Nga và cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh mới

Thứ Năm, ngày 15/03/2018 | 15:29

Có khả năng bay với vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh gấp nhiều lần; có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa hiện có trên thế giới và là loại vũ khí có khả năng thay đổi cán cân chiến lược trên thế giới, đó là những gì có thể nói về vũ khí siêu thanh mới. Về lĩnh vực này, Nga đang là quốc gia đi đầu.

Hiện tại, thế giới biết nhiều hơn tới vũ khí siêu thanh mới thông qua Thông điệp Liên bang 2018 được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố mới đây. Tuy nhiên, vũ khí siêu thanh mới thực tế đang được nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ phát triển trong thập niên trở lại đây và Nga chỉ là quốc gia đầu tiên đưa vào trang bị các loại vũ khí siêu thanh mới.

Vũ khí siêu thanh là gì?

Hiện tại, những yêu cầu đối với vũ khí siêu thanh thế hệ mới vẫn đang được hoàn thiện, nhưng một yếu tố căn bản là phương tiện siêu thanh mới phải có khả năng bay ít nhất ở tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh) kéo dài vài phút trong bầu khí quyển Trái Đất và phải là phương tiện bay có điều khiển.

Nga đang đi đầu trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh mới.

Đầu đạn hạt nhân do tên lửa đạn đạo chiến lược mang lên quỹ đạo trong giai đoạn tái nhập khí quyển cũng đạt tốc độ bay siêu thanh, nhưng không coi là phương tiện siêu thanh vì nó là đơn thuần đạt tốc độ cao nhờ thế năng và đạt tốc độ bay siêu thanh chỉ trong khoảng 1 phút.

Khi nói tới vũ khí siêu thanh, một yếu tố quan trọng cần hiểu rõ là định nghĩa về Mach. Ở mặt đất, tốc độ di chuyển của âm thanh đạt 340m/giây, tương đương Mach 1, còn khi ở độ cao 10km, do mật độ không khí loãng, tốc độ âm thanh chỉ còn 300m/giây. Để đạt được tốc độ bay gấp nhiều lần tốc độ âm thanh, các phương tiện thường phải bay ở độ cao lớn. Như vậy, vật thể bay siêu thanh Mach 5 ở độ cao trên 10km tương ứng với khả năng đạt tốc độ bay 5.400km/giờ. Trên thế giới hiện có rất ít phương tiện bay có thể đạt tốc độ như vậy do giới hạn về sức bền vật liệu, đặc tính khí động học và động cơ phản lực…

Nga đang sở hữu các dòng vũ khí siêu thanh lợi hại

Dù quá trình phát triển vũ khí siêu thanh mới tại Nga đã có lịch sử lâu dài, nhưng những thông tin liên quan tới chúng mới chỉ được công khai vài năm trở lại đây. Những chương trình phát triển vũ khí siêu thanh mới của Nga được biết tới nhiều nhất là tên lửa hành trình Zircon và BrahMos (hợp tác với Ấn Độ).

Liên quan tới vấn đề này, hồi tháng 1-2017, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov từng tuyên bố, Nga đã đạt được những tiến bộ lớn trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới cho phép phát triển các phương tiện bay có thể đạt tốc độ siêu thanh. Tới tháng 12-2017, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Thượng viện Nga, Viktor Bondarev khẳng định, Quân đội Nga đã được trang bị tên lửa siêu thanh mới theo chương trình mua sắm quốc phòng tới năm 2027, trong đó có tên lửa Zircon.

Tất cả thông tin về vũ khí siêu thanh mới của Nga chỉ được công khai rõ ràng trong Thông điệp Liên bang 2018 được Tổng thống Vladimir Putin công bố hôm 1-3 với tên lửa Kinzhal, đầu đạn trang bị cho ICBM Sarmat và thiết bị lượn siêu thanh Avanguard.

Tên lửa Kinzhal của Nga gây ấn tượng mạnh với giới chuyên gia quân sự quốc tế.

