Thứ Tư, ngày 31/01/2018 | 14:37
Đại hội mừng công của các tiểu ban Ban An ninh Trung ương Cục miền nam, tháng 12-1968.
Mùa xuân năm 1968, giữa lúc cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang đến đỉnh cao nhất, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành T.Ư Đảng chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ. Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", thực hiện chủ trương của Đảng, lực lượng Công an miền bắc và An ninh miền nam tích cực, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt, phục vụ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy (TTC-ND) Xuân 1968.
Đối với Công an miền bắc, Bộ Công an chỉ đạo xây dựng lực lượng công an nhân dân đủ sức, vững mạnh bảo đảm trật tự trị an, chống chiến tranh phá hoại; chủ động và tích cực chi viện cho An ninh miền nam về mọi mặt. Từ đầu năm 1955, Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn đã quyết định thành lập Tổ cán bộ miền nam trực thuộc Phòng Tổ chức cán bộ - Bộ Công an, chuẩn bị đội ngũ cán bộ chi viện chiến trường miền nam. Giai đoạn 1965 - 1968, Bộ đã chi viện gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ ưu tú cho An ninh miền nam, riêng năm 1968 chi viện 788 cán bộ, chiến sĩ cho các chiến trường. Đặc biệt đã bảo đảm thông tin bí mật, thông suốt, nhanh chóng phục vụ chỉ đạo của Trung ương Đảng, Đảng đoàn, lãnh đạo Bộ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Lực lượng cơ yếu công an nhân dân trên cả hai miền nam, bắc đã mã dịch chuyển báo kịp thời và an toàn nhiều bức điện mật quan trọng của Bộ, kể cả tin tức tình báo, các chỉ đạo quan trọng của lãnh đạo Bộ tới các chiến trường. An ninh, trật tự hậu phương miền bắc được bảo đảm tốt, góp phần tích cực cho chiến trường miền nam chiến đấu giành thắng lợi.
Ở miền nam, quán triệt nghị quyết của Trung ương Cục và chỉ thị của Ban An ninh miền nam, từ cuối năm 1966, lực lượng An ninh miền nam đẩy mạnh hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: phản gián, điệp báo, diệt ác, trừ gian, phá tề. Trong công tác diệt ác, đã xuất hiện nhiều trận đánh vang đội, nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm, mưu trí của lực lượng an ninh vũ trang.
Bước sang năm 1967, lực lượng An ninh miền nam tập trung toàn lực cho đợt tiến công; rà soát toàn bộ các cơ quan đầu não của địch, phối hợp các lực lượng tại chỗ mở đường, dẫn đường cho các mũi tiến công đánh vào những mục tiêu trọng yếu.
Cùng với Lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu và du kích Củ Chi, Tiểu đoàn Vinh Quang (An ninh vũ trang) T4 do đồng chí Võ Văn Vân phụ trách đã bố trí lực lượng bảo vệ Văn phòng Khu ủy, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 7 của Quân khu, chống càn, bảo vệ cơ quan Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, góp phần tiêu diệt 500 tên địch và 18 xe bọc thép(1). Trong chống địch càn quét, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình. Đồng chí Võ Văn Vân đã có sáng kiến dùng đạn pháo lép chế tạo thành mìn, diệt ba xe tăng địch. Lực lượng an ninh Phân khu 1 do đồng chí Bùi Quang Hảo chỉ huy, bám trụ chiến đấu, dẫn đường cho bộ đội chủ lực, tập kích vào sau lưng địch. Đồng chí Bùi Quang Hảo đã nhanh chóng tập hợp sáu đội du kích của sáu xã phía Nam Củ Chi (gồm 120 người) lập một căn cứ dự bị cho Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, chuyển thương binh, đưa cán bộ về căn cứ an toàn.
