Thứ Ba, ngày 28/08/2018 | 17:30
Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhiều phụ huynh hoang mang bởi cách đánh vần “khó hiểu” với cả người lớn và trẻ em.
Bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục.
Cách đánh vần trong clip là cách đánh vần theo bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đang được thí diểm dạy ở tiểu học. Đây là vấn đề gây khá nhiều băn khoăn suốt những năm qua.
Cuộc tranh luận nhiều năm chưa dứt
Trong đoạn clip được phụ huynh ghi lại, cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cách đánh vần này khiến các bậc phụ huynh thấy khác thường. Nhiều ý kiến cho rằng cách đánh vần này không giống với cách đánh vần thông thường mà trước đây các phụ huynh từng được học. Nhiều người ý kiến chỉ trích cho rằng cải cách này làm khó học sinh. Rất nhiều phụ huynh bày tỏ hoang mang, nhất là những người có con sắp vào lớp 1.
Cách đánh vần trong clip là cách đánh vần theo bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại và giáo viên này đang tuân thủ đúng theo phương pháp của giáo trình. Khi đánh vần sẽ theo âm, không đánh vần theo chữ. Ví dụ: ca: /cờ/ - /a/ - ca/; quê: /cờ/ - /uê/ - /quê/. Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo luật chính tả: âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u…
Theo GS Hồ Ngọc Đại, chương trình giúp học sinh hiểu sâu về cấu tạo âm tiết tiếng Việt, từ đó phát huy sức sáng tạo của học sinh, có thể và cần thiết dạy cho học sinh lớp 1 các kiến thức, khái niệm ngữ âm học. Đó chính là sự khác biệt giữa chương trình cải cách và chương trình dạy tiếng Việt truyền thống.
Thực tế, bộ sách trên đã được áp dụng thử nghiệm nhiều năm và nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía phụ huynh cũng như tạo nên cuộc tranh luận trong giới chuyên môn suốt nhiều năm qua. Sách của GS Hồ Ngọc Đại đã được dạy từ năm 1979 ở Trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục - ngôi trường do chính GS sáng lập. Từ đó đến nay, bộ sách cũng đã trải qua những thăng trầm khi ngành giáo dục lúc thì dừng, lúc lại tiếp tục cho dạy thí điểm ở trường tiểu học.
Năm 2006, sau một số năm gián đoạn dạy trong trường tiểu học, GS Hồ Ngọc Đại đưa sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục quay trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số”. GS đi Lào Cai vận động chính quyền địa phương đưa sách vào dạy. Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh. Năm 2013 Bộ GD-ĐT đồng ý tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh, thành phố lựa chọn. Dù vậy, sự tranh luận vẫn không ngừng diễn ra nên năm 2017, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ban hành quyết định thành lập hội đồng quốc gia thẩm định lại.
Vẫn chỉ là thí điểm?
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đi theo hướng ngữ âm học và đã triển khai nhiều năm nay. “Có thể với những phụ huynh thấy lạ tai nên câu chuyện mới xôn xao như vậy, chứ các năm trước đây những trường, địa phương theo chương trình này đã dạy học như vậy mà không có vấn đề gì” - ông Nguyễn Đức Hữu nói. Theo ông Hữu, thực tế có nhiều giáo viên, phụ huynh học sinh sau khi tiếp cận chương trình này cũng đánh giá là bình thường. Hội đồng thẩm định quốc gia đã thẩm định và chấp nhận cho phép địa phương nào muốn thì tổ chức dạy học theo tài liệu của chương trình này.
Ngày 27-8, trao đổi với báo chí, GS Hồ Ngọc Đại cho hay, cách đánh vần này được dạy theo bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, được xây dựng trên tinh thần giải pháp công nghệ giáo dục do ông khởi xướng. Cách đánh vần theo bộ sách này đến nay đã được triển khai ở 49 địa phương với hơn 800.000 học sinh theo học. GS Hồ Ngọc Đại nêu rõ, theo yêu cầu giáo dục, đối với học sinh khi học hết lớp 1 cần phải đọc thông, viết thạo, viết đúng chính tả tiếng Việt, không thể tái mù chữ. Chương trình dạy theo bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục sẽ giải quyết triệt để, giúp học sinh lớp 1 có thể thực hiện toàn bộ yêu cầu trên. Đặc biệt, các em ở miền núi, vùng khó khăn, xa xôi nhất, chưa bao giờ đến trường nhưng chỉ cần 1 năm học theo chương trình sẽ đọc thông, viết thạo, viết đúng chính tả tiếng Việt.
Thực tế, nhiều địa phương đã mở rộng dạy chương trình của GS Hồ Ngọc Đại. Đơn cử Nam Định dạy ở 100% các trường tiểu học từ 6 năm nay. Tuy vậy, trong xã hội vẫn tồn tại các đánh giá khác nhau đối với chương trình này. Người thích thì ca ngợi, người không thích thì lại phê phán. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD-ĐT không nên cho phép song hành 2 cách phát âm như vậy, cần có sự thống nhất trong cả nước và phải có một hội đồng để thống nhất cách dạy, cách học cũng như giữ gìn sự ổn định, trong sáng của tiếng Việt.
