Thứ Hai, ngày 03/10/2022 | 08:05
![]() |
Vừa qua, tỉnh Hậu Giang đã họp đóng góp, hoàn thiện Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đơn vị tư vấn đã nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường, tập trung theo định hướng 4 trụ cột của tỉnh, tính toán, dự báo diễn biến và các vấn đề môi trường chính do phát sinh chất thải từ công nghiệp, đô thị, nông nghiệp, thủy sản, năng lượng… tạo ra dự báo phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các giải pháp về quản lý và kỹ thuật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc phỏng vấn PGS. TS Lê Trình (ảnh), Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển (VESDEC), Đại diện đơn vị tư vấn lập báo cáo.
Tỉnh Hậu Giang được dự báo có nhiều thách thức cần có những định hướng phù hợp để môi trường trở nên bền vững trong tương lai. Cụ thể vấn đề này ra sao, thưa ông ?
- Quá trình phát triển Hậu Giang hiện nay và trong tương lai gặp rất nhiều thách thức. Nhiều thách thức, mình không thể tự quản lý, không thể tự khắc phục được mà thách thức từ bên ngoài. Thách thức thứ nhất, là do các công trình thượng lưu sông Mekong. Cái này không chỉ tỉnh mà toàn bộ ĐBSCL, trong đó có Hậu Giang đều bị ảnh hưởng. Bởi vì trong quá trình phát triển các dự án thủy điện, hồ chứa bên Trung Quốc, Lào, Thái Lan sẽ thay đổi chế độ thủy văn, có thể làm suy giảm lượng nước đưa về đồng bằng dẫn đến giảm lượng nước cho sinh hoạt, cho công nghiệp… Và chưa kể là có những vụ xả lũ, có thể gây ngập úng cục bộ trong một số thời điểm. Thứ hai, hậu quả do biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng, dâng cả bên phía biển Đông, phía biển Tây thì sẽ bị xâm nhập mặn. Hiện mình đã có, tuy không lớn nhưng trong tương lai mực nước dâng thì xâm nhập mặn sẽ vào sâu.
Với những trở ngại như ông vừa chỉ ra thì nền tảng nào để tỉnh dựa vào đó để phát triển, thưa ông ?
- Thứ nhất là tài nguyên nước, sông Hậu rồi các sông, rạch cung cấp nước cho sinh hoạt là tài nguyên rất lớn. Tài nguyên thứ hai là đất. Vốn của mình là tài nguyên nước, tài nguyên đất. Bởi vì hạn chế về khoáng sản, mình không có tài nguyên khoáng sản nhiều, mình không có biển nên không có tài nguyên biển, không có tài nguyên hải sản. Đấy là 2 nguồn lớn.
Và nguồn lực thứ 3 chính là nguồn lực về nhân văn, gọi là môi trường nhân văn, là con người, văn hóa bản địa của mình. Chỉ 3 yếu tố đó đảm bảo sản xuất thôi, để đảm bảo phát triển bền vững. Do vậy, cho nên chủ trương phát triển của Hậu Giang phải là phát triển theo định hướng, theo các Nghị quyết của Nhà nước đã nêu cũng như theo quy hoạch ĐBSCL, nghĩa là những yếu tố gì mình không kiểm soát được phải thuận với nó chứ mình không thể cưỡng lại được.
Ông có nhắc đến yếu tố phát triển thuận thiên, cụ thể ra sao thưa ông ?
- Thuận thiên là gì? Thí dụ về các mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản làm sao để mình thích nghi được. Trong tương lai, có thể tăng độ mặn lên, vậy thì mình nuôi thủy sản thế nào? Mình trồng lúa thế nào? Mô hình kết hợp thế nào trong điều kiện biến đổi khí hậu như vậy. Các dự án trên thượng lưu nó làm giảm lượng nước đưa về sông Hậu. Vậy thì trong điều kiện khô hạn như vậy mình phải sản xuất như thế nào đấy là điều kiện thuận thiên.
Phải gắn với bảo vệ môi trường, trong bảo vệ môi trường bao gồm mấy yếu tố, thứ nhất là kiểm soát các nguồn thải, giảm thiểu các nguồn thải từ công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản. Thứ 2 là kiểm soát ô nhiễm nói chung, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất đai, ô nhiễm trầm tích và đặc biệt ô nhiễm nguồn nước. Bởi vì nguồn nước Hậu Giang là tài nguyên lớn, hiện nay mình đã bị ô nhiễm rồi do hiện tượng giáp nước. Nguồn thải mình không nhiều, do vì giáp nước có nghĩa là nước mình bị tù, nó không chuyển được ra biển Tây, không chuyển được ra biển Đông, cho nên bao nhiêu chất ô nhiễm nó tích lũy. Nhất là vùng Phụng Hiệp, Vị Thanh, Long Mỹ. Cho nên phải làm sao phải đảm bảo thuận thiên, đảm bảo về bảo tồn thiên nhiên.
Ngoài kiểm soát ô nhiễm ra phải bảo tồn thiên nhiên. Trồng rừng, phát triển rừng để giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu, điều tiết khí hậu, có rừng mới giữ được nước, mới đảm bảo được nguồn nước ngọt, giảm được phát thải khí nhà kính. Bởi vì bản thân rừng hấp thụ khí nhà kính, trong khi mình phát triển công nghiệp rất nhiều. Trên 10.000ha thì bao nhiêu nguồn thải công nghiệp, thế thì nó phát thải khí nhà kính, chưa kể các dự án điện than là nguồn phát thải khí nhà kính, do vậy giảm được phát thải khí nhà kính thì phải tăng diện tích rừng lên để hấp thụ một phần khí cacbonic.
