Thứ Hai, ngày 08/10/2018 | 15:22
Để đáp trả lại việc Nga chuyển giao cho Syria các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU-2 Favorit, Mỹ đang tính tới khả năng khôi phục hoạt động của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 Raptor trong không phận Syria. F-22 sẽ đảm nhiệm vai trò tuần tra trên không (CAP) cho hoạt động của máy bay liên quân, cũng như áp chế hoặc tấn công phá hủy hệ thống phòng không Syria trong trường hợp cần thiết.
Giới chức quân sự Mỹ cho rằng, sự hiện diện của các tổ hợp S-300 trong tay Quân đội Syria sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động đường không của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, động thái này đang bị các nhà phân tích quân sự quốc tế hoài nghi.
F-22 – Vũ khí được thiết kế chuyên để áp chế phòng không Liên Xô, Nga?
Sau khi Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố chuyển giao các tổ hợp S-300 cho Syria, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Heather Neuert tuyên bố, Nga chuyển giao cho Syria S-300 chỉ làm “leo thang xung đột ở Syria và không làm thay đổi cách tiếp cận của Mỹ với quốc gia Cận Đông này”. Cùng với đó, phát ngôn viên liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu tại Syria, Đại tá Sean Ryan nhấn mạnh, S-300 sẽ không làm thay đổi chiến lược của liên quân đang tiến hành ở Syria.
Phản ứng lại việc Syria được chuyển giao S-300, trang tin quân sự Mỹ The Drive dẫn các nguồn tin thân cận đăng tải, Không quân Mỹ đang tính tới việc khôi phục hoạt động của “cặp đôi” F-22 và F-16CJ Viper nâng cấp tại Syria. Chiến thuật này tương tự như dự kiến của Lầu Năm góc trong thời kỳ đầu nội chiến của Syria khi triển khai đồng thời máy bay F-22 và F-16 để sẵn sàng cho kịch bản can thiệp quân sự, áp chế hệ thống phòng không Syria trong trường hợp cần thiết.
![]() |
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor có khả năng đối phó hoàn hảo với S-300? |
Theo The Drive, máy bay chiến đấu F-22 được thiết kế dựa trên các tiêu chí đối phó lại các tổ hợp vũ khí phòng không Liên Xô và Nga với sự tham gia của các Tập đoàn chế tạo vũ khí hàng đầu của Mỹ như Lockheed Martin, Boeing và General Dynamics.
Nhận định F-22 là dòng máy bay chiến đấu hiệu quả, năm 2009, một nhóm nghị sĩ Mỹ đã gửi đề nghị lên Tổng thống Mỹ Barack Obama khôi phục dây chuyền lắp ráp F-22 để đối phó với “sự mở rộng ảnh hưởng của S-300” tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Một trong những tính năng đáng chú ý của F-22 chính là khả năng tàng hình nhờ việc áp dụng sâu công nghệ vật liệu mới, lớp phủ tán xạ tín hiệu ra-đa và khoang vũ khí được để trong khoang kín dưới thân. Ngoài ra, F-22 còn có khả năng sử dụng nhiều loại vũ khí tấn công chính xác cao và hoạt động trong mọi điều kiện thời gian. thời tiết.
Tuy nhiên, quan điểm trên của The Drive nhận được nhiều chỉ trích từ giới chuyên gia quân sự. F-22 với mục tiêu thiết kế ban đầu là một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không. Mục tiêu chính của nó là sử dụng ưu thế về tàng hình, ra-đa mảng định pha chủ động (AESA) để phát hiện sớm máy bay đối phương và tiêu diệt chúng với chiến thuật “thấy trước, bắn trước”. Khả năng tàng hình của F-22 không phải là bất bại. Nó chỉ hiệu quả ở một số băng tần ra-đa nhất định. Chính vì thế, nhiệm vụ áp chế phòng không, F-22 có thể thực hiện, nhưng không phải nhiệm vụ thế mạnh.
