Xóa nỗi lo người nghèo khó học đại học

Thứ Tư, ngày 29/08/2018 | 13:51

Với mức học phí của các trường công lập, công lập tự chủ như hiện nay, có thể nói là chi phí đào tạo đối với 1 sinh viên/năm của Việt Nam gần như thấp nhất so với châu lục và thế giới. Tại 23 trường đại học (ĐH) công lập thí điểm tự chủ (chính thức từ năm 2015 đến nay), học phí cũng chỉ ở mức 15 - 19 triệu đồng/năm...

Trong khi đó, ngay tại nhiều nước phát triển khu vực châu Á, học phí bình quân đã ở mức 70 - 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, khi muốn tăng chi phí đào tạo (đồng nghĩa với tăng học phí) để đảm bảo chất lượng, thì xã hội e ngại người nghèo sẽ khó tiếp cận giáo dục ĐH…

Học phí điều chỉnh liên tục

Theo Nghị định 86, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 (kể cả các cơ sở giáo dục ĐH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động) như sau:

Khối ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản - từ nay đến năm học 2020 là 18,5 triệu đồng/năm và sang năm 2021 là 20,05 triệu đồng năm.

Khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch lần lượt là 22 triệu đồng/năm và 24 triệu đồng năm.

Khối ngành y dược là 46 triệu đồng/năm và 50,05 triệu đồng/năm.

Trong khi đó, đối với các trường công lập chưa tự chủ thì mức học phí kịch trần năm 2021 của các khối ngành tương ứng chỉ là 9,8 triệu đồng/năm; 11,7 triệu đồng/năm; 14,3 triệu đồng/năm.

Như vậy, theo Nghị định 86, đối với các trường thí điểm tự chủ và trường công tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên thì 2 năm sẽ tăng học phí 1 lần.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trong giờ học thực hành

Trong khi đó, đối với các trường công lập khác (vẫn còn Nhà nước bao cấp) thì học phí điều chỉnh hàng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước từ 700.000 - 900.000 đồng.

Xét riêng ở 23 trường tự chủ, tính từ năm 2015 đến nay thì mức tăng học phí sau tự chủ so với trước tự chủ chênh lệch 3 - 4 lần. Nhưng những trường này không tăng một cách vô tội vạ, mà tăng theo lộ trình đúng như trong quyết định cho phép thí điểm tự chủ của Thủ tướng.

Tuy nhiên, nếu chúng ta làm phép so sánh về chi phí đào tạo cho một sinh viên Việt Nam với châu lục và thế giới thì sẽ thấy có sự khác biệt quá lớn.

Chi phí cho một sinh viên của Việt Nam hiện nay ở mức 16,2 triệu đồng/năm (thống kê năm 2017), trong khi của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan… phải từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng/năm, đối với những trường ĐH uy tín thì học phí càng cao hơn.

Người nghèo sẽ khó tiếp cận giáo dục ĐH?

Thực tế cho thấy, nếu không tăng chi phí đào tạo/sinh viên (trong đó có tăng học phí) thì chắc chắn không thể nói đến đào tạo sẽ có chất lượng, nguồn nhân lực có thể đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, việc tăng học phí thì luôn bị dư luận phản ứng gay gắt vì sợ người nghèo khó tiếp cận được với giáo dục ĐH.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết: Mặc dù tự chủ nhưng học phí cũng phải theo lộ trình chứ không phải tăng bao nhiêu cũng được.

Hiện tại, học phí của các trường tự chủ hệ đại trà là 15 - 19 triệu đồng/năm, thấp hơn nhiều so với trường tư.

Với mức học phí hiện nay, các trường tự chủ trong những năm đầu chỉ bù được phần kinh phí chi thường xuyên thôi (đủ trang trải trả lương và mua sắm sửa chữa).

Còn để đầu tư phát triển thì phải vài năm nữa. Nói tăng học phí làm cản trở người nghèo tiếp cận giáo dục ĐH, chỉ đúng một phần.

Trên thực tế, đề án tự chủ ghi rõ xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên bằng việc trích 8% học phí và toàn bộ tiền lãi ngân hàng, nên quỹ này thường tăng lên gấp 3 lần sau khi tự chủ, giúp nhà trường cấp nhiều học bổng cho các em nghèo.

Nếu tín dụng sinh viên được cải thiện thì sẽ không có chuyện tự chủ làm cản trở việc học của các em. Riêng tại trường, quỹ học bổng và hỗ trợ sinh viên đã tăng từ 8 tỷ lên 28 tỷ đồng sau khi tự chủ.

Sau khi tự chủ, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM bị “cắt” 55 tỷ đồng chi thường xuyên, mà học phí thì chỉ cho tăng trong khuôn khổ nên chưa đủ bù trong năm đầu, nhà trường phải “bù đầu” vì sợ không đủ tiền nuôi cán bộ giảng viên.

TS Nguyễn Thiên Tuế, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cho biết: “Ngoài những sinh viên thuộc diện được miễn giảm học phí, trường còn có nhiều chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tân sinh viên khi làm thủ tục nhập học. Cụ thể, với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, trường sẽ chủ động miễn giảm 50% - 100% học phí, hoặc có thể cho sinh viên làm thủ tục nhập học chứ không bắt buộc phải đóng học phí. Với những sinh viên bị ảnh hưởng thiên tai, gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất, trường sẽ giải quyết giảm học phí ngay cho các em”.