Như ông vừa chia sẻ thì có thể thấy, đấy là những yếu tố để Hậu Giang phát triển theo một cách bền vững, đảm bảo được chất lượng cuộc sống hôm nay và mai sau. Tuy nhiên, để làm được điều này, theo ông tỉnh cần làm gì ?
- Mình phát triển một cách hài hòa, mình không chạy theo tốc độ phát triển rất là lớn mà mình bỏ qua những yếu tố về môi trường, giống như Chính phủ nhiều lần nói không đổi phát triển lấy môi trường. Bởi vì phát triển có thể 5-7 năm thì được, nhưng về lâu dài không nên tăng trưởng quá nhanh thì gây hậu quả về ô nhiễm môi trường, tăng lượng chất thải, rồi không kiểm soát được. Trong khi đó, mình phát triển một mức là vừa phát triển tăng trưởng kinh tế vừa kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo an sinh xã hội, ba cái trục đó kết hợp gọi là phát triển bền vững. Phát triển bền vững là không bỏ người nào ở lại phía sau. Phát triển bền vững phải đảm bảo được tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng vẫn đảm bảo được tài nguyên môi trường và an sinh xã hội.
Trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho Hậu Giang chúng tôi làm sẽ dự báo tất cả những tác động tiêu cực của quá trình phát triển, đề xuất các giải pháp để chúng ta làm sao đảm bảo mục tiêu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh là phát triển Hậu Giang theo 4 trụ cột, với tốc độ như vậy nhưng đồng thời phải đảm bảo được tài nguyên môi trường, đảm bảo được tài nguyên nước, tài nguyên đất, cuộc sống người dân ổn định, an sinh xã hội tốt đẹp và như vậy Hậu Giang có thể không giàu về công nghiệp, nhưng vẫn có thể cuộc sống người dân đảm bảo hạnh phúc, an toàn…
Xin cảm ơn ông !
MỘNG TOÀN thực hiện
15:20 29/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 28-4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định giao nhiệm vụ Phó Giám đốc phụ trách điều hành Agribank chi nhánh tỉnh Hậu Giang đối với ông Trần Quốc Tuấn, Phó Giám đốc chi nhánh.
09:46 29/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm ước đạt 128.512,9 tỷ đồng; TP Hồ Chí Minh đủ điều kiện để xây dựng sàn giao dịch thịt heo; Giá cà phê chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 3.
08:19 29/04/2025
(HG) - Ngày 27-4 Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức bàn giao, đưa vào sử dụng công trình sửa chữa, nâng cấp cầu Ngọn Rạch Ông, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
05:56 29/04/2025
(HG) - Ngày 27-4, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam tổ chức nghiệm thu, đóng điện hoàn tất công trình “Trạm biến áp 110kV Tân Phú Thạnh và đường dây đấu nối”, tỉnh Hậu Giang.
17:54 28/04/2025
(HGO) - Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 100ha lúa Hè thu trong giai đoạn trổ chín. Diện tích này chủ yếu tập trung ở những cánh đồng xuống giống sớm trên địa bàn huyện Châu Thành A và diện tích lúa trổ chín sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những ngày tới. Theo đánh giá của bà con nông dân, hầu hết các trà lúa trong
17:44 28/04/2025
(HGO) - Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang vừa giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phố hợp với các đơn vị liên quan chủ động tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng.
17:28 28/04/2025
(HGO) - Công ty Cổ phẩn Bến xe tàu Hậu Giang vừa có kế hoạch phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân, bảo đảm an ninh trật tự an toàn giao thông trong dịp lễ 30-4 và 1-5-2025.
10:29 28/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sân bay Tân Sơn Nhất đón khoảng 122.000 khách mỗi ngày dịp cao điểm 30/4; 400 người thi công cầu Rạch Miễu 2 không nghỉ lễ 30/4; Giá lúa gạo giảm nhẹ.
08:37 28/04/2025
(HGO) - Ngày 27/4, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Điện lực miền Nam tổ chức nghiệm thu, đóng điện hoàn tất công trình “Trạm biến áp 110kV Tân Phú Thạnh và đường dây đấu nối”, tỉnh Hậu Giang.
16:42 27/04/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Yêu cầu đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5; Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới; IMF cảnh báo rủi ro đối với kinh tế toàn cầu.
15:20 29/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 28-4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định giao nhiệm vụ Phó Giám đốc phụ trách điều hành Agribank chi nhánh tỉnh Hậu Giang đối với ông Trần Quốc Tuấn, Phó Giám đốc chi nhánh.
11:46 29/04/2025
(HGO) - Sáng ngày 29-4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
10:52 29/04/2025
(HGO) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các nhà thầu tại các công trình giao thông trọng điểm ở miền Tây vẫn tổ chức thi công xuyên lễ nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng, góp phần đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng giao thông khu vực.
09:32 29/04/2025
(HGO) – Tại xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức Lớp tập huấn triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cho khoảng 80 cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn huyện.