Tên lửa phóng từ hầm cố định- vũ khí không thể từ bỏ của Nga

Thứ Tư, ngày 25/07/2018 | 14:27

Phương tiện tấn công chủ lực của Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga trong suốt hơn 40 năm qua là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM ) hạng nặng R-36M Voevoda (NATO định danh là SS-18 Satan). Ẩn mình trong các hầm ngầm kiên cố, những ICBM 200 này là nguyên nhân chính dẫn đến “cơn đau đầu” của các chuyên gia phòng thủ tên lửa Mỹ.

“Người khổng lồ” dưới lòng đất

Trước những năm 1960, vũ khí tên lửa chiến lược ở Liên Xô được triển khai tại các tổ hợp phóng lộ thiên, không được che chắn. Nhưng cùng với sự phát triển của các hệ thống trinh sát và quan sát, tên lửa và tất cả các thiết bị công nghệ kèm theo đều bị "chôn vùi " trong lòng đất. Các hầm phóng đầu tiên được thiết kế để lưu trữ tên lửa R-12U và R-14U trong một thời gian dài.

Hầm phóng tên lửa là một giếng khoang có độ sâu 30 m và đường kính khoảng 6 m. Ở phía dưới đáy hầm, các nhà phát triển đặt một bệ phóng, các cấu trúc chịu lực và hệ thống thông gió giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm ở mức ổn định. Bao phủ phía trên miệng hầm là một nắp bê tông, hay còn được gọi là thiết bị bảo vệ. Trong hầm phóng này, các tên lửa được lưu trữ trong nhiều năm và luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Với mỗi loại tên lửa mới, các hầm phóng được nâng cấp và hoàn thiện hơn. Ví dụ, hầm phóng dành cho các tên lửa đạn đạo UR-100 đã được thiết kế hiện đại hơn khi có nắp mở nhanh (trước khi phóng tên lửa, nắp hầm phóng có trọng lượng hơn 100 tấn được tự động mở ra trong 30 giây). Các tên lửa được cung cấp nhiên liệu tại nhà máy và "đóng gói" vào các thùng vận chuyển-phóng đặc biệt, sau đó cho vào hầm phóng. Và tên lửa sẽ ở trong hầm phóng cho đến khi “nghỉ hưu”.

Hình ảnh một hầm phóng tên lửa của Nga. Nguồn: TASS

“Két sắt” không thể xuyên thủng

Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga có khả năng phóng cùng lúc hàng chục tên lửa R-36M. Mỗi loại tên lửa này được trang bị 10 đầu đạn chiến đấu với hệ thống dẫn đường đến mục tiêu độc lập và có thể “gửi” đến khu vực của đối phương một lượng thuốc nổ có công suất 5-8 megaton. Ngoài các đầu đạn hạt nhân thật, tên lửa Satan còn mang nhiều đầu đạn hạng nặng và hạng nhẹ giả để đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương khi bay gần đến mục tiêu.

Hầm phóng tên lửa R-36M là một công trình phức tạp. Lần đầu tiên trên thế giới, phương pháp phóng lạnh được sử dụng. Một máy phát khí nhiên liệu rắn tạo ra áp lực gia tăng ở phần dưới của hầm và đẩy quả tên lửa 200 tấn lên độ cao khoảng 20 m. Sau đó, động cơ của giai đoạn đầu tiên mới được khởi động và tên lửa chuyển sang trạng thái chiến đấu.

Theo cựu chiến binh của Lực lượng tên lửa chiến lược, Tiến sĩ khoa học kỹ thuật Petr Belov, ICBM hạng nặng R-36M được coi là mối nguy hiểm nhất đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vì không thể tiêu diệt loại tên lửa được bố trí trong các hầm phóng này. Ông Petr Belov cho biết: "Để phá hủy các hầm phóng đòi hỏi một lực tác động cực kỳ mạnh. Hầm của chúng tôi được thiết kế chịu áp lực lên đến 100 át mốt phe (áp suất khí quyển). Trong khi đó, các cửa kính của tòa nhà bị vỡ vụn ở mức 0,05 át mốt phe, còn tòa nhà bị phá hủy ở 0,2 át mốt phe. Ngoài ra, khi nắp bảo vệ của hầm phóng bị phủ lớp đất dày. Các thiết bị thổi đặc biệt sẽ quét sạch mọi thứ xuất hiện trên nắp hầm phóng".

Các hầm phóng tên lửa thường được khoan sâu trên nền đất chắc chắn. Bên trong hầm phóng hình trụ này, thùng vận chuyển- phóng với thiết bị chiến đấu và hệ thống điều khiển được bố trí theo kiểu theo con lắc đồng hồ. Điều này được thực hiện để đảm bảo rằng ngay cả trong trường hợp hầm phóng bị biến dạng, tên lửa cũng không bị hư hại và có thể bay ra ngoài mà không có trở ngại.

Hiện nay, các đối thủ tiềm năng của Nga đều nắm rõ thông tin về những vị trí đặt hầm phóng cố định. Tuy nhiên, phá hủy hầm phóng bằng một đầu đạn hạt nhân duy nhất không phải là việc dễ dàng. Đồng thời, dùng nhiều đầu đạn “chĩa mùi dùi” vào 1 hầm phóng là một việc làm vô nghĩa. Bởi vì, trong mọi trường hợp, chúng sẽ không thể tiếp cận mục tiêu cùng một lúc và khi đầu đạn đầu tiên nổ, các đầu đạn bay sau sẽ bị phá hủy.

