Cạnh tranh ở Bắc cực

Thứ Tư, ngày 08/05/2019 | 15:03

Những năm qua, các quốc gia đã tranh giành ráo riết quyền kiểm soát khu vực Bắc cực, tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực để khi băng tan có thể khai thác phần lớn trữ lượng dầu khí còn sót lại của thế giới, cộng với các mỏ khoáng sản khổng lồ như kẽm, sắt và kim loại hiếm.

Ngày 6-5, các nhà ngoại giao hàng đầu từ Mỹ, Nga và các quốc gia khác giáp Bắc cực gặp nhau ở Phần Lan để thảo luận về các chính sách quản lý khu vực Bắc cực giữa lúc căng thẳng gia tăng về cách đối phó với sự nóng lên toàn cầu và tình trạng khai thác tài nguyên ở khu vực giàu có về khoáng sản này.

Những năm qua, các quốc gia đã tranh giành ráo riết quyền kiểm soát khu vực Bắc cực, tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực để khi băng tan có thể khai thác phần lớn trữ lượng dầu khí còn sót lại của thế giới, cộng với các mỏ khoáng sản khổng lồ như kẽm, sắt và kim loại hiếm.

Ngoài ra, các tuyến vận chuyển ngang Bắc cực nhằm tiết kiệm thời gian cũng được các nước khai thác. Hiện Washington tỏ ra lo ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Bắc cực. Trong bài phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Bắc cực ở Rovaniemi, Phần Lan, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phủ nhận vai trò của Trung Quốc trong việc định hình chính sách Bắc cực.

Trung Quốc đã đưa các tàu phá băng tới Bắc cực và đề xuất xây trạm vệ tinh mặt đất ở Greenland. Nhưng Lầu Năm Góc cảnh báo về ý định của Bắc Kinh với những dự án được cho là dân sự nhưng có thể hỗ trợ sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Bắc Băng Dương, bao gồm việc triển khai các tàu ngầm đến khu vực này như là một biện pháp ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân.

Tham vọng của Bắc Kinh ở Bắc cực chính thức được đặt ra trong sách trắng có tiêu đề “Chính sách Bắc cực của Trung Quốc”, được phát hành vào tháng 1-2018, tuyên bố rằng Trung Quốc là nước gần Bắc cực và có thể tham gia vào việc cai quản vùng này. Ngoài ra, Bắc Kinh đã công khai nói về mong muốn tạo ra một tuyến giao thương qua Bắc cực, được gọi là Tuyến Biển Bắc, một phần của chính sách Vành đai và Con đường.

Hội đồng Bắc cực bao gồm Mỹ, Canada, Nga, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch và Iceland. Trung Quốc là quan sát viên tại Hội đồng từ năm 2013. Nga đã mở lại các căn cứ quân sự gần Bắc cực vốn đóng cửa sau chiến tranh lạnh và hiện đại hóa Hạm đội phương Bắc hùng mạnh.

Đáp lại, Mỹ đã tái lập hạm đội có trách nhiệm giám sát Bắc cực. Hội đồng Bắc cực hiện mâu thuẫn nhau về nhiều vấn đề, trong đó có việc Mỹ đã từ chối ký vào một tuyên bố chung về biến đổi khí hậu. Đại sứ Phần Lan tại Bắc cực Aleksi Harkonen nói, chỉ riêng vấn đề biến đổi khí hậu ở Bắc cực cũng đã có “nhiều tông màu khác nhau” giữa các quốc gia.

Trong khi đó, vấn đề nhiệt độ không khí bề mặt ở Bắc cực đang nóng lên gấp đôi so với phần còn lại của địa cầu lại ít được chú ý hơn là chuyện tranh giành ảnh hưởng. Theo một số nhà nghiên cứu, đại dương ở Bắc cực có thể không có băng trong những tháng mùa hè trong vòng 25 năm tới. Điều đó có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thời tiết thế giới cũng như động vật hoang dã và dân cư bản địa ở vùng Bắc cực.

Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên bày tỏ sự hoài nghi về việc tình trạng nóng lên toàn cầu là kết quả hoạt động của con người và đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Khí hậu Paris, thỏa thuận nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống mức thấp hơn 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2100.

 

Theo THỤY VŨ/sggp.org.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bộ đội Việt Nam xây lớp học, phòng ăn cho trẻ em châu Phi

08:16 14/06/2024

Đội công binh số 2 bàn giao hai phòng học rộng 30 m2 và một phòng bếp cho Trường tiểu học E.C.S.S Nyinkuac tại Abyei.

Sắp tổ chức 'Hội nghị Diên Hồng' dành cho người Việt ở nước ngoài

18:27 04/06/2024

Hội nghị người Việt ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài sẽ trở thành diễn đàn để kiều bào hiến kế cho quê hương phát triển.

Australia phá bỏ hàng triệu cây nho vì khủng hoảng thừa

14:55 12/03/2024

Ngành nông nghiệp và công nghiệp rượu vang của Australia đang đối mặt với nhiều thách thức.

Việt Nam, Úc nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

13:52 07/03/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Úc Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện, đưa Úc trở thành nước thứ bảy có quan hệ ở cấp này với Việt Nam.

Khai mạc Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

16:04 04/03/2024

Theo phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Nga, ngày 2/3 (giờ địa phương), tại khu vực lãnh thổ liên bang Sirius thuộc Vùng Krasnodar ở Liên bang Nga, diễn ra lễ khai mạc Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 với chủ đề "Cùng nhau bắt đầu tương lai".

Ấn Độ có thể duy trì cấm xuất khẩu gạo sang năm 2024

10:37 22/11/2023

Mới đây, Ấn Độ cho biết dự kiến sẽ duy trì hạn chế xuất khẩu gạo sang năm 2024 tới.

Nền kinh tế EU mất đà tăng trưởng trong năm 2023

16:08 17/11/2023

Theo Dự báo kinh tế mùa thu của Ủy ban châu Âu, nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) mất đà tăng trưởng trong năm 2023. Tuy nhiên, sự phục hồi tăng trưởng nhẹ vẫn được kỳ vọng sẽ diễn ra vào năm tới 2024.3:17

Nền kinh tế toàn cầu chậm lại, nhưng không bị đình trệ

15:46 09/11/2023

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại, và không đồng đều ở các khu vực, de dọa lạm phát vẫn còn.

Hợp tác, cùng hành động để vượt qua thách thức biến đổi khí hậu

10:29 26/10/2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, là một trong 4 quốc gia đã thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với các nước phát triển, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước để cùng hành động vì mục tiêu phát triển bền vững thông qua chia sẻ các tiềm năng và thế mạnh của mình.

Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới muốn đầu tư tại Việt Nam

09:15 20/10/2023

Chiều 19/10 (theo giờ địa phương), nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN- Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) và thăm Vương quốc Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yasser M.Mufti, Phó Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Aramco và ông Mohammed Al-Khrashi, Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ Công an tỉnh

14:33 22/10/2024

(HGO) - Sáng ngày 22-10, Công an tỉnh tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ.

Nâng cao trách nhiệm bồi dưỡng đoàn viên ưu tú là sinh viên cho Đảng

14:02 22/10/2024

(HGO) – Sáng ngày 22 - 10, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Đảng ủy Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang tổ chức tọa đàm “Tăng cường công tác phát triển đảng trong sinh viên trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.

Củng cố hồ sơ để điều tra Ngô Minh Khang

13:54 22/10/2024

(HGO) - Ngày 22-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh thông tin, đơn vị đang củng cố hồ sơ để điều tra Ngô Minh Khang, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Đăng kiểm Hậu Giang 95-01D liên quan đến vụ án hình sự “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ”.

Đảm bảo 100% các yêu cầu tra cứu phải có thông tin “đúng, đủ, sạch”

08:50 22/10/2024

(HGO) – Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ vừa tổ chức Họp trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, chủ trì cuộc họp. Điểm cầu Hậu Giang có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tham dự.