Việc F-22 xuất hiện tại Syria nhiều khả năng là để Không quân Mỹ hoàn thiện dòng máy bay chiến đấu này trong thực chiến, cũng như cọ sát trực tiếp với Không quân Nga trong điều kiện tác chiến thực.
Đối mặt với S-300, F-22 sẽ mất lợi thế tàng hình
Đánh giá về kịch bản Mỹ có thể triển khai máy bay F-22 tới Syria để đối phó với S-300 của Syria, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm phân tích Thị trường vũ khí quốc tế (CAWAT) đánh giá, máy bay thế hệ 5 của Mỹ hoàn toàn không có thế mạnh tàng hình trước hệ thống phòng không liên hợp của Syria và Nga.
“S-300 và S-400 có đủ khả năng phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình F-22 hoặc F-35 xâm phạm không phận Syria. Thực tế là không có máy bay nào “vô hình” cả. Chúng vẫn tạo ra những nhiễu động điện tử đủ để hệ thống ra-đa cảnh giới ghi nhận được. Sau khi bị phát hiện, quyết định bắn hạ chúng hay không sẽ có phía Nga chịu trách nhiệm”, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko nhận định.
![]() |
Syria được chuyển giao S-300 giúp thay đổi hoàn toàn năng lực chiến đấu của hệ thống phòng không về chất... |
![]() |
Hơn thế nữa, điều quan trọng hơn là các tổ hợp S-300 của Syria được tích hợp vào hệ thống điều khiển hợp nhất của Nga khiến năng lực chiến đấu của chúng còn hiệu quả gấp bội phần. |
Theo lời ông Igor Korotchenko, khả năng tàng hình của F-22 và F-35 có thể hiệu quả trong những trường hợp đơn lẻ hoặc tác chiến quy ước khi Mỹ kiểm soát hoàn toàn trên không. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khác tại Syria. Các tổ hợp S-300 của Syria không hoạt động đơn lẻ, mà được tích hợp vào hệ thống điều khiển hợp nhất của lực lượng Phòng không-vũ trụ Nga. Hệ thống này không chỉ có tên lửa phòng không, mà còn có các thành phần trinh sát, đối kháng điện tử chủ động, thụ động và trinh sát vệ tinh… Những yếu tố này đủ để khiến F-22 và F-35 mất khả năng tàng hình.
Mặt khác, dù thiết kế tàng hình, nhưng khi hoạt động, F-22 và F-35 vẫn tạo ra nhiễu động điện tử do kết cấu khung thân kim loại, các kênh liên lạc vô tuyến. Những tín hiệu này hoàn toàn có khả năng bị các hệ thống trinh sát điện tử phát hiện để phát hiện ra vị trí.
Điều này có thể khiến Mỹ phải cân nhắc khi tái triển khai F-22 và F-16CJ trở lại Syria, khi đối thủ không chỉ có hệ thống phòng không Syria, mà là hệ thống tích hợp với lực lượng quân sự Nga tại quốc gia Cận Đông này.
Theo TUẤN SƠN (tổng hợp)/qdnd.vn
07:55 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.
07:55 30/06/2025
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia Gillian Bird nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam.
05:37 27/06/2025
Sáng ngày 26-6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc tại Sàn Giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE).
05:37 27/06/2025
Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.
08:24 26/06/2025
Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.
08:23 26/06/2025
Tiếp nối loạt hoạt động tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Thiên Tân, Trung Quốc, sáng này 25-6 (giờ địa phương),
05:52 25/06/2025
Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.
05:52 25/06/2025
Trong chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 16 Thiên Tân) và làm việc tại Trung Quốc, chiều ngày 24-6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.
06:20 24/06/2025
Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.
06:20 24/06/2025
Sáng ngày 23-6, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tiếp Đoàn Ủy ban Bình đẳng giới và Gia đình, Quốc hội Hàn Quốc nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...