Nhân ngày chiến thắng phát xít (9-5): Tác chiến chiều sâu-đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Liên Xô

Thứ Ba, ngày 08/05/2018 | 10:39

Ngày 23-8-1943, Hồng quân Liên Xô giành được thắng lợi bước ngoặt ở vòng cung Kursk, bẻ gãy học thuyết “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức. Chiến thắng này đánh dấu sự trưởng thành của nghệ thuật “tác chiến chiều sâu”, nghệ thuật quân sự đầu tiên trên thế giới vận dụng phối hợp mọi hình thái tác chiến hiện đại trên quy mô chiến dịch…

Cuộc cách mạng về tư duy quân sự

Giai đoạn đầu những năm 1930, chứng kiến sự bùng nổ của công nghiệp cùng các tiến bộ về khoa học, nhất là hàng không và cơ giới, các nhà lý luận quân sự Liên Xô nhận định: Các cuộc chiến quy ước diễn ra trong tương lai sẽ mang hình thái vận động chiến. Xe tăng, pháo binh và không quân đã đạt đủ tốc độ, tầm tác chiến để tấn công trên toàn chiều sâu mặt trận, bao gồm cả các tuyến đường tiếp viện để ngăn cản đối phương củng cố lại các vị trí bị tấn công.

Người tiên phong cho quan điểm trên là Nguyên soái Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky, khi đó là Giám đốc Học viện quân sự Bộ Tổng Tham mưu. Năm 1926, tư tưởng của M.N.Tukhachevsky được phát triển chi tiết bởi Alexander Andreyevich Svechin và Vladimir Kiriakovitch Triandafillov.

Xe tăng Liên Xô tiến vào giải phóng thành phố Minsk. Ảnh tư liệu.

Đến năm 1936, tác chiến chiều sâu đã có cơ sở lý luận vững chắc, trở thành Điều lệ chiến đấu của Hồng quân. Nhưng do các biến cố trong nội bộ Liên Xô đầu chiến tranh thế giới thứ hai, học thuyết này không được sử dụng cho đến khi xe tăng Đức tiến tới gần thủ đô Moscow. Trải qua thêm một số thất bại do không phán đoán đúng tình hình và phối hợp nhuần nhuyễn trên chiến trường, các tướng lĩnh Liên Xô thu được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, làm nên những chiến thắng quan trọng trong chiến tranh.

Tầm cao mới của hiệp đồng binh chủng

Tác chiến chiều sâu đặc biệt đề cao vai trò của xe tăng và bộ binh cơ giới, yếu tố mới trên chiến trường đầu những năm 30. Những mũi tấn công này có nhiệm vụ “đục thủng” phòng tuyến đối phương, tiến thật sâu vào hậu phương địch, sau đó mở rộng khe hở vừa tạo ra. Sau đó, từng phân đoạn trên phòng tuyến địch bị bao vây, chia cắt.

Không những thế, học thuyết đánh dấu lần đầu tiên một quân đội đưa binh chủng lính dù và lực lượng du kích địa phương lên ngang hàng với các đơn vị chủ lực, trở thành phần không thể tách rời trong thế trận hiệp đồng tấn công tổng lực.

Trong tác chiến chiều sâu, việc nghi binh thành công có thể khiến đối phương đánh giá sai lầm về điểm tập trung quân, hướng hành quân và binh lực, một sơ hở nghiêm trọng khi đòn tấn công thọc sâu diễn ra. Tại thành phố Stalingrad, Thống chế Fiedrich Paulus, chỉ huy tập đoàn quân số 6 của Đức đã hoàn toàn bị bất ngờ khi Hồng quân cơ động trên thảo nguyên trống trải với một triệu binh sĩ, 1.000 xe tăng và 1.400 máy bay các loại bao vây thành phố. Trước đó hai tháng, đòn tấn công nghi binh vào phía Bắc Stalingrad đã khiến Fiedrich Paulus và cả Hitler tin rằng Hồng quân có hậu cần kém sẽ tấn công trực diện thay vì vượt qua phòng tuyến ở sông Đông, khiến quân Đức lơ là việc chuẩn bị lực lượng xe tăng dự bị. Tập đoàn quân số 6, một trong những đơn vị thiện chiến nhất của phát xít Đức khi đó bị xóa sổ.

Học thuyết quân sự mới dần hoàn thiện thông qua quá trình chiến đấu. Trước chiến tranh, tác chiến chiều sâu chủ yếu chú trọng vận động tấn công thì đến năm 1943, bố trí phòng thủ theo chiều sâu đã được áp dụng thành công trong chiến dịch bước ngoặt tại Kursk.

Hồng quân đã bố trí thế trận phòng ngự nhiều lớp, tổ chức các trận địa pháo chống tăng bảo đảm có thể khai hỏa từ nhiều phía với hàng chục khẩu trên mỗi ki-lô-mét chiến trường. Xe tăng Liên Xô tập trung với mật độ lớn, ngụy trang kỹ, khiến quân Đức tiến sâu vào các trận địa bị bất ngờ khi đối mặt với hỏa lực tầm gần và bị các “gọng kìm” xe tăng kẹp chặt.

Chiến thắng tại Kursk cho thấy, học thuyết tác chiến chiều sâu đã hoàn thiện, trở thành nghệ thuật tác chiến quy ước cấp chiến dịch hiệu quả trong cả tấn công lẫn phòng ngự.