Còn nếu tên lửa hành trình thông thường được sử dụng thì tốc độ của chúng quá chậm để có thể bay đến các hầm phóng ở trung tâm của nước Nga. Ngoài ra, hầu hết các tên lửa hành trình sẽ bị tiêu diệt bởi các hệ thống phòng không hoặc máy bay đánh chặn. Ngay cả khi có một số tên lửa vượt qua được hệ thống phòng không, vẫn cần phải đến 10 tên lửa mới có thể phá hủy 1 nắp hầm phóng.

Công tác chuẩn bị phóng tên lửa Voevoda. Nguồn: RIA.

Không có lựa chọn thay thế

Sau khi ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START), Nga đã phá hủy hàng trăm hầm phóng có chứa tên lửa hạng nặng. Chúng bị đổ ngập nước, đổ bê tông và chính các tên lửa trong hầm phóng đã bị xử lý. Hiện nay, Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga có khoảng 50 tên lửa R-36M và vài chục chiếc UR-100. Ngoài ra, trong kho vũ khí của Moscow còn có các tên lửa hạng nhẹ cải tiến phóng từ hầm Topol-M. Trong những năm gần đây, Lực lượng tên lửa chiến lược cũng đã tập trung phát triển các tổ hợp tên lửa mặt đất di động như Yars. Phía Nga tin rằng, việc di chuyển liên tục sẽ đem lại khả năng sống sót cao. Tuy nhiên, hệ thống tên lửa di động có thể bị phá hủy bởi các nhóm biệt kích sử dụng súng phóng lựu.

Do đó, Nga không có ý định từ bỏ hoàn toàn các loại tên lửa phóng từ hầm phóng cố định. Trong những năm tới, tên lửa hạng nặng thế hệ mới RS-28 Sarmat sẽ bước vào trực chiến để thay thế cho “người tiền nhiệm” Voevoda. RS-28 Sarmat có tầm bay hơn 11.000 km và có thể mang theo 10-15 đầu đạn với công suất lên đến 750 kiloton/đầu đạn. Hầm phóng của loại tên lửa mới này sẽ được bảo vệ ở mức tối đa. Để phá hủy hoàn toàn một hầm phóng như vậy, cần hơn 7 cuộc tấn công hạt nhân có độ chính xác cao./.

Theo THUỲ LINH (Theo RIA)/qdnd.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Chạy đua vũ trang hiện đại: Xung đột Nga - Ukraine càng thêm phức tạp

08:08 27/12/2024

Nga và Ukraine đều tuyên bố sẽ sản xuất hàng loạt vũ khí “khủng” nhất, nhằm đáp trả lẫn nhau khiến cuộc xung đột cứ leo thang từng ngày.

Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Liên bang Nga lần thứ 7

08:07 27/12/2024

Sáng ngày 26-12, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Alexander Fomin, Thứ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga, đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Liên bang Nga lần thứ 7.

Làn sóng người di cư trái phép lại gia tăng

09:20 26/12/2024

Ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng dòng người di cư trái phép vẫn tiếp tục tìm đến miền đất hứa khiến nhiều quốc gia quan ngại.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

09:19 26/12/2024

Ngày 25-12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ.

Israel và Houthi lại quyết tâm “so găng”

05:40 25/12/2024

Cả Israel và Houthi đều cương quyết trả đũa lẫn nhau khiến dư luận quan ngại.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Australia là một trong các ưu tiên đối ngoại của Việt Nam

05:39 25/12/2024

Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Ông Trump muốn giữ TikTok

06:13 24/12/2024

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 22-12 tỏ dấu hiệu rằng ông ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn.

Quan hệ Việt Nam - Pháp vươn lên tầm cao mới trong năm 2024

06:12 24/12/2024

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Pháp, khi hai nước nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Trung Quốc, Mỹ tranh cãi xung quanh cuộc chiến tại Ukraine

06:20 23/12/2024

Tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang giúp cho Nga; ngược lại Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc vô căn cứ của Mỹ đối với nước này.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh

06:20 23/12/2024

Tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Gần 2 giờ gây án, đối tượng cướp giật tài sản bị bắt

09:05 27/12/2024

(HGO) – Sau khi tiếp nhận thông tin của nhân dân tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, xảy ra vụ cướp giật tài sản, lực lượng Công an xã đã phối hợp với lực lượng tham gia đảm bảo an ninh trật tự ấp xác minh thu thập chứng cứ, báo cáo về trên để truy bắt đối tượng.

Hiệp đồng giao nhận quân, huấn luyện

08:30 27/12/2024

(HGO) – Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vừa tổ chức Hội nghị hiệp đồng giao nhận quân; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên năm 2025.

Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh: Trao giải 34 sản phẩm xuất sắc

08:23 27/12/2024

(HG) - Ngày 26-12, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hậu Giang lần thứ XI năm 2024 đã tổ chức tổng kết và trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả có sản phẩm xuất sắc.

Lý do nhiều địa phương chưa tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2024

08:21 27/12/2024

(HG) - Tại Hội nghị giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức mới đây, thông tin: 7/8 phòng GD&ĐT vẫn chưa tuyển dụng viên chức năm 2024, do phải rà soát theo vị trí việc làm; thực hiện theo Nghị quyết số 18, các phòng GD&ĐT sẽ thêm chức năng ở mảng GDNN, nhưng một số đơn vị dự kiến sẽ không được bổ sung thêm biên chế. Riêng đối với cấp THPT, Trung tâm GDNN-GDTX một số đơn vị cơ sở vật chất hiện nay xuống cấp, thiếu giáo viên gây khó khăn trong dạy học…