Hiện tượng lạ: Nhiều núi lửa toàn cầu phun trào

Thứ Tư, ngày 29/11/2023 | 11:31

Khắp nơi trên thế giới, từ Iceland đến Ý, nhiều núi lửa đang hoạt động khiến không ít người lo lắng.

Người dân đứng nhìn dung nham chảy trong một vụ phun trào núi lửa gần Litli Hrutur, phía tây nam Reykjavik, Iceland vào ngày 10-7-2023 - Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Nhiều núi lửa "bùng nổ"

Tháng 11 này, hàng nghìn trận động đất nhỏ đã đánh dấu magma (đá nóng chảy) trong lòng đất đang trồi lên gần bề mặt Trái đất, dọc theo một vết nứt dài 14km gần nhà máy điện địa nhiệt Svartsengi của Iceland.

Đá nóng chảy hiện đã ở gần bề mặt và tạo ra những vết nứt rộng cắt ngang thị trấn nhỏ Grindavik (Iceland). Mặt đất vẫn còn "sưng tấy" và một vụ phun trào có thể xảy ra mà không báo trước.

Cùng lúc, núi lửa Etna ở Sicily (Ý) phát nổ dữ dội, phun tro bụi xuống các thị trấn lân cận.

Theo trang Science Focus, 45 ngọn núi lửa khác trên khắp thế giới cũng đang hoạt động ầm ầm, bao gồm núi Mayon và Ta'al ở Philippines, núi Santa Maria ở Guatemala, núi Nevado del Ruiz ở Colombia và núi Krakatau ở Indonesia.

Những núi lửa này hoạt động như thế nào?

Tại Svartsengi, Iceland, có thể magma đang dâng lên gần mặt đất sẽ không phun trào mà chỉ đông đặc lại bên dưới bề mặt.

Nhưng nếu đúng như vậy, nó sẽ mang "phong cách" đặc trưng của núi lửa ở Iceland: dung nham rất lỏng sẽ tràn ra từ những vết nứt dài trên bề mặt Trái đất, đôi khi đông đặc lại thành những hình nón ngoạn mục.

Tại núi Etna (Ý), vụ phun trào gần đây đánh dấu hoạt động bình thường của một ngọn núi lửa luôn phát ra những màn trình diễn pháo hoa nhỏ: phun ra dung nham hoặc phóng những cột tro bụi lên cao vào bầu khí quyển.

Hoạt động của các núi lửa còn lại, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, tương đối không quan trọng. Chúng chỉ là các vụ nổ nhỏ, phun trào dung nham hoặc hình thành các dòng tro và khí nóng chuyển động nhanh.

Tại sao nhiều núi lửa cùng phun?

Núi lửa phun trào khi magma mới được tạo ra trong lớp vỏ chạm tới bề mặt Trái đất và thông qua một lỗ thông hơi mở, hoặc bằng cách phá vỡ lớp đá phía trên nó.

Toàn cầu có khoảng 70 ngọn núi lửa phun trào mỗi năm. Trong số này, khoảng 20 ngọn núi lửa phun trào mỗi ngày.

Iceland ước tính có khoảng 30 núi lửa, và chúng có thể phun trào từ hình nón đã hình thành hoặc từ các vết nứt mới trên bề mặt Trái đất.

Trên thực tế, Iceland - nằm giữa mảng Bắc Mỹ ở phía tây và mảng Á - Âu ở phía đông - được hình thành hoàn toàn từ đá núi lửa. Các mảng đang di chuyển ra xa nhau với tốc độ khá chậm, cho phép magma mới dâng lên và tạo ra các vụ phun trào xảy ra ở đâu đó trên đảo cứ sau vài năm.

Ở những nơi khác, nhiều núi lửa hiện đang hoạt động nằm phía trên vùng hút chìm, nơi một mảng kiến tạo đang lặn bên dưới một mảng khác.

Khi mảng hút chìm đẩy sâu hơn vào Trái đất, nó bắt đầu tan chảy, tiết ra magma cung cấp cho các núi lửa phía trên.

Thông thường, những magma này dính hơn và giàu khí hơn so với những magma phun trào ở Iceland. Chúng có thể gây ra những vụ phun trào lớn hơn, bùng nổ và nguy hiểm hơn nhiều.

Núi lửa Fagradalsfjall ở Iceland trong đợt phun trào năm 2022 - Ảnh: thephotohikes.com

Trong quá khứ, núi lửa phun gây nhiều thiệt hại. Như núi lửa Etna ở Ý. Dung nham phun trào ở vùng thấp trên sườn dốc của nó đã gây thiệt hại đáng kể cho các khu vực có người ở vào năm 1928, 1971 và 1983.

Ngược dòng thời gian, một vụ phun trào dung nham khổng lồ vào năm 1669 đã phá hủy nhiều phần của thành phố ven biển Catania của Ý.

Nhiều ngọn núi lửa hiện đang hoạt động ở mức độ thấp. Tuy nhiên chúng từng có những đợt phun trào lớn hơn nhiều, đáng chú ý nhất là núi lửa Krakatau ở Indonesia, khiến 36.000 người thiệt mạng trong một vụ nổ lớn vào năm 1883.

Sau đó là Nevado del Ruiz ở Colombia, cướp đi sinh mạng của 23.000 người vào năm 1985. Và vào năm 1902, Santa Maria ở Guatemala gây ra một trong những vụ phun trào núi lửa lớn nhất thế kỷ 20, khiến khoảng 6.000 người thiệt mạng.

