đạt chuẩn chuyên môn sắp xếp, tranh thủ thời gian học nâng chuẩn đạt theo quy định”.

Chỉ có giáo viên THPT đạt chuẩn 100%

Toàn tỉnh có 319 trường học từ mầm non đến THPT, với gần 9.930 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 771 cán bộ quản lý, 9.156 giáo viên, nhân viên, với 285 thạc sĩ. Nếu theo quy định cũ, 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học trung bình hơn 96%, còn theo quy định mới, chỉ có cán bộ quản lý và giáo viên cấp THPT đạt 100%, các cấp còn lại chưa đạt chuẩn rất nhiều. Trong đó, tỷ lệ giáo viên cấp tiểu học chưa đạt chuẩn gần 22% cao nhất so với các cấp học khác, kế đến là cấp THCS hơn 12%, cấp học mầm non gần 4% giáo viên chưa đạt chuẩn.

Tổng cộng có khoảng hơn 1.070 giáo viên cần nâng chuẩn theo Luật Giáo dục 2019.

 

Bài, ảnh: CAO OANH

------------

Bài 2: “Điệp khúc” thiếu giáo viên sẽ thách thức hành trình nâng chuẩn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Ôn tập miễn phí giúp sĩ tử tự tin “vượt vũ môn”

08:08 13/05/2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT ngày càng tới gần, để học sinh cuối cấp vững vàng kiến thức và tâm thế bước vào kỳ thi quan trọng, các trường, trung tâm tích cực tổ chức các tiết ôn tập miễn phí cho các em.

Rà soát chuẩn bị thi tuyển sinh lớp 10 và thi thử tốt nghiệp THPT

07:55 09/05/2025

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có buổi làm việc với các phòng chuyên môn rà soát công tác thi tuyển sinh lớp 10, công tác thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025.

Hướng đến mục tiêu giáo dục trẻ toàn diện

08:26 07/05/2025

Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường học tập để trẻ vui chơi, phát triển trí tuệ, năng khiếu.

Siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm

07:11 06/05/2025

Sau khi Thông tư số 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, ngành GD&ĐT đã siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm gắn với triển khai các giải pháp đảm bảo thực hiện đồng bộ và hiệu quả các quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

Cơ hội chinh phục học bổng toàn cấp lên đến 100% dành cho các em ở Hậu Giang

11:53 05/05/2025

Trường Tiểu học, THCS & THPT FPT Hậu Giang triển khai chương trình học bổng "FSchools - Hành trình tỏa sáng" năm học 2025-2026, trao tặng các suất học bổng giá trị lên tới 100% học phí toàn cấp học, tạo sân chơi để học sinh Hậu Giang tỏa sáng theo cách riêng.

Đoạt giải nhất cuộc thi này sẽ được Samsung tài trợ Phòng STEM Lab trị giá 60.000 USD (khoảng 1,6 tỉ đồng)

08:45 29/04/2025

(HGO) – Lễ phát động trực tuyến Cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025 - Kiến tạo cho tương lai 2025” được Samsung Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Tuổi trẻ thành đạt Việt Nam (JA Vietnam), Sở Giáo dục và Đạo tạo tổ chức phát động đến các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục kỹ năng công dân số sẽ được triển khai ở cấp tiểu học

17:25 28/04/2025

(HGO) - Lớp tập huấn vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sách & Thiết bị Giáo dục Cửu Long, tổ chức cho hơn 250 cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học.

Các trung tâm lo thiếu kinh phí trả quy mô dạy vượt giờ cho giáo viên

18:34 24/04/2025

(HGO) - Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - giáo dục thường xuyên (GDTX) chia sẻ khó khăn về thiếu kinh phí trả quy mô dạy vượt giờ cho giáo viên khi kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng GDNN đã bàn giao về Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức Kỳ thi tuyển sinh THPT nghiêm túc, công bằng

07:51 24/04/2025

(HG) - Đây là nhấn mạnh của ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) năm học 2025-2026 vào ngày 23-4.

Nhiều đổi mới, học sinh có lo lắng ?

08:21 22/04/2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ diễn ra vào tháng 6. Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã có những bước chuẩn bị gì cho kỳ thi nhiều đổi mới ?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hậu Giang thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung là phù hợp

06:08 14/05/2025

(HG) - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Hoàng Phương, Trưởng Đoàn công tác Bộ KH&CN, có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh vào ngày 13-5.

Phụ nữ Hậu Giang tự tin, vượt khó khởi nghiệp

06:03 14/05/2025

Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp của phụ nữ tại tỉnh có những bước tiến đáng kể, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Để sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản bền vững

06:00 14/05/2025

Sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về giá trị lớn cho nước ta những năm gần đây. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách thuế quan của một số quốc gia sẽ phần nào ảnh hưởng đến xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tới đây. Thực hiện linh hoạt các giải pháp phù hợp, hiệu quả để chủ động ứng phó là việc làm cần thiết.

Đóng góp thiết thực cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

05:57 14/05/2025

Hậu Giang đã hoàn thành việc xây dựng 1.479 căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trong thành quả này phải kể vai trò và sự đóng góp thiết thực của tổ chức Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn tỉnh.