Thứ Hai, ngày 11/02/2019 | 06:05
![]() |
Trong năm 2019, ngành ngân hàng tiếp tục góp phần cho công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế, an sinh xã hội của địa phương. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang, ông Hồ La Thành (ảnh), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang, cho biết:
- Có thể nói, năm 2018 tiếp tục là một năm thành công của hệ thống ngành ngân hàng trên địa bàn. Khi cả hệ thống nỗ lực hướng tới mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, lành mạnh, hướng dòng vốn vào một số ngành, lĩnh vực có thế mạnh của địa phương. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh cũng rất chú trọng đến chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới theo hướng gần dân, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân trên địa bàn…
Tới đây, nguồn vốn tín dụng sẽ gắn với các chương trình, đề án trọng điểm của tỉnh.
Trong các năm qua, ngành ngân hàng trên địa bàn đã áp dụng nhiều giải pháp về chính sách tiền tệ đối với khách hàng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu trong tỉnh như hỗ trợ lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, cho vay mới... Nhờ vậy, hoạt động ngân hàng đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức hợp lý. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh, mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn đã tạo điều kiện đưa nhanh đồng vốn tín dụng tới mọi đối tượng, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Cùng với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, dịch vụ ngân hàng không ngừng tăng trưởng, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng đa dạng.
Thưa ông, làm thế nào để nguồn vốn tập trung hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho người vay ?
- Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Hậu Giang đã tập trung quản lý chặt chẽ hoạt động huy động vốn tại các TCTD trên địa bàn để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh. Tính đến cuối năm 2018, tổng vốn huy động toàn địa bàn đạt 12.092 tỉ đồng, tăng trưởng 14,03% so với cuối năm 2017. Vốn huy động đáp ứng trên 55% cho hoạt động tín dụng. Nguồn vốn huy động từ dân cư chính là nền tảng tạo sự ổn định trong nguồn vốn hoạt động của các TCTD trên địa bàn.
Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, các TCTD trên địa bàn đã chủ động giảm tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, tập trung ưu tiên vốn cho lĩnh vực sản xuất, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến cuối năm 2018, tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn đạt 21.915 tỉ đồng, tăng trưởng 8,89% so với cuối năm 2017. Cơ cấu tín dụng của các TCTD theo kỳ hạn có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, duy trì tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn, chiếm tỷ trọng gần 45%/tổng dư nợ tín dụng toàn địa bàn. Song song đó, với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân trong tỉnh có điều kiện mở rộng và phát triển đa dạng các loại hình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, vốn tín dụng cũng góp phần thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, khu chăn nuôi tập trung, vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh khai thác. Lĩnh vực giao thông, thương mại cũng được đầu tư phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương…
Việc kiểm soát, xử lý nợ xấu, nợ quá hạn được ngành thực hiện ra sao ?
- NHNN Chi nhánh Hậu Giang đã chỉ đạo các TCTD tích cực phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu thông qua sử dụng dự phòng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm nhằm xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu gia tăng. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, giám sát các TCTD trong việc thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng. Các TCTD cũng đã chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét miễn, giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng. Tính đến cuối năm 2018, nợ quá hạn trên toàn địa bàn là 652 tỉ đồng, chiếm 2,98%/tổng dư nợ. Nợ xấu là 367 tỉ đồng, chiếm 1,67%/tổng dư nợ.
Thưa ông, việc tập trung nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được ngành thực hiện ra sao ?
- Đến cuối năm 2018, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt 13.734 tỉ đồng, tăng 36,70% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Hoạt động cho vay lĩnh vực này cũng có một bước chuyển biến đáng kể từ chỗ cho vay sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thông thường chiếm tỷ lệ lớn đã dần chuyển sang cho vay các ngành dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Quan trọng hơn, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn gắn liền và hỗ trợ cho các chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án trọng điểm của tỉnh.
Thưa ông, trong năm 2019, mục tiêu nguồn vốn của ngành đề ra như thế nào ?
- Thế mạnh kinh tế hiện tại của Hậu Giang vẫn là nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến. Để góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác được các lợi thế so sánh theo định hướng chiến lược phát triển của tỉnh, trong năm 2019, ngành ngân hàng trên địa bàn vẫn sẽ tiếp tục tập trung vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và đầu tư vào các ngành có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như công nghiệp chế biến, dịch vụ thu mua nông thủy sản, dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp… gắn với các chương trình, đề án trọng điểm của tỉnh, như: Mỗi xã một sản phẩm, khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa... Bên cạnh đó, để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn tín dụng đen xuất hiện trên địa bàn, ngành ngân hàng sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn ngân hàng. Đặc biệt, ngành sẽ dành một phần vốn tín dụng để thực hiện các gói sản phẩm, tăng cường tín dụng tiêu dùng, phục vụ các đối tượng có thu nhập thấp, vay vốn nhỏ, thời gian vay ngắn.
Xin cảm ơn ông !
T.XOÀN thực hiện
10:50 27/06/2025
Làm thế nào để thực hiện đạt chỉ tiêu đến trước ngày 30/6/2025 hoàn thành chỉ tiêu do Cục Thuế giao việc trong thực hiện hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với đối tượng thuộc diện bắt buộc, Phóng viên Báo Hậu Giang có phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Bình (ảnh),
09:04 18/06/2025
(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 66 hộ vay vốn ở xã Trường Long A, với tổng số tiền hơn 3,8 tỉ đồng.
07:43 18/06/2025
Việc bỏ thuế khoán để đảm bảo tính minh bạch giữa các hộ kinh doanh, tuy nhiên, thời gian đầu thực hiện kê khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho từng lần bán hàng, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn lúng túng.
08:55 13/06/2025
(HG) - Theo Chi cục Thuế khu vực XIX (Hậu Giang), những ngày gần đây, mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin liên quan đến các cửa hàng kinh doanh từ chối nhận thanh toán chuyển khoản mà chỉ nhận tiền mặt nhằm né thuế. Với những thông tin này, cơ quan thuế xin được thông tin tới người nộp thuế.
06:16 10/06/2025
(HG) - Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành đã giải ngân 1,8 tỉ đồng cho 30 hộ vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì mở rộng việc làm, ở địa bàn thị trấn Ngã Sáu.
05:58 09/06/2025
(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vị Thủy đã giải ngân cho 28 hộ vay vốn ở xã Vị Đông, với tổng số tiền 801 triệu đồng. Các chương trình tín dụng được giải ngân là cho vay hộ thoát nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường, giải
08:35 06/06/2025
(HG) - Theo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Hậu Giang, cùng với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách xã hội, đặc biệt là Nghị định số 177/2024/NĐ-CP và 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ,
08:00 06/06/2025
(HG) - Đây là nguồn vốn mà Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Vị Thủy được phân bổ thêm 10 tỉ đồng để thực hiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm,
06:15 30/05/2025
Hiện nay, các địa phương trong tỉnh tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm bù đắp cho các khoản thu ngân sách chưa đạt so với dự toán, đặc biệt là nguồn thu về đất.
10:01 27/05/2025
(HG) - Theo Chi cục Thuế XIX, Nghị định số 70/2025/NĐ-CP ngày 20/03/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực từ ngày 1-6-2025.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...