Thứ Tư, ngày 28/08/2024 | 07:57
Trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Bác Hồ nhấn mạnh: “Thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” trong Đảng là con đường tốt nhất để củng cố và phát huy trí tuệ tập thể, giúp mọi đảng viên, cán bộ đoàn kết, hiểu nhau và cùng hướng tới mục tiêu chung.
Người dân phấn khởi vì được hỗ trợ thủ tục… nhanh gọn lẹ qua mô hình “Công dân không viết” ở xã Long Phú, thị xã Long Mỹ.
Tháng 9 về, khi tiết trời dịu mát, lòng người dân Việt lại lắng đọng, hướng về những kỷ niệm thiêng liêng với Bác Hồ kính yêu. 55 năm đã trôi qua kể từ ngày Người đi xa, nhưng hình ảnh và tư tưởng của Bác vẫn sáng ngời, soi đường cho dân tộc.
Bản Di chúc - di sản vô giá mà Người để lại không chỉ là những lời dặn dò cuối cùng mà còn là trái tim, trí tuệ của một lãnh tụ vĩ đại, đậm chất nhân văn và yêu thương. Trong đó, tư tưởng dân chủ được Bác gửi gắm với tầm nhìn chiến lược, như một kim chỉ nam dẫn dắt con đường phát triển bền vững của đất nước.
“Dân là chủ” - Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng nhấn mạnh vị thế tối thượng của Nhân dân trong xã hội mới.
“Dân là chủ” không chỉ là lời nói, mà còn là tâm niệm và triết lý hành động được Bác kiên trì theo đuổi.
Người luôn khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”. Điều này không đơn thuần chỉ là những phát biểu mà đã được cụ thể hóa trong từng chính sách, từng bước đi mà Bác dẫn dắt đất nước suốt 24 năm trên cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, việc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chỉ đạo soạn thảo và ban hành Hiến pháp 1946. Đây là bản hiến pháp đầu tiên của đất nước, cũng là tuyên ngôn mạnh mẽ khẳng định quyền làm chủ của Nhân dân, xác lập nền tảng cho một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Với bản Hiến pháp 1946, mỗi người dân vừa được đảm bảo quyền lợi, vừa được khuyến khích tham gia vào các công việc xã hội, khẳng định vai trò chủ nhân thực sự của mình trong việc kiến thiết đất nước.
Tuy nhiên, xây dựng một nền dân chủ thực sự chẳng thể bắt đầu từ việc ban hành các chính sách từ trên xuống. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức, để dân chủ thực sự đi vào đời sống, cần phải bắt đầu từ trong Đảng. Với tầm nhìn xa, Bác xác định dân chủ là mục tiêu, là công cụ, động lực để tiến tới một xã hội công bằng, văn minh. Trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Bác nhấn mạnh: “Thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” trong Đảng là con đường tốt nhất để củng cố và phát huy trí tuệ tập thể, giúp mọi đảng viên, cán bộ đoàn kết, hiểu nhau và cùng hướng tới mục tiêu chung. Chính sự thống nhất trong nội bộ Đảng đã tạo nên sức mạnh để lãnh đạo đất nước vượt qua mọi thử thách..
Nhưng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ không chỉ tồn tại trong phạm vi của Đảng, mà còn phải được lan tỏa đến từng cơ sở, từng người dân. Bác luôn coi trọng việc lắng nghe ý kiến và kinh nghiệm của dân, vì Người tin rằng mọi quyết định chỉ thực sự có ý nghĩa khi được sự đồng thuận và tham gia tích cực của Nhân dân.
Trong bài báo nổi tiếng “Dân vận”, Bác đã chỉ rõ: “Bất kỳ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân”. Chính sự lắng nghe này sẽ tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân dân, khiến mọi chính sách, kế hoạch đều sát thực với đời sống, đáp ứng đúng nguyện vọng và lợi ích của Nhân dân.
Dân chủ từ Di chúc của Bác đến hiện thực
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phức tạp, thực hành dân chủ càng phải được khẳng định, là kim chỉ nam cho các cấp ủy, chính quyền và dân chủ đã được triển khai một cách thiết thực, sâu rộng, bắt đầu từ cơ sở - nơi mà quyền lực của Nhân dân được thể hiện rõ ràng và gần gũi nhất. Một ví dụ điển hình là mô hình “Công dân không viết” tại xã Long Phú, thị xã Long Mỹ.
