Luật chống khủng bố trước áp lực thực tế mới

Thứ Tư, ngày 07/06/2017 | 14:56

Luật chống khủng bố ra đời từ thế kỷ XIX, thường bao gồm các biện pháp cho phép nhà nước có nhiều đặc quyền riêng chống các tội ác liên quan đến khủng bố.

Tưởng nhớ nạn nhân vụ khủng bố ngày 22-5 ở Manchester, Anh

Kể từ sau vụ tấn công khủng bố 11-9-2001 tại Mỹ, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu bước sang trang mới phức tạp hơn, đòi hỏi các nước và các tổ chức quốc tế liên tục sửa đổi các điều khoản trong luật chống khủng bố. Trong những năm qua, hàng loạt vụ khủng bố xảy ra tại châu Âu một lần nữa thúc đẩy các nước sửa đổi luật chống khủng bố.

Nhiều công ước chống khủng bố

Chủ nghĩa khủng bố đã được đưa vào chương trình nghị sự quốc tế từ năm 1934, khi Liên đoàn các quốc gia, tiền thân của Liên hiệp quốc (LHQ), bắt đầu xây dựng một công ước về ngăn ngừa và trừng phạt khủng bố. Mặc dù công ước cuối cùng đã được thông qua vào năm 1937 nhưng chưa bao giờ có hiệu lực. Ngày nay, có 15 công ước quốc tế chống khủng bố có hiệu lực dưới sự bảo trợ của LHQ và các cơ quan chuyên môn trực thuộc LHQ. Hơn nữa, ngày 8-9-2006, Đại hội đồng LHQ thông qua “Chiến lược chống khủng bố toàn cầu”. Công ước quốc tế chống khủng bố lần thứ 16, một công ước toàn diện về chủ nghĩa khủng bố quốc tế, hiện đang được đàm phán.

Ngày 28-9-2001, Nghị quyết 1373 của Hội đồng Bảo an LHQ được thông qua theo Chương VII của Hiến chương LHQ. Trong số các điều khoản khác, Nghị quyết 1373 ủng hộ việc trao đổi thông tin chống khủng bố giữa các quốc gia thành viên và cải cách pháp luật chống khủng bố. Sau đó, LHQ thành lập Ủy ban Chống khủng bố để theo dõi việc nhà nước tuân thủ các điều khoản chống khủng bố của LHQ. Châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á, khối Arab cũng có công ước riêng chống khủng bố. Công ước ASEAN về chống khủng bố ký ngày 13-1- 2007 tại Cebu, Philippines.

Anh: Áp lực đổi mới luật thường xuyên

Cảnh sát Anh trong một cuộc diễn tập chống khủng bố

Tại Anh, nơi vừa xảy ra 3 vụ khủng bố trong 3 tháng liên tiếp, Chính phủ Anh đang đứng trước áp lực sửa đổi Đạo luật chống khủng bố có từ năm 2000. Trong lần sửa đổi vào năm 2005, đạo luật cho phép Bộ Nội vụ bắt những người nghi ngờ tham gia các tổ chức khủng bố. Đạo luật chống khủng bố sửa đổi năm 2006 đã tăng cường thời hạn tiền tạm giam đối với các nghi can khủng bố đến 28 ngày. Ban đầu, Chính phủ và Thủ tướng Tony Blair đề nghị thời hạn giam giữ lên đến 90 ngày, nhưng đã giảm xuống còn 28 ngày sau khi bỏ phiếu tại Hạ nghị viện, do các nghị sĩ Công đảng đối lập phản đối kịch liệt. Đạo luật chống khủng bố năm 2008 có một phần trong đó có thể gây tranh cãi, tăng giới hạn tiền tạm giam đối với nghi phạm khủng bố trong 42 ngày. Biện pháp này đã bị loại khỏi dự luật sau khi không được Hạ viện thông qua. Kể từ đó đến nay, hàng năm, nước Anh đều có bổ sung các điều khoản mới trong luật chống khủng bố.

Theo Thủ tướng Anh Theresa May, luật chống khủng bố mới sắp tới sẽ trao nhiều quyền hơn cho các lực lượng cảnh sát và an ninh cũng như tăng hình phạt với tội phạm khủng bố, kể cả tội ít nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nước Anh sẽ siết chặt các quy định về an ninh mạng và bài trừ tư tưởng cực đoan trong xã hội.

Pháp: Luật mới cho phép hành động không cần báo trước

Luật chống khủng bố mới của Pháp được áp dụng sau khi xảy ra các cuộc tấn công khủng bố ở Paris tháng 11-2015 làm 130 người chết. Luật mới cho phép các lực lượng an ninh theo dõi những kẻ tình nghi, thực hiện các cuộc lục soát nơi ở của họ mà không báo trước, hay quản thúc tại gia nghi phạm và cấm các cuộc tụ tập công cộng. Ngoài ra, kể từ khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 11-2015, nhà cầm quyền đã ban hành 155 nghị định ngăn cấm tụ tập đông người và áp đặt 639 biện pháp ngăn ngừa các cá nhân cụ thể tham gia vào các cuộc biểu tình.