“Nhờ sự hỗ trợ của máy bay vận chuyển bay ở tốc độ cao, tên lửa Kinzhal nhanh chóng đạt tốc độ siêu thanh chỉ sau vài phút rời bệ phóng. Tốc độ bay của tên lửa đạt tới Mach 10 và khả năng cơ động quỹ đạo trong suốt hành trình bay”, Tổng thống Nga V. Putin đánh giá về tên lửa Kinzhal. Theo lời Tổng thống Nga, Kinzhal có thể đáp ứng nhiệm vụ chiến lược với đầu đạn hạt nhân và khả năng tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách 2.000km.

Ngoài Kinzhal, Nga cũng đang thử nghiệm các đầu đạn có khả năng tự cơ động ở vận siêu thanh trang bị trên dòng ICBM hạng nặng RS-28 Sarmat.

“Sarmat thực sự là loại vũ khí đáng sợ với khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa hiện nay”, Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Cuối cùng, một dòng vũ khí siêu thanh lợi hại khác của Nga là thiết bị lượn Avanguard. Loại vũ khí siêu thanh này có nhiều đặc điểm giống với nguyên mẫu vũ khí Mỹ đang thử nghiệm. Tuy nhiên, Avanguard có vận tốc tiếp cận cao hơn tới Mach 20, tương đương tốc độ vũ trụ cấp 1. Để đạt được điều này, vật liệu chế tạo của Avanguard có thể chịu được nhiệt độ rất cao tới hơn 2.000 độ C khi vật thể này cơ động trong khí quyển.

Cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh trên thế giới

Nhận thức rõ được vai trò chiến lược của vũ khí siêu thanh, không chỉ Nga, mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang tích cực phát triển công nghệ này.

Mỹ đang theo đuổi một số chương trình vũ khí siêu thanh tương lai, nhưng tất cả mới dừng ở nguyên mẫu thực nghiệm công nghệ, chứ chưa có sản phẩm hoàn chỉnh nào.

Theo lời Giám đốc Cơ quan phụ trách Các dự án tương lai (DAPRA) thuộc Lầu Năm góc, Stephen Walker, Mỹ sẽ đẩy mạnh chương trình phát triển vũ khí siêu thanh mới và các vụ thử sẽ bắt đầu từ năm 2019.

“Các bạn sẽ sớm thấy nhiều chuyến bay thử nghiệm vũ khí siêu thanh mới”, ông S. Walker nói. Theo lời lãnh đạo DAPRA, phát triển vũ khí siêu thanh mới đang là ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm góc, nhưng nguồn tài chính phân bổ cho vấn đề này hiện vẫn còn rất hạn chế.

Trước đây, theo khuôn khổ chương trình Tấn công nhanh toàn cầu – PSG, Mỹ từng có một loạt dự án phát triển vũ khí siêu thanh tương lai như Hypersonic Weapon (AHW) và Hypersonic Technology Vehicle 2 (HTV-2) có nhiều đặc điểm giống với thiết bị Avanguard của Nga, nhưng tất cả chỉ dừng ở mức chế tạo nguyên mẫu hoàn thiện công nghệ. Từ năm 2010 tới nay, Mỹ đang theo đuổi chương trình phát triển tên lửa siêu thanh X-51A Waverider, nhưng kết quả đạt được rất hạn chế.

Nguyên mẫu tên lửa siêu thanh X-51A Waverider.

Cùng với Mỹ, theo nhiều nguồn tin, Trung Quốc cũng đang phát triển thiết bị lượn siêu thanh mới với tên gọi DF-ZF hay WU-14. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị lượn siêu thanh này tương tự như Avanguard, nhưng chỉ có tốc độ tối đa tới Mach 10.

Ấn Độ cũng đang theo đuổi chương trình phát triển vũ khí siêu thanh với tên gọi Bumerang Rocket với khả năng đưa đầu đạn tới mục tiêu ở vận tốc Mach 10. Điểm đặc biệt của tên lửa này là khả năng hạ cánh trở về căn cứ hoặc xuống vị trí trung tâm chỉ huy chỉ định. Không rõ Bumerang Rocket có phải là tên lửa có thể tái sử dụng nhiều lần hay không?

Rõ ràng, bên cạnh các loại vũ khí truyền thống, vũ khí siêu thanh với những tính năng đặc biệt có thể thay đổi cân bằng chiến lược đang tạo ra cuộc chạy đua vũ trang mới trên toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực để sớm sở hữu trong tay công nghệ vũ khí siêu thanh mới và Nga đang dẫn đầu cuộc đua.

