Thứ Năm, ngày 02/05/2019 | 08:18
Mùa khô năm nay, tuy tình hình hạn, mặn diễn ra gay gắt trên địa bàn tỉnh, nhưng với sự chủ động trong công tác phòng, chống của ngành chức năng, chính quyền địa phương và người dân nên việc sản xuất và đời sống người dân không bị ảnh hưởng lớn.
Công tác kiểm tra nồng độ mặn được ngành chức năng thực hiện tốt từ đầu mùa khô đến nay.
Đảm bảo nước cho vùng hạn
Đúng như dự báo của ngành chức năng đưa ra ngay từ đầu mùa khô là năm 2019 hiện tượng ENSO sẽ ở trạng thái trung gian và nghiêng về pha nóng. Bởi, điều này được biểu hiện khi tình hình nắng nóng đã diễn ra gay gắt từ khoảng đầu tháng 1 và kéo dài đến nay tại các địa phương trong cả nước, trong đó có Hậu Giang. Ghi nhận cụ thể của Cơ quan khí tượng thủy văn tỉnh, nhiệt độ trung bình trong những tháng qua trên địa bàn tỉnh là 29 độ C, trong đó thấp nhất 24 độ C và cao nhất 34 độ C. Dù tình hình nắng nóng vào ban ngày diễn ra gay gắt với nhiệt độ khá cao và đã làm cho nước dưới các kênh, rạch bốc hơi khá nhanh, nhất là tại những vùng được xác định là có khả năng đối mặt với tình hình khô hạn làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà chủ lực là cây lúa như huyện Châu Thành A và một phần huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, huyện Long Mỹ hay thị xã Long Mỹ. Tuy nhiên, qua ghi nhận tại một số địa phương thì nhờ có sự chủ động trong nạo vét kênh mương nội đồng của ngành chức năng để trữ nước nên nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của người dân vẫn đảm bảo.
Đang giặm 5 công lúa của gia đình, ông Phạm Thanh Nguyên, ở ấp Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, thông tin: “Trước đây, khi chưa có hệ thống đê bao và trạm bơm thì vào mùa khô như hiện nay, bà con gặp nhiều khó khăn trong việc bơm nước từ dưới kênh lên đồng. Do kênh cạn nên có hôm chỉ tranh thủ bơm được từ 1-2 tiếng lúc nước lớn. Còn bây giờ, lòng kênh được nạo vét sâu và thông thoáng nên lúc nào cũng có nước cho trạm bơm hoạt động. Nhờ vậy, bà con chủ động được nguồn nước nên ruộng không bị khô, ít cỏ dại, cây lúa phát triển tốt”.
Những vùng đã xuống giống lúa Hè thu của tỉnh đang đảm bảo nguồn nước cho người dân canh tác.
Còn ông Nguyễn Văn Út, ở ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, cho hay: “Tôi sống hơn nửa đời người rồi mà có lẽ đây là năm đầu tôi thấy nắng nóng thế này. Trời nắng không chỉ làm cho con người khó chịu vì oi bức mà việc canh tác lúa cũng gặp khó khăn, nhất là nước bơm lên ruộng bị bốc hơi nhanh. Tuy nhiên, nhờ có tuyến kênh Ba Liên trước nhà được thường xuyên nạo vét nên đảm bảo nguồn nước phục vụ cho bà con trồng lúa”.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống hơn 55.000ha lúa Hè thu, tập trung ở huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Phụng Hiệp và một phần thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ; riêng một phần diện tích tại huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh do bị ảnh hưởng của nước mặn nên bà con đang chờ mưa mới xuống giống. Hiện tại, lúa ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và một ít diện tích đang làm đòng. Mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi, nhất là nắng nóng gay gắt, nhưng nhờ sự chủ động trong chăm sóc nên tình hình dịch hại trên lúa không đáng ngại, đa phần diện tích lúa đang phát triển tốt.
Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, thông tin: Sau nhiều năm triển khai Chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô nên nhiều tuyến kênh nội đồng luôn được quan tâm nạo vét, hạn chế bị bồi lắng, từ đó đảm bảo nguồn nước cho người dân canh tác lúa vụ Hè thu (đã xuống giống hơn 12.500ha), cũng như nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác. Ngoài đảm bảo nguồn nước, để bảo vệ cây lúa tốt trong mùa nắng nóng, ngành nông nghiệp huyện thường xuyên khuyến cáo bà con chủ động phòng, chống dịch hại, nhất là quan tâm không để ruộng lúa bị khô.