Đến ngày 22-6-1944, nghệ thuật ngụy trang, nghi binh và sử dụng lực lượng đặc biệt được vận dụng tối đa trong chiến dịch Bargation. Các cuộc tấn công của Hồng quân diễn ra trên mặt trận trải dài hơn 1.000km, với mục tiêu thật sự là đánh bại Cụm tập đoàn quân Trung tâm, giải phóng Belarus và chia cắt phòng tuyến Đức làm hai.

Do phía Liên Xô vận dụng thành công nghệ thuật ngụy trang, bộ chỉ huy tối cao của quân phát xít đã đánh giá sai lầm về binh lực thực sự của Hồng quân ở trung tâm phòng tuyến, cho rằng Belarus là mục tiêu thứ yếu nên hầu hết các quân đoàn xe tăng của Đức được dồn xuống trấn giữ Ukraine. Khi chiến dịch bắt đầu, các đơn vị này đã không kịp phản ứng do bị tấn công trên toàn tuyến và bị kìm chân bởi không quân và lực lượng lính dù phối hợp với du kích địa phương.

Sau khi phòng tuyến bị phá vỡ, Liên Xô đã giải phóng thành công thành phố Minsk, tiến đến sát biên giới Ba Lan ngày nay và uy hiếp Berlin, tiến dọc theo chiều sâu chiến lược của hàng rào phòng ngự phát xít Đức. Chiến dịch Bagration là thắng lợi quan trọng của Liên Xô xét về thiệt hại gây ra cho quân phát xít, đồng thời là ví dụ tiêu biểu về việc áp dụng học thuyết tác chiến chiều sâu.

Theo ĐĂNG SƠN/qdnd.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Haiti rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng

07:42 12/12/2024

Kể từ khi Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát (tháng 7-2021), Haiti rơi vào tình trạng hỗn loạn hơn bao giờ hết. Tình trạng trên càng “nóng” hơn khi các băng đảng liên tục gây ra các vụ thảm sát.

Chủ tịch Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ John Neuffer: Việt Nam ngày càng quan trọng

07:42 12/12/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), cùng lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu của nước này.

Syria lại rơi vào hỗn loạn

06:51 12/12/2024

Sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ, Syria rơi vào cảnh hỗn loạn khiến nhiều quốc gia quan ngại.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn hội kiến Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hàn Chính

08:22 11/12/2024

Ngày 10-12, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, đồng chủ trì phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hàn Chính.

Tổng thống Yoon Suk Yeol bị cấm đi lại ?

08:16 10/12/2024

Cảnh sát Hàn Quốc hôm 9-12 cho biết sẽ xem xét lệnh cấm đi lại với Tổng thống Yoon Suk Yeol để điều tra các cáo buộc liên quan đến thiết quân luật.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn thăm Khu công nghiệp công nghệ cao Trung Quan Thôn, Trung Quốc

08:15 10/12/2024

Sáng ngày 9-12, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc và đồng chủ trì phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến thăm Khu công nghiệp công nghệ cao Trung Quan Thôn, tại Thủ đô Bắc Kinh.

Tổng thống Hàn Quốc thoát bị luận tội, nhưng “sóng gió” có qua ?

08:09 09/12/2024

Ngày 7-12, kiến nghị luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị hủy bỏ do không đủ số lượng nghị sĩ ủng hộ. Điều này giúp ông thoát khỏi kịch bản đáng xấu hổ nhưng càng làm gia tăng sự bất ổn về chính trị ở quốc gia này trong thời gian tới.

Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất

08:08 09/12/2024

Nhận lời mời của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương phía Trung Quốc Vương Nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phía Việt Nam Bùi Thanh Sơn thăm Trung Quốc và đồng chủ trì phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc từ ngày 8 đến 11-12.

Khó khăn bủa vây ông Yoon Suk Yeol

06:44 06/12/2024

Lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol không chỉ gây chấn động nền dân chủ Hàn Quốc, mà còn đe dọa nghiêm trọng sự nghiệp chính trị của ông.

Việt Nam luôn ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước Lào

06:43 06/12/2024

Sáng ngày 5-12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào do ông Monexay Laomoaxong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 13-12: World Cup 2030 tổ chức tại 6 quốc gia ở 3 châu lục

05:48 13/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 500 đầu bếp quốc tế đến Việt Nam tranh tài người làm bánh giỏi nhất; Bến Tre thả hơn 200 triệu ong ký sinh diệt sâu đầu đen; Nghề chế biến yến sào Khánh Hòa thành di sản quốc gia; 6 học sinh Việt giành huy chương Olympic Khoa học trẻ quốc tế.

Boxing Hậu Giang đoạt huy chương giải châu Á

18:52 12/12/2024

(HGO) - Võ sĩ boxing Hoàng Ngọc Mai của đơn vị Hậu Giang được Cục Thể dục thể thao triệu tập tham dự Giải vô địch boxing châu Á 2024. Kết quả, cô xuất sắc đoạt huy chương đồng hạng cân 70kg nữ. Mặc dù phải chạm trán nhiều đối thủ mạnh nhưng Hoàng Ngọc Mai đã thể hiện tinh thần thi đấu kiên cường, kỹ thuật vượt trội, quyết tâm cao độ.

Chuẩn y ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

18:00 12/12/2024

(HG) - Chiều ngày 12-12, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025.

Tháo gỡ khó khăn dự án điện năng lượng tái tạo

17:25 12/12/2024

(HGO) - Chiều ngày 12-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Hậu Giang có ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành có liên quan.