Theo TUẤN SƠN (tổng hợp)/qdnd.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bộ đội Việt Nam xây lớp học, phòng ăn cho trẻ em châu Phi

08:16 14/06/2024

Đội công binh số 2 bàn giao hai phòng học rộng 30 m2 và một phòng bếp cho Trường tiểu học E.C.S.S Nyinkuac tại Abyei.

Sắp tổ chức 'Hội nghị Diên Hồng' dành cho người Việt ở nước ngoài

18:27 04/06/2024

Hội nghị người Việt ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài sẽ trở thành diễn đàn để kiều bào hiến kế cho quê hương phát triển.

Australia phá bỏ hàng triệu cây nho vì khủng hoảng thừa

14:55 12/03/2024

Ngành nông nghiệp và công nghiệp rượu vang của Australia đang đối mặt với nhiều thách thức.

Việt Nam, Úc nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện

13:52 07/03/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Úc Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện, đưa Úc trở thành nước thứ bảy có quan hệ ở cấp này với Việt Nam.

Khai mạc Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

16:04 04/03/2024

Theo phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Nga, ngày 2/3 (giờ địa phương), tại khu vực lãnh thổ liên bang Sirius thuộc Vùng Krasnodar ở Liên bang Nga, diễn ra lễ khai mạc Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 với chủ đề "Cùng nhau bắt đầu tương lai".

Ấn Độ có thể duy trì cấm xuất khẩu gạo sang năm 2024

10:37 22/11/2023

Mới đây, Ấn Độ cho biết dự kiến sẽ duy trì hạn chế xuất khẩu gạo sang năm 2024 tới.

Nền kinh tế EU mất đà tăng trưởng trong năm 2023

16:08 17/11/2023

Theo Dự báo kinh tế mùa thu của Ủy ban châu Âu, nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) mất đà tăng trưởng trong năm 2023. Tuy nhiên, sự phục hồi tăng trưởng nhẹ vẫn được kỳ vọng sẽ diễn ra vào năm tới 2024.3:17

Nền kinh tế toàn cầu chậm lại, nhưng không bị đình trệ

15:46 09/11/2023

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại, và không đồng đều ở các khu vực, de dọa lạm phát vẫn còn.

Hợp tác, cùng hành động để vượt qua thách thức biến đổi khí hậu

10:29 26/10/2023

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, là một trong 4 quốc gia đã thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với các nước phát triển, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước để cùng hành động vì mục tiêu phát triển bền vững thông qua chia sẻ các tiềm năng và thế mạnh của mình.

Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới muốn đầu tư tại Việt Nam

09:15 20/10/2023

Chiều 19/10 (theo giờ địa phương), nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN- Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) và thăm Vương quốc Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yasser M.Mufti, Phó Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Aramco và ông Mohammed Al-Khrashi, Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nâng cao trách nhiệm bồi dưỡng đoàn viên ưu tú là sinh viên cho Đảng

14:02 22/10/2024

(HGO) – Sáng ngày 22 - 10, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Đảng ủy Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang tổ chức tọa đàm “Tăng cường công tác phát triển đảng trong sinh viên trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.

Củng cố hồ sơ để điều tra Ngô Minh Khang

13:54 22/10/2024

(HGO) - Ngày 22-10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh thông tin, đơn vị đang củng cố hồ sơ để điều tra Ngô Minh Khang, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Đăng kiểm Hậu Giang 95-01D liên quan đến vụ án hình sự “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ”.

Đảm bảo 100% các yêu cầu tra cứu phải có thông tin “đúng, đủ, sạch”

08:50 22/10/2024

(HGO) – Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ vừa tổ chức Họp trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, chủ trì cuộc họp. Điểm cầu Hậu Giang có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tham dự.

🎧 Khai mạc Giải vô địch kickboxing đồng bằng sông Cửu Long

07:39 22/10/2024

(HGO) - Tối ngày 21-10, tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Liên đoàn kickboxing Việt Nam tổ chức khai mạc Giải vô địch kickboxing khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.