Cầu qua sông làm bằng cỏ ở Peru

Thứ Hai, ngày 29/08/2016 | 07:41

Qeswachaka là cây cầu làm bằng cỏ theo cách truyền thống của người Inca cuối cùng còn tồn tại và mỗi năm cứ vào tháng 6 là người dân địa phương lại làm một cây cầu mới thay thế cây cầu cũ. 

Cầu Qeswachaka làm bằng cỏ và được thay mới mỗi năm. Nguồn: AMUSING PLANET

Những cây cầu làm từ các nguyên liệu thô sơ, đơn giản được người Inca dùng để bắc qua các hẻm núi, sông khắp dãy Andes, nằm trong hệ thống giao thông trải dài 40.000km. Khi đế chế Inca sụp đổ từ thế kỷ 17, những cây cầu này cũng dần bị hư hỏng và không còn nữa. Nằm cách thành phố Cuzco, Peru 100km, Qeswachaka (hay Keshwa Chaca) là hình mẫu cầu dây bằng cỏ duy nhất của người Inca còn sót lại trên thế giới. 

Cầu Qeswachaka bắc qua sông Apurimac, dài gần 40m, cách mặt nước trên 60m, được làm bằng một loại cỏ có tên là ichu và sử dụng kỹ thuật đã có hàng trăm năm của người Inca. Vào thời xưa thì những cây cầu này và mỗi người đi qua cầu đều được giám sát chặt chẽ. Hiện nay chỉ còn một người đảm nhận nhiệm vụ giữ cầu. Theo truyền thống, cây cầu được làm mới mỗi tháng 6 hàng năm. Đại diện từ 4 cộng đồng người Huinchiri, Chaupibanda, Choccayhua và Ccollana Quehue ở khu vực này cùng họp, lên kế hoạch và chia nhóm để thực hiện công việc. Việc làm cầu chỉ kéo dài 3 ngày nhưng chuẩn bị cỏ để thắt dây bắt đầu từ trước đó rất lâu.

Kỹ thuật thắt, bện dây được truyền lại trong phạm vi gia đình. Đàn ông là những người biết toàn bộ quá trình thực hiện, riêng phụ nữ và trẻ em sẽ đảm nhận phần đan dây nhỏ trước từ cây cỏ ichu chỉ dài 40-50cm. 30 dây nhỏ sẽ xoắn lại thành một dây lớn hơn dài 50m, sau khi được kéo giãn, nhiều dây như thế được bện thành những dây lớn hơn để làm 2 tay vịn, 4 dây làm phần lối đi và nhiều dây phụ nhỏ hơn nối các phần này lại. Cây cầu trông nhỏ bé nhưng có thể tải trọng lượng tương đương 56 người đứng trên nó. 

Cầu Qeswachaka không chỉ là một đường nối giao thông bình thường mà còn thể hiện sức mạnh của mối liên kết xã hội giữa các cộng đồng và được xem là một biểu tượng thiêng liêng cho sự gắn kết với thiên nhiên, với truyền thống và lịch sử. Ngày nay, dù đã có một cây cầu hiện đại được xây gần đó nhưng người dân vẫn sử dụng và giữ truyền thống làm mới chiếc cầu mỗi năm một lần.

THIÊN NGỌC (tổng hợp từ Natural homes, Slate)

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bolero là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

10:15 07/12/2023

Nhạc bolero của Cuba và Mexico được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Âm nhạc có tác dụng giúp... giảm đau tạm thời

14:00 28/11/2023

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Pain Research, việc nghe những bài hát yêu thích có thể làm giảm nhận thức của mọi người về nỗi đau...

Người đẹp Nicaragua đăng quang Miss Universe 2023 – Mùa giải phá vỡ nhiều rào cản

11:53 19/11/2023

Sheynnis Palacios đến từ Nicaragua đánh bại 83 thí sinh, để giành vương miện Miss Universe 2023 trong chung kết ở El Salvador.

Nghề làm nến truyền thống ở Mexico

18:30 20/02/2023

Làm nến (đèn cầy) truyền thống suốt 300 năm qua hiện vẫn còn là nghề gia truyền tại một ngôi làng nhỏ ở bang Oaxacan, Mexico.

Cửa hàng nón lâu đời nhất thế giới

11:49 14/02/2023

Đó là cửa hàng Lock & Co nằm ở trung tâm thủ đô Luân Đôn, Anh, chuyên thiết kế và bán nón từ năm 1676.

Lễ trao giải Grammy năm 2023: Beyonce phá kỷ lục về số giải thưởng

05:33 07/02/2023

Beyonce trở thành ca sĩ có nhiều giải thưởng nhất trong lịch sử giải Grammy. Tại lễ trao giải năm nay, nữ ca sĩ giành nhiều đề cử quan trọng và giành chiến thắng ở các hạng mục Album nhạc dance/điện tử xuất sắc nhất, Bài hát R&B, Màn trình diễn R&B truyền thống và Bản ghi âm nhạc Dance/điện tử xuất sắc nhất.

Nơi làm hoa vải thủ công cuối cùng ở thành phố New York

09:42 31/01/2023

Từng có hơn 100 xưởng làm hoa vải ở thành phố New York, đáp ứng hơn 75% nhu cầu ngành thời trang tại Mỹ, nhưng ngày nay M&S Schmalberg là xưởng thủ công gia đình cuối cùng còn hoạt động.

Độc đáo ngày tết cổ truyền Losar ở Bhutan

02:29 17/01/2023

Tết truyền thống ở Bhutan có tên gọi là Losar, diễn ra trong thời gian khá gần với ngày Tết Nguyên đán của Việt Nam.

Quốc gia nhỏ bé không có sân bay

05:44 11/01/2023

Nằm giữa dãy núi Pyrenees, giáp với 2 nước Pháp và Tây Ban Nha, Andorra là quốc gia xinh đẹp, nhỏ bé chỉ bằng một ngôi làng, có diện tích nhỏ thứ 16 thế giới.

Nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới

19:23 03/01/2023

Vương quốc Tonga ở Nam Thái Bình Dương, thuộc Châu Đại Dương là nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:15 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.