Trong tháng 5, một loạt các biện pháp cũng được đưa ra để hạn chế các cuộc biểu tình sau cuộc bầu cử tổng thống. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói rằng, mối đe dọa khủng bố vẫn rất cao sau khi mở rộng các biện pháp khẩn cấp lần thứ sáu. Cựu Tổng thống Francois Hollande từng tuyên bố rằng Pháp trong tình trạng “chiến tranh” và triển khai quân đội để tuần tra đường phố. Tuy nhiên, đã có một số ý kiến phản đối luật chống khủng bố mới cũng như các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp. Marco Perolini, nhà nghiên cứu của Tổ chức Ân xá quốc tế tại Pháp, nói rằng tình trạng khẩn cấp nhằm bảo vệ người Pháp khỏi mối đe dọa khủng bố thay vào đó được sử dụng để hạn chế quyền biểu tình hòa bình. Ông nói: “Do tình trạng khẩn cấp, hàng trăm nhà hoạt động, các nhà môi trường và các nhà vận động nhân quyền không được phép tham gia biểu tình”.

Nhật Bản: Cơ quan điều tra không được lạm quyền

Tại Nhật Bản, dự luật sửa đổi Luật trừng phạt tội phạm có tổ chức và kiểm soát tội phạm (tức là luật chống khủng bố sửa đổi) đã được Hạ viện thông qua hồi cuối tháng 5. Chính phủ giải thích rằng kế hoạch khủng bố hoặc các hành động chuẩn bị khủng bố có thể được đánh giá thông qua các bằng chứng khách quan như các hành động cá nhân của kẻ tình nghi. Trong số những vấn đề tranh cãi là việc quy kết các hành động chuẩn bị khủng bố và các hành vi khác sẽ làm thắt chặt việc giám sát người công dân bình thường. Thu thập các thông tin ban đầu được xem là cần thiết để phát hiện các tội ác khủng bố trong giai đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị.

Tuy nhiên, điều này gây lo ngại ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân của công dân. Đảng Dân chủ đối lập lên tiếng lo ngại dự luật này sẽ dẫn tới một xã hội bị giám sát. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản nói rằng các công dân bình thường không liên quan đến các nhóm hình sự, các tổ chức khủng bố và các tổ chức gangster sẽ không bị giám sát chặt chẽ. Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh rằng ông sẽ làm việc để đảm bảo điều tra đúng người và người dân không nên lo ngại sau khi ban hành dự luật. Hiện dự luật còn chờ Thượng viện thông qua. Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) nói rằng dự luật phải sớm có hiệu lực như là một biện pháp chống khủng bố cần thiết trước khi Tokyo tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè 2020.

Theo một cuộc khảo sát của Kyodo News, tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với dự luật này là 42,6% trong tháng 1, tỷ lệ phản đối là 40,7%, số còn lại không có ý kiến. Cuộc khảo sát của truyền hình NHK nêu mục đích của dự luật là nhằm “ngăn ngừa các tội ác và khủng bố bằng các phương tiện có tổ chức” và tỷ lệ ủng hộ là 45%. Chỉ có 11% người trả lời của NHK phản đối dự luật.

Theo HUY QUỐC tổng hợp/sggp.org.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mỹ và Iran sẽ đàm phán vào tuần này ?

07:55 30/06/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam

07:55 30/06/2025

Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia Gillian Bird nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển trung tâm tài chính Thượng Hải

05:37 27/06/2025

Sáng ngày 26-6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc tại Sàn Giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE).

Thái Lan - Campuchia quyết “ăn miếng, trả miếng”

05:37 27/06/2025

Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.

Người nhập cư vào các nước phương Tây giảm mạnh ?

08:24 26/06/2025

Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

Thủ tướng đề xuất kết nối đường sắt Việt Nam – Kyrgyzstan và với các nước Trung Á

08:23 26/06/2025

Tiếp nối loạt hoạt động tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Thiên Tân, Trung Quốc, sáng này 25-6 (giờ địa phương),

“Chảo lửa” Trung Đông rực cháy

05:52 25/06/2025

Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cơ hội hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc còn rất rộng lớn

05:52 25/06/2025

Trong chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 16 Thiên Tân) và làm việc tại Trung Quốc, chiều ngày 24-6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

Gia tăng căng thẳng Campuchia - Thái Lan

06:20 24/06/2025

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.

Bà Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn Ủy ban Bình đẳng giới và Gia đình, Quốc hội Hàn Quốc

06:20 24/06/2025

Sáng ngày 23-6, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tiếp Đoàn Ủy ban Bình đẳng giới và Gia đình, Quốc hội Hàn Quốc nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...