Gặp ông Hồ Tấn Được, ở ấp Long Bình 1, xã Long Phú, sau khi ông hoàn tất thủ tục giấy tờ hành chính, mới thấy rõ ý nghĩa của việc xây dựng mô hình. Đó là vừa giảm bớt gánh nặng về thủ tục vừa đem lại sự tiện lợi và hài lòng cho người dân.
Ông Được chia sẻ: “Mô hình này rất hay, tiết kiệm thời gian, khiến người dân cảm thấy thoải mái khi các yêu cầu được hỗ trợ nhanh chóng, công bằng. Mọi thắc mắc đều được giải quyết với tinh thần phục vụ tận tâm của cán bộ”.
Thực tế, dân chủ ở cơ sở không dừng lại ở các mô hình cải cách hành chính, mà còn tạo điều kiện để dân tham gia vào quá trình ra quyết định. Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Tổ hòa giải ở cơ sở nhiều nơi hoạt động khá hiệu quả, phát huy được dân chủ trực tiếp của Nhân dân địa bàn dân cư. Nhân dân tham gia tích cực hơn vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền. Quyền làm chủ của Nhân dân, các hình thức dân chủ đại diện được phát huy, dân chủ trực tiếp được mở rộng; phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra… được cụ thể hóa trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chủ tịch UBND xã Long Phú Nguyễn Vũ Bích Loan nhấn mạnh: “Trong công việc, chúng tôi luôn đặt lợi ích của dân lên trên, phát huy quyền làm chủ của người dân để họ tin và ủng hộ chính quyền. Trước khi xây dựng các công trình, phải tiến hành họp dân, xin ý kiến người dân, nếu người dân chấp thuận thì tiến hành thực hiện. Còn nếu thấy người dân còn trăn trở thì tiếp tục giải thích về ý nghĩa của công trình mang lại ý nghĩa phục vụ an sinh, phúc lợi xã hội, cho cả xã hội, cho cả xã, cả ấp, chứ không riêng một cá nhân nào”.
Cũng chính từ việc thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở mà những vấn đề phức tạp, nhạy cảm như bồi thường, hỗ trợ tái định cư, xây dựng nông thôn mới hay giải quyết các tranh chấp đều được xử lý một cách công bằng, minh bạch, thấu tình đạt lý. Điều này đã giúp ổn định tình hình an ninh trật tự, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Chì, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Long Mỹ, cho biết: “Khi Luật Dân chủ cơ sở có hiệu lực, địa phương quan tâm khuyến khích người dân tham gia giám sát các cơ quan, tổ chức. Những nội dung địa phương triển khai không phải lúc nào cũng suông sẻ hết, như xây dựng công trình, bà con đôi khi không hài lòng vì chế độ chưa thỏa đáng, chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của công trình, dự án đó và Ủy ban MTTQ thị xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đến từng hộ giải thích để bà con nhận thức lại”.
Thực hiện tốt dân chủ mà nhiều vấn đề nan giải không còn quá lớn lao, tạo được khí thế phấn khởi, khích lệ các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.
Ông Trần Quang Minh, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vị Thanh, cũng khẳng định rằng, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đã đưa kinh tế - xã hội phát triển bền vững, đặc biệt trong công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
“Sự kết nối giữa Đảng, chính quyền và nhân dân ngày càng bền chặt hơn nhờ vào các mô hình dân chủ ở cơ sở. Những sáng kiến như “Chính quyền điện tử theo hướng thân thiện” gắn với phương châm 4 xin: xin chào, xin hỏi, xin lỗi, xin cảm ơn và 4 luôn: luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn sẵn lòng giúp đỡ; hay Tổ hòa giải trong đồng bào dân tộc Khmer… mang lại hiệu quả thực chất, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân”.
Từ đó, làm rõ thêm rằng, dân chủ không phải là một khái niệm trừu tượng, mà là một thực tế sống động, được biểu hiện qua từng hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn.
Đánh giá thực hiện dân chủ ở cơ sở thời gian qua, ông Sầm Hoàng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy nhìn nhận: “Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh luôn được cấp ủy, tổ chức đảng các cấp quan tâm chỉ đạo. Gắn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương thông qua các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, cũng như thi đua thực hiện phong trào “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từng công việc và từng mặt công tác. Trong đó có trách nhiệm của từng cá nhân, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; đẩy mạnh công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, thực hiện tốt quy chế bí thư cấp ủy tiếp dân định kỳ, xử lý và giải quyết những phản ánh, kiến nghị của dân, từ đó kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh tại cơ sở”.