Trong khi đó, hàng loạt trường công lập tự chủ khác như Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), Trường ĐH Kinh tế TPHCM, Trường ĐH Mở, Trường ĐH Tài chính Marketing…, nguồn học bổng để hỗ trợ sinh viên cũng rất “khủng” sau 3 năm thực hiện thí điểm tự chủ.

Đối với những trường này, nếu sinh viên không thuộc diện chính sách được miễn giảm học phí mà hoàn cảnh khó khăn, chỉ cần làm đơn có xác nhận của địa phương thì nhà trường sẽ giải quyết miễn giảm học phí.

Như vậy, việc tăng học phí sẽ không gây trở ngại tiếp cận giáo dục ĐH đối với người nghèo, vì kèm theo đó Nhà nước và các trường cũng có nhiều chính sách để hỗ trợ người học. Thật khó để có thể có chất lượng nếu cứ duy trì hệ thống ĐH học phí thấp, chi phí đào tạo thấp.

Theo THANH HÙNG – SGGP Online

Viết bình luận mới

Xem thêm

Huyện Phụng Hiệp: 350 học sinh nghèo nhận học bổng Phạm Văn Trà

09:06 16/01/2025

(HG) - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức lễ trao học bổng Quỹ khuyến học Phạm Văn Trà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

Tạo động lực phấn đấu cho thầy cô và học sinh trước thềm năm mới

07:28 14/01/2025

Tỉnh vừa tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho hơn 340 thầy cô và học sinh có thành tích xuất sắc.

Vận động hơn 56 tỉ đồng cho công tác khuyến học, khuyến tài

09:00 08/01/2025

(HG) - Trong năm 2024, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã vận động tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài với tổng số kinh phí hơn 56,2 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

Hơn 3.000 thí sinh tại tỉnh đã trúng tuyển ngành học mầm non năm qua

10:06 06/01/2025

(HG) - Đây là số liệu được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Huấn luyện lập trình cho 110 sinh viên ngành công nghệ thông tin

09:44 06/01/2025

(HG) - Cuối tuần qua, tại Khu Công nghệ số tỉnh, Trung tâm Ươm tạo Công nghệ & Hỗ trợ Đổi mới Sáng tạo (ISC) phối hợp với Alta Software và Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Cần Thơ khai giảng khóa huấn luyện lập trình Front-end và Back-end.

Khai giảng 4 lớp liên kết đào tạo nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS

08:37 03/01/2025

(HG) - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành vừa phối hợp với Trường Trung cấp Hồng Hà, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật và Trường Trung cấp Bách nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng các lớp trung cấp liên kết đào tạo, niên khóa 2025-2027.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang và thành phố Cần Thơ sơ kết 1 năm hợp tác

08:36 03/01/2025

(HG) - Đầu năm 2023, 2 sở đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển lĩnh vực GD&ĐT ở 6 nội dung tập trung ở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học. Qua 1

Đưa kiến thức dân số đến với học sinh

09:09 02/01/2025

Học sinh tại 10 trường THPT trên địa bàn tỉnh đang được tiếp cận, tìm hiểu về công tác dân số và phát triển, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, hậu quả mang thai,

Nhiều địa phương tổ chức hội thi viết chữ đẹp

08:22 30/12/2024

(HG) - Cuối tuần qua, tại Trường Tiểu học Chu Văn An (thành phố Vị Thanh), Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh tổ chức khai mạc Hội thi viết chữ đẹp cấp tiểu học, với 360 học sinh đại diện cho 14 trường tham gia.

Lý do nhiều địa phương chưa tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2024

08:21 27/12/2024

(HG) - Tại Hội nghị giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức mới đây, thông tin: 7/8 phòng GD&ĐT vẫn chưa tuyển dụng viên chức năm 2024, do phải rà soát theo vị trí việc làm; thực hiện theo Nghị quyết số 18, các phòng GD&ĐT sẽ thêm chức năng ở mảng GDNN, nhưng một số đơn vị dự kiến sẽ không được bổ sung thêm biên chế. Riêng đối với cấp THPT, Trung tâm GDNN-GDTX một số đơn vị cơ sở vật chất hiện nay xuống cấp, thiếu giáo viên gây khó khăn trong dạy học…

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 17-1: Kỹ sư AI và nhà tư vấn AI là nghề sẽ lên ngôi trong năm mới

05:58 17/01/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Khánh thành công trình trùng tu Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định; Nhiều nơi hoàn thiện linh vật rắn năm Ất Tỵ; Trung Quốc bước vào kỳ "Xuân vận"; Australia đóng cửa 9 bãi biển sau khi phát hiện những “vật thể lạ”.

Tích cực rà soát các văn bản pháp quy để điều chỉnh, bổ sung phù hợp

17:00 16/01/2025

(HG) - Chiều ngày 16-1, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Họp mặt người có công, thân nhân liệt sĩ tại các huyện, thị xã, thành phố

16:31 16/01/2025

(HGO) - Ngày 16-1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, tổ chức 6 đoàn đến tham dự họp mặt với 1.250 người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tại 6 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Chính phủ có chỉ đạo mới về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

16:16 16/01/2025

Khẩn trương sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp.