Thứ Hai, ngày 31/07/2017 | 08:22
Lúc bà Bùi Thị Nho, thương binh hạng 3/4 ở ấp 3B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, hai lần hiến gần 500m2 để xây trường học, nhiều người nói “tấc đất tấc vàng” hiến chi nhiều quá, bà Nho chỉ cười hiền, nói: “Đơn giản vì tui muốn em cháu ở địa phương có chỗ học hành đàng hoàng”…
Bà Tám Nho bên ngôi trường được xây dựng trên phần đất bà hiến tặng.
Câu chuyện về bà Nho (Tám Nho) hiến đất để xây dựng Trường Tiểu học Ngô Quyền từ hơn 35 năm về trước vẫn được người dân nhắc đến mỗi khi có người ghé thăm trường. Ông Võ Văn Kiệt, cán bộ văn hóa xã hội, phụ trách công tác thương binh của xã Tân Hòa, cho biết: “Nếu không nhờ có gia đình bà Nho thì trẻ con ở đây phải lội bộ xa lắm mới đến được điểm trường để học. Mà hồi đó, trường lớp, đường sá đâu có gì, toàn sình lầy. Hồi đó, đất bà hiến tặng được chính quyền địa phương và bà con ở xã dựng cây tạp và lá dừa nước lên để có phòng học che nắng mưa cho lũ trẻ”.
Năm 1982, khi thấy con cháu ở ấp phải lội sình, chèo đò rất khó khăn để đến được điểm trường, bà Nho đã tự nguyện hiến 300m2 đất để xây dựng trường học Trường Tiểu học Tân Thuận 2, nay là Trường Tiểu học Ngô Quyền, cất được 2 phòng tre lá. Từ 2 phòng bằng tre lá, trường được đầu tư xây dựng thành 2 phòng tiền chế mái tôn. Đến năm 2004-2005, khi thấy nhu cầu trường cần mở rộng để xây dựng trường lớp khang trang, bà Nho đã tự nguyện hiến thêm trên 160m2 đất nữa để xây dựng 2 phòng học kiên cố. “Nhà cặp sát bên trường, tôi thấy vui vì hằng ngày được nghe tiếng học bài ê a của tụi nhỏ, nghe tụi nhỏ hát hò thì y như mình được trẻ lại. Tuổi già được sống, được thấy trẻ con vui đùa trong ngôi trường trên phần đất của mình hiến tặng là vui lắm rồi. Mình coi báo chí biết được lúc sinh thời Bác có ước muốn là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, mà đất đai xây trường khó quá, nên tôi tình nguyện hiến đất, coi như góp sức chăm lo chuyện học hành theo lời Bác dạy”.
Tại điểm chính trường (điểm ấp 3B), bà Tám Nho hiến tặng có 4 phòng, gồm 3 phòng học và 1 phòng chức năng, với 6 lớp học (5 lớp tiểu học và 1 lớp mẫu giáo mượn học buổi sáng. Bà Đào Ngọc Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Quyền, bộc bạch: “Nhà trường rất may mắn khi được bà Tám Nho cho đất để xây dựng trường. Không chỉ vậy, trong điều kiện khó khăn ngày trước, chưa có phòng làm việc riêng, bà còn cho mượn cả nhà để chúng tôi hội họp, làm công tác chuyên môn, dành 2 phòng cho học sinh học tập. Nghĩa cử ấy, chúng tôi rất trân quý và luôn quyết tâm nâng cao chất lượng giảng dạy để là lời tri ân với bà”.
Ở địa phương này, bà Tám Nho là một thương binh gương mẫu. Bà Tám Nho chia sẻ: “Hồi trước đi làm công tác giao liên, tôi nhớ năm 1969 lúc được phân công đi dò thám tình hình bị địch bắt, khi đó hai bên giáp chiến quyết liệt, tôi bị trúng đạn bể 2 ống xương chân và đứt gân bàn chân phải nên mới để lại di chứng đến giờ. Cũng may lúc đó được đồng đội cứu chữa nên mới có thể đi đứng được như bây giờ”. Bà làm công tác giao liên cho xã từ năm 1961, thoát ly gia đình lúc mới 14 tuổi, được tổ chức phân công phụ trách công tác đưa truyền thông tin, chèo xuồng đưa rước bộ đội… Nhỏ người, nhỏ cả tuổi, thế nhưng sự kiên cường, gan lỳ và tinh thần cách mạng trong bà không hề nhỏ. Bà nhớ lại: “Hồi trước tận mắt thấy bà con của mình bị giặc đánh đập dã man, chồng bà hy sinh trong trận càn của giặc. Nhận nhiệm vụ giao liên, bà không có điều kiện ở nhà chăm sóc cho đứa con trai út bị bệnh nên con không qua khỏi. Hy sinh, mất mát rất nhiều nhưng giờ thấy vui vì đất nước mình được hòa bình độc lập”.
Ở cái tuổi 71 tuổi, bà Nho lại tiếp tục cống hiến sức mình cho địa phương khi những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đề ra bà đều là người tiên phong thực hiện, tích cực tăng gia sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi… Bà Nho còn chủ động hiến đất làm lộ giao thông nông thôn, hiến đất làm cầu, đóng góp trong các đợt vận động chăm lo học sinh nghèo.
Năm 1986, bà nhận Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Năm 2010, bà được trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Bà còn được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng bằng khen là người có công với cách mạng tiêu biểu, đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, học tập và công tác toàn quốc năm 2012,… |
Bài, ảnh: CAO OANH
09:36 13/11/2024
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn thành phố Vị Thanh đang dần lan tỏa, với tinh thần trách nhiệm cao từ cán bộ, đảng viên và sự hưởng ứng tích cực từ người dân.
08:59 13/11/2024
(HG) - Một nông dân ở thành phố Vị Thanh tích cực làm theo gương Bác ở đức tính cần cù đã trở thành tấm gương điển hình trong chăn nuôi thủy sản.
08:54 13/11/2024
Học tập và làm theo gương Bác từ những điều thiết thực, cô giáo Hà Thị Chiêu, Trường THPT Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã và đang gieo yêu thương, thêm hiểu biết cho bao thế hệ học trò.
07:39 11/11/2024
Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Thành ủy Vị Thanh luôn yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên xem đây là việc làm thường xuyên, nghiêm túc, trách nhiệm. Từ đây những mô hình cụ thể, góp phần lan tỏa ra Nhân dân được triển khai, nhân rộng.
08:58 06/11/2024
(HG) - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phụng Hiệp vừa phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện xây dựng kế hoạch liên tịch tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng,
06:09 08/10/2024
Công tác dân vận là nhiệm vụ cốt lõi của Đảng, như nhịp cầu nối giữa Đảng và Nhân dân, trở thành sợi dây gắn kết không thể thiếu trong hành trình phát triển... Với tầm quan trọng đó, Đảng bộ huyện Long Mỹ đang tiếp tục câu chuyện dân vận bằng những mô hình sinh động và hiệu quả.
07:37 18/09/2024
Học tập và làm theo gương Bác tinh thần tương thân tương ái, chăm lo đời sống người dân, Chi bộ khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh phối hợp ra mắt thực hiện mô hình “Suất cơm 0 đồng”.
05:31 17/09/2024
Cán bộ, hội viên, phụ nữ tỉnh ngày càng nhận thức sâu sắc, hành động tích cực trong học tập, làm theo gương Bác và theo bà Nguyễn Thị Thùy Linh (ảnh), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, đây là món quà thiết thực dâng lên Bác dịp kỷ niệm 55 năm làm theo Di chúc của Người. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc phỏng vấn cụ thể.
09:20 16/09/2024
Ở ấp Thạnh Mỹ A, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, cựu chiến binh Văn Đình Thanh, thường được gọi thân thương là ông Năm, luôn tâm huyết trong học tập và làm theo gương Bác bằng những cách làm,
08:32 30/08/2024
Trước lúc đi xa, Bác Hồ căn dặn trong Di chúc: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh.
17:25 25/11/2024
(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.
14:20 25/11/2024
(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.
14:08 25/11/2024
Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.
14:04 25/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.