Kiểm soát tốt nước mặn
Cùng với khô hạn thì diễn biến của tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay cũng diễn biến phức tạp, nhất là Biển Tây với nồng độ mặn cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến hai địa phương của tỉnh là huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Trong đó, độ mặn đỉnh điểm đến thời điểm này đo được ở huyện Long Mỹ là 10,8‰ và ở thành phố Vị Thanh là 10,3‰. Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, cho biết: Ghi nhận tình hình nước mặn xâm nhập vào địa bàn tỉnh trong mùa khô năm nay với nồng độ cao đứng thứ 2 (sau năm 2016) trong khoảng gần 10 năm trở lại đây. Tuy độ mặn ở mức cao nhưng do nắm bắt tình hình dự báo từ trước nên ngay đầu mùa khô 2019, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã đề ra kế hoạch, cũng như các phương án phòng chống, đồng thời phân công công việc cụ thể cho từng đơn vị có liên quan của tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện. Nhờ vậy, tình hình nước mặn được kiểm soát tốt, ít ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng, chống mặn được tỉnh và các địa phương thực hiện tốt là cán bộ phụ trách mỗi ngày 2 lượt tiến hành đo nồng độ mặn tại một số điểm chính ở địa bàn mình phụ trách. Từ việc làm này, dù nồng độ mặn năm nay lên, xuống rất bất thường nhưng do được theo dõi thường xuyên đã kịp thời đóng, mở các cống để ngăn nước mặn vào nội đồng hay lấy nước ngọt trữ lại, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại bằng đường thủy được dễ dàng, hạn chế sự phiền hà của bà con. Ngoài ra, việc cập nhật nồng độ mặn thường xuyên còn giúp ngành chức năng kịp thời thông báo lên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và có biện pháp ứng phó mặn vào từng thời điểm phù hợp.
Ông Võ Văn Hà, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, thông tin: “Thông qua loa phát thanh của Đài truyền thanh và thông tin từ cán bộ của Trạm thủy lợi thành phố mà tôi và nhiều hộ dân nơi đây nắm được tình hình độ mặn hàng ngày tại cống Kênh Lầu. Nhờ vậy, bà con biết lúc nào lấy nước ngọt, lúc nào cần bí các đập dẫn nước từ sông Nước Trong trước nhà vào mương vườn nên cây khóm và vườn cây ăn trái không bị thiệt hại. Không riêng gì năm nay mà những năm trước ngành chức năng địa phương làm rất tốt công tác này nên bà con phần nào an tâm sản xuất, dù đây là một trong những nơi thường chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố”.
Ông Nguyễn Bé Sáu, Phó phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, cho biết: “Từ đầu mùa khô đến nay, hàng ngày chúng tôi đều cử cán bộ đo nồng độ mặn tại 5-7 điểm chính trên địa bàn. Sau khi có kết quả, những điểm kiểm tra nào vượt 1,5‰ thì chúng tôi tiến hành cho đóng cống ở điểm đó lại và trên tinh thần mặn đến đâu đóng cống đến đó. Từ cách làm trên nên đến thời điểm này, thành phố chưa ghi nhận tình hình mặn làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân”.
Giống như thành phố Vị Thanh, ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, cho hay: Tình hình mặn xâm nhập vào địa bàn Long Mỹ từ đầu mùa khô đến nay diễn biến hết sức phức tạp, trong đó từ giữa tháng 3 đến nay, độ mặn ở nhiều nơi duy trì từ 5-7‰. Trước tình hình này, lãnh đạo địa phương đã triển khai nhiều giải pháp theo kế hoạch như đã đề ra ngay từ đầu năm. Cụ thể, đã tiến hành đóng 34 cống ngăn mặn (có 21 cống cải tiến), đồng thời vận động bà con đắp đập thời vụ khi độ mặn vượt 1,5‰ nhằm bảo vệ thành quả sản xuất của mình. Đặc biệt là trước khi nước mặn về, ngành chức năng các địa phương của huyện đã tổ chức vận động người dân sử dụng các dụng cụ để trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt gia đình nên hiện không có tình trạng bà con thiếu nước ngọt.
Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, cho biết thêm: Các địa phương trong tỉnh không nên lơ là mà tiếp tục triển khai tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Bởi theo dự báo của cơ quan chuyên môn thì tình hình hạn, mặn vẫn còn diễn biến phức tạp và trong đầu tháng 5 này, nước mặn vẫn còn khả năng lấn sâu vào nội đồng do kết hợp với thủy triều dâng và gió mạnh. Chính vì vậy, công tác chủ động phải đặt lên hàng đầu như đã làm từ trước đến nay.
Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, nhằm hạn chế hạn, mặn gây thiệt hại trong sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống người dân, trong mùa khô 2019, Hậu Giang thực hiện mới và nâng cấp, sửa chữa 120 cống, đập thời vụ; nạo vét 71 kênh cấp 2, cấp 3 để trữ nước ngọt ở những vùng bị hạn và xâm nhập mặn. Tổng kinh phí thực hiện các công việc trên gần 67,6 tỉ đồng. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
17:14 31/10/2024
(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.
09:12 31/10/2024
Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.
08:36 31/10/2024
(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
08:34 31/10/2024
(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,
08:33 31/10/2024
(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.
08:00 31/10/2024
Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,
09:26 29/10/2024
(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,
09:21 29/10/2024
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,
17:11 21/10/2024
(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.
16:06 21/10/2024
Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.
05:51 02/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12-2024; Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024; 16 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024; Phát hiện tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin 100 năm sau ngày mất.
22:57 01/11/2024
Thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cơ bản nhất trí sửa đổi đạo luật. Tuy nhiên, phải xem xét khả năng thực hiện của các đơn vị được phân cấp, phân quyền.
22:57 01/11/2024
Góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội (Đoàn ĐBQH Hậu Giang), trao đổi nhiều nội dung, mong muốn cơ quan chủ trì soạn thảo quan tâm.
22:56 01/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 1-11, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV năm 2024, chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, với sự tham dự của 250 đại biểu đại diện hơn 33.450 đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.