Tăng chi phí quốc phòng - cuộc chạy đua không hồi kết

Thứ Tư, ngày 07/11/2018 | 10:05

Để có quân đội quy mô và hiện đại, nhiều quốc gia trên thế giới đang mở rộng hầu bao chi bộn. Xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng đang trở thành một xu hướng trên khắp thế giới hiện nay phụ thuộc vào tiềm lực và thách thức an ninh mỗi quốc gia đang phải đối mặt.

Ở nhiều quốc gia, ngân sách quốc phòng thậm chí còn cao hơn chi phí dành cho an sinh xã hội. Hàng tỷ USD đang được đổ vào “cuộc chạy đua” không sinh lời và không có hồi kết.

Theo con số thống kê mới nhất, chi tiêu quốc phòng toàn cầu năm 2017 tiếp tục đà tăng nhiều năm qua. Tổng chi tiêu quốc phòng toàn thế giới chạm mốc 1.799 tỷ USD, con số kỷ lục kể từ thời chiến tranh Lạnh. Dẫn đầu cuộc đua tiếp tục là Mỹ với ngân sách quốc phòng khổng lồ kể từ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001. Trong giai đoạn 2002-2017, Mỹ đã chi trung bình 16% ngân sách quốc gia hằng năm, tương đương 2.800 tỷ USD cho quốc phòng, đặc biệt là cho hoạt động chống khủng bố trên toàn cầu. Ngân sách quốc phòng của Mỹ hằng năm tương đương khoảng 50% chi phí quốc phòng toàn cầu.

Với chiến lược “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Tổng thống Donald Trump mới đây lên tiếng kêu gọi các quốc gia đồng minh trong NATO tăng chi phí quốc phòng từ mức 2% GDP lên 4%. Washington lấy lý do NATO đang lệ thuộc vào sức mạnh quân sự của Mỹ. Trong khi Mỹ liên tục tăng ngân sách quốc phòng, thì nhiều quốc gia NATO lại trên đà giảm. Trong năm 2017, chi phí của toàn bộ 29 quốc gia NATO đạt 946 tỷ USD, trong đó Mỹ chiếm 2/3. Đây là con số khiến Washington không mấy hài lòng.

Châu Âu tiếp tục giảm chi tiêu quốc phòng

Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, từ cuối những năm 1980, tỷ lệ chi tiêu quốc phòng trên bình quân GDP của NATO, trừ Mỹ có xu hướng giảm. Trong số các quốc gia G7, mốc chi tiêu quốc phòng chiếm 3% GDP năm 1988 đã giảm xuống 1,8% năm 2017. Việc giảm chi tiêu quốc phòng đồng nghĩa với việc giảm sức mạnh và các hoạt động quân sự. Điều này làm Mỹ với vai trò lãnh đạo của NATO không mấy thoải mái, trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng do cuộc chiến chống khủng bố và Washington rút khỏi một loạt hiệp ước khung đảm bảo an ninh với Nga.

 

Dù Mỹ gây sức ép, châu Âu vẫn đang đà giảm chi tiêu quốc phòng hằng năm.

Trong tuyên bố mới đây, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, Mỹ đã ra lời kêu gọi các quốc gia NATO cần tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng so với hiện nay hoặc chí ít vượt qua mốc 2% GDP vào năm 2024. Để so sánh, chi phí quốc phòng trung bình trên thế giới trong vài năm tới tương ứng khoảng 2,2% GDP.

Nếu tính theo mốc trên, trong năm 2017, trong số các quốc gia thuộc G7 chỉ có Pháp có ngân sách quốc phòng đạt 2,3% GDP, tương ứng 57,8 tỷ USD. Tiếp theo là Anh – 1,8%, 47,2 tỷ USD; Đức – 1,2%, 44,3 tỷ USD; Nhật Bản – 1% GDP, 45,4 tỷ USD. Hai quốc gia G7 khác không nằm trong Top 10 quốc gia chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới khác là Italia và Canada với 29,2 và 20,6 tỷ USD.

Nếu tính tỷ lệ chi phí quốc phòng/GDP, dù trong xu hướng cắt giảm, các quốc gia phát triển thuộc G7 vẫn chiếm 47% tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu. Mỹ đang tiếp tục gây sức ép để tăng con số này lên. Giới chuyên gia quân sự đánh giá, để giảm bớt sự phụ thuộc vào NATO, cũng như sức ép tăng ngân sách quốc phòng từ Mỹ, Đức và Pháp đã đề xuất thành lập lực lượng phản ứng nhanh của riêng châu Âu. Ngoài ra, châu Âu cũng đang bằng nhiều cách khác nhau “phớt lờ” yêu cầu tăng ngân sách quốc phòng từ Mỹ, đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Sự vươn lên của các quốc gia đang phát triển

Trong hơn một thập kỷ qua, chi tiêu quốc phòng của hai khu vực châu Phi và Nam Mỹ có mức tăng trưởng rõ rệt. Tính từ năm 2008 tới nay, trung bình các quốc gia Nam Mỹ chi tới 17% GDP cho quốc phòng, còn châu Phi là 28%. Xu hướng này được giải thích là nhờ sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và vai trò quan trọng của quân đội trong nền chính trị nội địa.

 

Dù quy mô nền kinh tế nhỏ, nhưng chi tiêu quốc phòng của châu Phi và Nam Mỹ vẫn tăng mạnh.