Chúng ta có nên lo lắng về các núi lửa?

Câu trả lời ngắn gọn là không nên quá lo, trừ khi hiện nay bạn sống ở thị trấn Grindavik của Iceland.

Các nhà khoa học lo ngại vụ phun trào núi lửa ở đây trong tương lai có thể diễn ra theo mô hình tương tự núi lửa Laki năm 1783.

Khi đó, một lượng lớn dung nham phun ra ở Laki đã kèm theo một lượng khí độc khổng lồ, tạo thành một đám mây độc hại lan rộng ít nhất đến tận châu Âu và miền đông Bắc Mỹ.

Sự kiện này làm ô nhiễm không khí, gây ra thời tiết khắc nghiệt và nạn đói ở những nơi xa xôi như Ai Cập và có lẽ cả Ấn Độ.

Theo GIA MINH – Tuổi trẻ online (Tít do Báo Hậu Giang đặt)

 

Viết bình luận mới

Xem thêm

'Thủ phạm' gây động đất lớn ở Nhật Bản?

11:20 11/12/2023

Trong 40 năm qua, Nhật Bản ghi nhận nhiều trận động đất mạnh 7 độ và sóng thần. Một nghiên cứu mới đây đã hé lộ rõ hơn 'thủ phạm'.

Loài trai khổng lồ dài tới 1,2m xuất hiện sau nhiều năm

10:00 10/12/2023

Các nhà sinh học biển cho biết một loài trai khổng lồ đang ở bên bờ vực tuyệt chủng đã xuất hiện trở lại với số lượng lớn ở vùng biển ngoài khơi Croatia.

Singapore - Thành phố đắt đỏ nhất thế giới

11:30 01/12/2023

Theo xếp hạng công bố ngày 30/11 của tạp chí The Economist, Zurich và Singapore là hai thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong bối cảnh chi phí sinh hoạt cao chưa từng thấy.

Chuyện lạ: Những mã vạch khổng lồ xuất hiện trên khắp nước Mỹ

11:50 27/11/2023

Những biểu tượng giống mã vạch khổng lồ dập nổi trên mặt đường nhựa ở Mỹ được sử dụng vào thế kỷ 20 để hiệu chỉnh thấu kính của camera trên máy bay và vệ tinh.

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới dịch chuyển sau 37 năm

10:00 26/11/2023

A23a, tảng băng trôi lớn nhất thế giới và là một trong những tảng băng trôi lâu đời nhất, được phát hiện dịch chuyển sau 37 năm.

Hạt giống lớn nhất thế giới

10:00 17/11/2023

Hạt giống của cây coco de mer có đường kính nửa mét và nặng bằng một con chó to, thường bị thợ săn trộm nhòm ngó để bán với giá cao.

Chiết xuất vàng từ rác điện tử, bảng mạch đã qua sử dụng

06:10 13/11/2023

Nhật Bản là một quốc gia có ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng là thị trường đầy triển vọng cho việc biến rác thải điện từ thành "mỏ" vàng và nhiều kim loại quý khác.

Núi lửa phun trào tạo ra hòn đảo mới ở Nhật Bản

06:16 09/11/2023

Tờ Japan Times đưa tin, một vụ phun trào núi lửa dưới đáy biển Nhật Bản đã hình thành nên hòn đảo mới cách thủ đô Tokyo khoảng 1.200 km về phía Nam.

Tìm thấy lục địa biến mất 155 triệu năm trước

10:58 05/11/2023

(HGO) - Một vùng đất rộng gần 5.000 km có tên là Argoland đã được tìm thấy nằm sâu dưới Ấn Độ Dương.

Những cuộc mất tích kỳ bí ở Tam giác Bermuda

15:46 06/06/2018

Tam giác Bermuda nằm trong vùng nghi vấn là nguyên nhân cho tấm bi kịch hàng không này. Bí ẩn này ra sao?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN BÁO CHÍ

09:10 12/10/2024

ĐIỀU CHỈNH GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN BÌNH QUÂN TỪ NGÀY 11/10/2024 Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2024 Ngày 10/10/2024, Bộ Công Thương đã công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam,

Infographic: Tiểu dự án 2 (thuộc Dự án 6) Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

09:05 12/10/2024

Infographic: Tiểu dự án 2 Truyền thông về giảm nghèo đa chiều (thuộc Dự án 6 Truyền thông và giảm nghèo về thông tin)

Cộng đồng doanh nghiệp đã dần lớn mạnh cả về số lượng và tầm vóc

08:06 12/10/2024

(HGO) - Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức họp mặt ngày Doanh nhân Việt Nam. Dự có ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh,

Báo Hậu Giang điểm tin sáng 12-10

05:51 12/10/2024

Mời Quý độc giả theo dõi các tin tức: Cựu tiền vệ Nguyễn Hồng Sơn ra mắt hồi ký về cuộc đời, sự nghiệp; Đồng Tháp công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Tiền; Việt Nam có loại hạt được ví “quý như vàng”, cực giàu dinh dưỡng nhưng ít ai để ý; Nobel Hóa học 2024 vinh danh nghiên cứu về protein; 13 bang của Mỹ kiện TikTok vì làm thanh, thiếu niên bị nghiện.