Là một thí nghiệm khoa học (?)
Ngày 27-8, trao đổi với PV Báo SGGP, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới cho biết, sách Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại là một thí nghiệm khoa học, không phải SGK bởi hiện nay vẫn đang thực hiện một chương trình, một bộ SGK.
“Chúng ta nên nhìn nhận đó là một thí nghiệm có thể tốt hoặc chưa hoàn toàn tốt. Thí nghiệm này cũng không liên quan gì đến chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ quy định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất của học sinh ở các môn học, nội dung khái quát các môn học, phương pháp dạy học, đánh giá. Chương trình không quy định chi tiết việc dạy học vần ở lớp 1 chẳng hạn, vì thế tài liệu của GS Hồ Ngọc Đại không liên quan đến chương trình mới”, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định.
Vẫn theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình hiện nay vẫn đang được biên tập để chuẩn bị ban hành, khi nào có chương trình thì mới tổ chức viết SGK, vì thế, phụ huynh học sinh không nên hoang mang.
“Tài liệu của GS Hồ Ngọc Đại hiện nay vẫn chỉ mang tính chất thí điểm. Tới đây khi triển khai chương trình phổ thông mới, nếu định đưa vào nhà trường thì phải phù hợp với chương trình phổ thông mới cả về yêu cầu cần đạt, mức độ với các lớp, quan điểm dạy học. Nếu muốn trở thành SGK được lựa chọn thì phải được hội đồng thẩm định quốc gia thông qua và muốn được thông qua thì phải phù hợp về yêu cầu giảm tải, mức độ”, GS Nguyễn Minh Thuyết nói và cho hay, với chương trình mới, ở tiểu học cũng sẽ không dạy những kiến thức sâu về ngôn ngữ học, mà tập trung chủ yếu là kỹ năng đọc, nói, nghe.
Trước đó, hội đồng thẩm định quốc gia đã yêu cầu chỉnh sửa và cho phép thí điểm sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục đến khi chương trình phổ thông mới ban hành.
09:06 16/01/2025
(HG) - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức lễ trao học bổng Quỹ khuyến học Phạm Văn Trà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.
07:28 14/01/2025
Tỉnh vừa tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho hơn 340 thầy cô và học sinh có thành tích xuất sắc.
09:00 08/01/2025
(HG) - Trong năm 2024, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã vận động tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài với tổng số kinh phí hơn 56,2 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.
10:06 06/01/2025
(HG) - Đây là số liệu được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.
09:44 06/01/2025
(HG) - Cuối tuần qua, tại Khu Công nghệ số tỉnh, Trung tâm Ươm tạo Công nghệ & Hỗ trợ Đổi mới Sáng tạo (ISC) phối hợp với Alta Software và Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Cần Thơ khai giảng khóa huấn luyện lập trình Front-end và Back-end.
08:37 03/01/2025
(HG) - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành vừa phối hợp với Trường Trung cấp Hồng Hà, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật và Trường Trung cấp Bách nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng các lớp trung cấp liên kết đào tạo, niên khóa 2025-2027.
08:36 03/01/2025
(HG) - Đầu năm 2023, 2 sở đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển lĩnh vực GD&ĐT ở 6 nội dung tập trung ở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học. Qua 1
09:09 02/01/2025
Học sinh tại 10 trường THPT trên địa bàn tỉnh đang được tiếp cận, tìm hiểu về công tác dân số và phát triển, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, hậu quả mang thai,
08:22 30/12/2024
(HG) - Cuối tuần qua, tại Trường Tiểu học Chu Văn An (thành phố Vị Thanh), Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh tổ chức khai mạc Hội thi viết chữ đẹp cấp tiểu học, với 360 học sinh đại diện cho 14 trường tham gia.
08:21 27/12/2024
(HG) - Tại Hội nghị giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức mới đây, thông tin: 7/8 phòng GD&ĐT vẫn chưa tuyển dụng viên chức năm 2024, do phải rà soát theo vị trí việc làm; thực hiện theo Nghị quyết số 18, các phòng GD&ĐT sẽ thêm chức năng ở mảng GDNN, nhưng một số đơn vị dự kiến sẽ không được bổ sung thêm biên chế. Riêng đối với cấp THPT, Trung tâm GDNN-GDTX một số đơn vị cơ sở vật chất hiện nay xuống cấp, thiếu giáo viên gây khó khăn trong dạy học…
17:00 16/01/2025
(HG) - Chiều ngày 16-1, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
16:31 16/01/2025
(HGO) - Ngày 16-1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, tổ chức 6 đoàn đến tham dự họp mặt với 1.250 người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tại 6 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
16:16 16/01/2025
Khẩn trương sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp.
16:15 16/01/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 4/CĐ-TTg ngày 16/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025.