Thực tiễn cho thấy, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân là nhân tố quyết định tạo sự đồng thuận xã hội. Ở nông thôn, khi dân chủ được phát huy, thì mỗi nhà, mỗi người đều được bàn bạc, thấu hiểu để thực hiện tốt công việc chung, tình làng nghĩa xóm gắn bó bền chặt, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong đời sống. Ở khu phố, phát huy tốt dân chủ, người dân tham gia hiến kế, cùng xây dựng môi trường sống văn hóa, thân thiện, thì sẽ có những khu phố văn minh. Ở từng cơ quan, đơn vị, nơi nào phát huy tốt dân chủ, nơi đó chắc chắn sẽ có tập thể đoàn kết, thống nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hậu Giang có thể được đánh giá là điển hình sáng về việc phát huy dân chủ ở cơ sở. Nơi đây, nhân dân thực sự làm chủ, cuộc sống tràn đầy tự do, hạnh phúc. Mỗi bước đi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân không chỉ là sự tiếp nối của quá khứ, mà còn là cam kết vững chắc cho một tương lai tươi sáng, nơi giá trị tốt đẹp được tiếp tục phát huy, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cả nước.
THẢO TIÊN
08:18 03/12/2024
Thực hiện lời dạy của Bác, Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp tiếp tục phát động sâu rộng phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng”.
07:11 29/11/2024
Bên cạnh đổi mới phương thức thực hiện, Ban Tuyên giáo Thị ủy Long Mỹ còn quan tâm tổ chức cuộc thi, góp phần nâng chất mô hình học tập và làm theo gương Bác năm 2024 ở xã, phường trên địa bàn.
09:36 13/11/2024
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố Vị Thanh đang dần lan tỏa, với tinh thần trách nhiệm cao từ cán bộ, đảng viên và sự hưởng ứng tích cực từ người dân.
08:59 13/11/2024
(HG) - Một nông dân ở thành phố Vị Thanh tích cực làm theo gương Bác ở đức tính cần cù đã trở thành tấm gương điển hình trong chăn nuôi thủy sản.
08:54 13/11/2024
Học tập và làm theo gương Bác từ những điều thiết thực, cô giáo Hà Thị Chiêu, Trường THPT Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã và đang gieo yêu thương, thêm hiểu biết cho bao thế hệ học trò.
07:39 11/11/2024
Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Thành ủy Vị Thanh luôn yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên xem đây là việc làm thường xuyên, nghiêm túc, trách nhiệm. Từ đây những mô hình cụ thể, góp phần lan tỏa ra Nhân dân được triển khai, nhân rộng.
08:58 06/11/2024
(HG) - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phụng Hiệp vừa phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện xây dựng kế hoạch liên tịch tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng,
06:09 08/10/2024
Công tác dân vận là nhiệm vụ cốt lõi của Đảng, như nhịp cầu nối giữa Đảng và Nhân dân, trở thành sợi dây gắn kết không thể thiếu trong hành trình phát triển... Với tầm quan trọng đó, Đảng bộ huyện Long Mỹ đang tiếp tục câu chuyện dân vận bằng những mô hình sinh động và hiệu quả.
07:37 18/09/2024
Học tập và làm theo gương Bác tinh thần tương thân tương ái, chăm lo đời sống người dân, Chi bộ khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh phối hợp ra mắt thực hiện mô hình “Suất cơm 0 đồng”.
05:31 17/09/2024
Cán bộ, hội viên, phụ nữ tỉnh ngày càng nhận thức sâu sắc, hành động tích cực trong học tập, làm theo gương Bác và theo bà Nguyễn Thị Thùy Linh (ảnh), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, đây là món quà thiết thực dâng lên Bác dịp kỷ niệm 55 năm làm theo Di chúc của Người. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc phỏng vấn cụ thể.
21:51 03/12/2024
(HG) - Sáng ngày 3-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 12-2024.
21:49 03/12/2024
(HG) - Ngày 3-12, Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Vị Thủy, tổ chức Lễ Mít-tinh - Diễu hành phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm 2024.
21:48 03/12/2024
(HG) - Chiều ngày 3-12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024.
08:26 03/12/2024
(HG) - Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh hàng hóa tại khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở bày bán trên 2.000 sản phẩm “túi mù” các loại. Toàn bộ số hàng hóa là sản phẩm “túi mù” có nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn bằng tiếng Việt Nam và hàng hóa không thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm đối với hàng hóa; đồng thời chủ cơ sở kinh doanh không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.