Tại khu Sài Gòn, đêm 30, rạng 31-1-1968, 12 đồng chí phân đội an ninh vũ trang dưới sự chỉ dẫn của nữ chiến sĩ an ninh Đoàn Lệ Phong đã bí mật mở đường đưa một bộ phận của Bộ Tư lệnh tiền phương gồm các đồng chí: Sáu Dân, Tư Trọng, Hai Trúc... và nhiều cán bộ chủ chốt của các ban, ngành từ căn cứ Bắc huyện Bình Chánh luồn sâu vào trung tâm thành phố thuộc khu vực Trường đua Phú Thọ an toàn, đúng thời gian quy định để chỉ đạo cuộc tiến công. Khi Bộ Tư lệnh vừa dừng chân tại chợ Thiếc, quận 11 nhận được lệnh khẩn của cấp trên phải di chuyển gấp vì đã bị lộ. Trong khoảnh khắc, địch cho một tiểu đoàn biệt động và cảnh sát dã chiến có xe cơ giới yểm trợ, tiến công vào vị trí tập kết của Bộ Tư lệnh. 12 đồng chí an ninh vũ trang chốt tại vùng Trường đua Phú Thọ đã chặn đánh địch bảo vệ Bộ Tư lệnh di chuyển an toàn. Đơn vị an ninh vũ trang tiêu diệt 50 tên địch, bắn cháy 10 xe tăng, trong đó có năm xe bọc thép, thu nhiều súng, đạn, làm thất bại cuộc tiến công của địch(2). Trong hơn bảy ngày đêm chiến đấu kiên cường, 12 cán bộ, chiến sĩ an ninh T4 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn Bộ Tư lệnh tiền phương 2. Sự hy sinh anh dũng của các đồng chí để lại tấm gương chiến đấu tuyệt vời cho các lực lượng an ninh miền nam. Phân đội 2 bảo vệ Bộ Tư lệnh tiền phương 2, được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Đồng chí Nguyễn Minh Hoàng, an ninh T4 được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Đội 1 An ninh vũ trang Sài Gòn - Gia Định được giao nhiệm vụ đánh chiếm Tổng nha cảnh sát ngụy trên đường hành quân thì gặp địch. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Tám Hợi, đơn vị đã nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu, tiêu diệt 37 tên. Sau đó, Đội di chuyển phối hợp với Tiểu đoàn 6 Bình Tân diệt một ổ vũ trang của địch và tham gia chống càn diệt 45 tên, tiêu hao nặng một trung đội khác. Đây là trận chiến đấu điển hình của An ninh vũ trang thành phố, với tinh thần tiến công địch kiên cường đến viên đạn cuối cùng… Để làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đã có biết bao chiến sĩ an ninh miền nam nằm lại trong lòng đất mẹ ở chiến trường như: Hồ Văn Thơm, Điểu Hô, Nguyễn Văn Lợi, Châu Văn Điện, Phan Tuấn Ngọc, Võ Văn Cường...; biết bao đồng chí đi ra từ khói lửa với những thương tật và di chứng vĩnh viễn của chiến tranh như: Hoàng Thức Bảo, Nguyễn Thị Lài, Mai Thị Rân, Trần Chí Thành, Vũ Minh Sơn, Lê Văn Riêu... Dù có những tổn thất to lớn, nhưng máu xương của các chiến sĩ An ninh miền nam cùng hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước đã ngã xuống trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã góp phần làm nên chiến thắng trọn vẹn trong đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc, mãi lưu danh trong những trang sử vàng của lực lượng công an nhân dân.
Trong những ngày Xuân Mậu Thân 1968, phối hợp với các chiến trường chính, an ninh khu trọng điểm Sài Gòn - Gia Định đánh 372 trận lớn, nhỏ, tiêu diệt 4.575 tên địch các loại, trong đó có 1.124 tên Mỹ, có chín sĩ quan cấp tá, bắt 129 tên, có một tư lệnh sư đoàn; bắn cháy và phá hủy 105 xe quân sự các loại, 63 máy bay...
Lực lượng An ninh Sài Gòn - Gia Định đã thực hiện xây “lõm” chính trị khắp các quận nội thành, tập trung nhất là quận 4, quận 8, quận Gò Vấp, khu vực chợ Bà Chiểu, khu vực Bàn Cờ, khu vực Bảy Hiền (Tân Bình), khu vực Hàng Xanh, Cầu Bông (Gia Định), khu vực xóm Chùa, Tân Định (quận 1). "Lõm" chính trị do lực lượng an ninh làm nòng cốt, quần chúng cảm tình cách mạng và kháng chiến, dám che giấu, đùm bọc cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Mặc dù địch ra sức kìm kẹp, khủng bố, bắt bớ và âm mưu xóa trắng vùng "lõm chính trị"- căn cứ cách mạng Bảy Hiền và vùng "lõm" chính trị - căn cứ cách mạng Bàn Cờ, nhưng ngay trong lòng địch, ngọn lửa cách mạng vẫn âm thầm nhen nhóm; các tổ chức cách mạng do Đảng lãnh đạo vẫn bí mật hình thành và không ngừng phát triển. Dù biết rằng nếu bị địch phát hiện, bắt bớ, chắc chắn sẽ bị tù đày, tra khảo, tịch biên tài sản và có thể bị tử hình, nhưng người dân vẫn gắn bó với cách mạng. Trong quá trình hoạt động, nhiều cơ sở bị địch bắt, nhiều đồng chí bị địch tra tấn dã man, vẫn một lòng một dạ trung thành với Đảng, bảo vệ cơ sở, bảo vệ tổ chức. “Lõm chính trị” ở Sài Gòn - Gia Định trong Tết Mậu Thân trở thành địa bàn quan trọng giúp lực lượng an ninh nói riêng, Khu ủy nói chung trong tổ chức tiến công trụ sở của địch giành thắng lợi...