Nổi bật nhất trong khu vực Nam Mỹ là Brazil với mức chi tiêu quốc phòng trung bình hằng năm đạt 29,3 tỷ USD và con số này được duy trì hơn 10 năm qua.

Nếu tính ở quy mô toàn thế giới, năm 2017, chi phí quốc phòng của châu Phi và Nam Mỹ chỉ chiếm 16% toàn cầu, thấp hơn so với 16,3% của châu Âu. Tuy nhiên, nếu xét ở tỷ lệ chi tiêu quốc phòng/GDP, các quốc gia Nam Mỹ và châu Phi lại có tỷ lệ vượt trội.

“Điểm nóng” châu Á

Trong Top 10 quốc gia chi tiêu quốc phòng hàng đầu thế giới năm 2017, châu Á chiếm tới 6 vị trí. Cụ thể, Trung Quốc giữ vị trí số 2, Saudi Arabia – 3, Ấn Độ - 5, Nhật Bản – 8 và Hàn Quốc – 10.

Với con số công bố chỉ 175 tỷ USD, nhưng nhiều chỉ số chứng tỏ, Trung Quốc trong năm 2017 phải chi tới 228 tỷ USD cho quốc phòng. Trong vài năm qua, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng và có quân đội quy mô hàng đầu châu Á.

 

Châu Á tiếp tục làm đầu tàu trong xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng.

Bên cạnh Trung Quốc, Saudi Arabia cũng nổi bật với mức chi tiêu cho quốc phòng chiếm tới 10% GDP. Là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, chi tiêu quốc phòng của Saudi Arabia phụ thuộc nhiều vào giá dầu thế giới. Ngân sách quốc phòng của quốc gia Cận Đông này từng phải cắt giảm từ mức 90 xuống 63 tỷ USD. Phần lớn các quốc gia Cận Đông và Nam Á đều có tỷ lệ chi tiêu quốc phòng cao như: Oman – 12,1%, Iraq – 10,1% và Afghanistan – 10,3%.

Tại châu Á, Ấn Độ cũng là quốc gia chi mạnh cho quốc phòng. Trong năm 2017, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ đạt 66,3%, tương đương 5,5% GDP.

Giới chuyên gia quân sự đánh giá, chi tiêu quốc phòng chỉ là một yếu tố đánh giá tiềm lực quân sự của mỗi quốc gia. Sức mạnh quân sự của quốc gia không chỉ phụ thuộc vào việc nước đó phân bổ hằng năm bao nhiêu cho quốc phòng, mà còn phụ thuộc vào năng lực sản xuất quốc phòng nội địa và xu hướng phát triển quân đội. Tuy nhiên, có thể thấy rõ, tăng ngân sách quốc phòng vẫn là xu hướng chung trên toàn cầu trong các năm tới.

Theo TUẤN SƠN (tổng hợp)/qdnd.vn

 

Viết bình luận mới

Xem thêm

Khó giải bài toán khủng hoảng ở Sudan

18:29 28/11/2024

Xung đột kéo dài ở Sudan không chỉ gây ra thương vong cho hàng chục ngàn người mà còn thúc đẩy cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia này.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

18:28 28/11/2024

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong ngày 28 đến 29-11.

Lệnh ngừng bắn giữa Israel - Hezbollah đã có hiệu lực

09:04 28/11/2024

Mới đây, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Hezbollah ở Lebanon.

Việt Nam - Lào chia sẻ kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu lý luận - xây dựng Đảng

09:03 28/11/2024

Tại Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị,

Nguy cơ nổ ra thế chiến III ?

08:17 27/11/2024

Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Đan Mạch trong quản lý hiệu quả nguồn nước, xử lý rác thải, kiểm soát ô nhiễm

08:15 27/11/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Vương quốc Đan Mạch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã gặp Bộ trưởng Môi trường và Bình đẳng giới Đan Mạch Magnus Johannes Heunicke để trao đổi về hợp tác môi trường và các lĩnh vực liên quan giữa Việt Nam và Đan Mạch.

COP29 khép lại trong tranh cãi

08:42 26/11/2024

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

08:41 26/11/2024

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

14:54 24/11/2024

Tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: Động lực cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL

16:31 30/11/2024

(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.

Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử

16:20 30/11/2024

(HGO) - Chiều ngày 29-11, Đoàn kiểm tra kết quả hoạt động HĐND và công tác thi đua năm 2024 của HĐND tỉnh do bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với HĐND thành phố Vị Thanh.

“Cuộc chiến với HIV/AIDS vẫn còn nhiều thách thức”

13:00 30/11/2024

(HGO) – Sáng ngày 29-11, Bộ Y tế đã tổ chức Mit tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2024 với hình thức trực tuyến, trực tiếp giữa điểm cầu trung ương và điểm cầu các tỉnh, thành phố.

Điểm tin sáng 30-11: Dự báo Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034

05:42 30/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quốc hội duyệt tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu 122.250 tỉ đồng; Ngân hàng không gửi SMS, email có chứa link cho khách hàng từ tháng 1/2025; Hạ tầng Internet Việt Nam cần sẵn sàng đáp ứng trên 100 triệu người dùng năm 2029;Phim Hàn Quốc bị chỉ trích vì cổ xúy cho giới trẻ uống rượu, nhậu nhẹt.