Tại một số địa phương khác, như: Trị Thiên - Huế, Tây Ninh, Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Dương, Thủ Dầu Một, Long An, Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre... lực lượng an ninh phối hợp các mũi tiến công quân sự và lực lượng quần chúng đồng loạt tiến công vào các trụ sở cơ quan đầu não của địch, trừng trị ác ôn ngoan cố, tìm bắt tề điệp, cảnh sát, chiêu hồi, bình định, phá thế kìm kẹp của chúng ở nhiều xã, ấp, giành chính quyền làm chủ xã, ấp.
Qua ba đợt Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng công an nhân dân mà trực tiếp là lực lượng An ninh miền nam đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của quân và dân cả nước, giáng một đòn chí tử vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh trúng vào hệ thần kinh trung ương của bộ máy chính quyền Sài Gòn, làm rung động dư luận quốc tế và chính giới Hoa Kỳ.
(1) Ban Nghiên cứu lịch sử Công an nhân dân: Công an nhân dân Việt Nam lịch sử biên niên (1954 - 1975) quyển 2, Nxb.CAND, Hà Nội-2000, tr.85.
(2) Bộ phận thường trực Ban Nghiên cứu tổng kết lịch sử Công an nhân dân phía Nam: An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ 1954 - 1975, Nxb. CAND-1995, tr.174.
Theo NGUYỄN HỒNG THÁI/nhandan.org.vn
11:40 27/06/2025
(HGO) - 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ cháy nhà dân ở huyện Phụng Hiệp, không gây thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản gần 750 triệu đồng, so cùng kỳ số vụ cháy tăng 1 vụ.
09:51 25/06/2025
(HG) - Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh vừa tổ chức Đoàn kiểm tra 28 trụ sở mới Ban CHQS cấp xã trước khi sáp nhập trên địa bàn tỉnh.
06:49 24/06/2025
(HG) - Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh vừa tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Tư lệnh Quân khu 9 về công tác cán bộ. Dự và trao quyết định có đại tá Võ Văn Phương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh; cùng dự có thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
06:41 24/06/2025
(HG) - Trung đoàn bộ binh 114, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vừa phối hợp với đoàn thể ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh tổ chức lao động giúp dân giặm, vá lộ nông thôn.
06:29 24/06/2025
Xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp từng là địa phương khá phức tạp về ma túy, nhưng nay là đơn vị cấp xã duy nhất trong tỉnh không có tệ nạn này. Đó là một quá trình đầy nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân trong việc chủ động phòng, chống.
07:04 22/06/2025
Mô hình “Vì dân phục vụ trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo” đã được Công an tỉnh Hậu Giang triển khai và không ngừng phát triển, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của lực lượng công an đối với người dân, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào lực lượng công an và nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
07:04 22/06/2025
(HG) - Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân (CAND) là một sân chơi lớn, nơi các đơn vị thể hiện sự tinh nhuệ, kỷ luật và sức mạnh của lực lượng. Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Hậu Giang đã và đang khẳng định vai trò nòng cốt, không chỉ trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự mà còn trong việc đóng góp tích cực vào thành công chung của Công an tỉnh tại các hội thi.
07:21 20/06/2025
(HG) - Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh vừa tổ chức Lễ trao quyết định nâng bậc lương, thăng quân hàm cho quân nhân chuyên nghiệp đợt I năm 2025.
14:37 19/06/2025
(HGO) - Sáng ngày 19-6, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị phiên 6 tháng đầu năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Phó Tư lệnh Quân khu 9; ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đến dự.
08:31 17/06/2025
(HG) - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vừa tổ chức tập huấn động tác chỉ huy xe cơ động bằng tín hiệu cờ và động tác lên, xuống xe ô tô chở quân.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...