Thứ Ba, ngày 21/05/2019 | 08:15
Thời xưa, kim loại là vật liệu đắt tiền nên thay vì sử dụng đinh, những người thợ mộc có một cách đặc biệt chỉ ghép những thanh gỗ lại với nhau tạo nên những công trình tồn tại hàng trăm đến hàng nghìn năm.
Các mối ghép gỗ chắc chắn, giúp công trình tồn tại hàng trăm năm. Nguồn: I-ADO
Đó là phương pháp Miyadaiku - sử dụng kỹ thuật ghép và nối các thanh gỗ, tạo mối ghép khít và cực kỳ chắc chắn để không cần dùng một cây đinh hay bất cứ loại keo dán nào. Ở Nhật Bản những căn nhà gỗ được xây dựng cách đây 1.000 năm sử dụng phương pháp này.
Hiện nay đặc trưng của các công trình kiến trúc sử dụng phương pháp ghép gỗ có thể thấy rõ nhất ở những đền và chùa. Các mẫu gỗ lồi và lõm được thiết kế tinh xảo, có độ chính xác cao nên khi ghép lại các đầu nối chắc chắn, không bị xô lệch và thống nhất thành một khối.
Shoji Matsuura, một người thợ 71 tuổi còn tham gia công việc phục dựng và thiết kế những đền cổ và các công trình văn hóa bằng phương pháp ghép gỗ, cho biết ông đã tham gia phục dựng và sửa chữa nhiều công trình khắp đất nước, chúng đều được làm từ thế kỷ 12-16. Độ tinh xảo và chính xác của người thợ mộc từ xưa đều thể hiện rất rõ, các công trình có thể tồn tại qua hàng trăm năm, chịu được động đất. Có những cây cầu sử dụng kỹ thuật này vẫn chịu lực rất tốt.
Người xưa còn dự đoán trước được các ngôi nhà gỗ cần bảo dưỡng sau thời gian dài, mỗi 100-200 năm cần phải trùng tu và sửa chữa. Phương pháp này không dùng kim loại, chất kết dính do đó người am hiểu về ghép gỗ có thể dễ dàng tháo lắp các bộ phận mà không làm các thanh gỗ bị tổn hại.
Mặc dù sau này có nhiều kỹ thuật hiện đại và công cụ cũng phát triển hơn nhưng chúng không nâng cao chất lượng của các cấu trúc nhà gỗ. Trái lại, kỹ thuật cổ truyền dù đòi hỏi thời gian, công sức và sự kiên trì của người thợ hơn nhiều lần nhưng tận dụng được tối đa các đặc tính của gỗ, các cấu trúc ít bị hư hỏng, gãy. Với những ưu điểm này, những người thợ lành nghề dù đã cao tuổi nhưng luôn muốn duy trì phương pháp ghép gỗ để thế hệ sau tiếp tục nghề này, bảo tồn và gìn giữ các nét đặc sắc trong xây dựng và kiến trúc cổ xưa.
THIÊN NGỌC (tổng hợp từ Japan times, Great big story)
10:15 07/12/2023
Nhạc bolero của Cuba và Mexico được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
14:00 28/11/2023
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Pain Research, việc nghe những bài hát yêu thích có thể làm giảm nhận thức của mọi người về nỗi đau...
11:53 19/11/2023
Sheynnis Palacios đến từ Nicaragua đánh bại 83 thí sinh, để giành vương miện Miss Universe 2023 trong chung kết ở El Salvador.
18:30 20/02/2023
Làm nến (đèn cầy) truyền thống suốt 300 năm qua hiện vẫn còn là nghề gia truyền tại một ngôi làng nhỏ ở bang Oaxacan, Mexico.
11:49 14/02/2023
Đó là cửa hàng Lock & Co nằm ở trung tâm thủ đô Luân Đôn, Anh, chuyên thiết kế và bán nón từ năm 1676.
05:33 07/02/2023
Beyonce trở thành ca sĩ có nhiều giải thưởng nhất trong lịch sử giải Grammy. Tại lễ trao giải năm nay, nữ ca sĩ giành nhiều đề cử quan trọng và giành chiến thắng ở các hạng mục Album nhạc dance/điện tử xuất sắc nhất, Bài hát R&B, Màn trình diễn R&B truyền thống và Bản ghi âm nhạc Dance/điện tử xuất sắc nhất.
09:42 31/01/2023
Từng có hơn 100 xưởng làm hoa vải ở thành phố New York, đáp ứng hơn 75% nhu cầu ngành thời trang tại Mỹ, nhưng ngày nay M&S Schmalberg là xưởng thủ công gia đình cuối cùng còn hoạt động.
02:29 17/01/2023
Tết truyền thống ở Bhutan có tên gọi là Losar, diễn ra trong thời gian khá gần với ngày Tết Nguyên đán của Việt Nam.
05:44 11/01/2023
Nằm giữa dãy núi Pyrenees, giáp với 2 nước Pháp và Tây Ban Nha, Andorra là quốc gia xinh đẹp, nhỏ bé chỉ bằng một ngôi làng, có diện tích nhỏ thứ 16 thế giới.
19:23 03/01/2023
Vương quốc Tonga ở Nam Thái Bình Dương, thuộc Châu Đại Dương là nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới.
17:14 13/05/2025
Chiều ngày 13-5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, tiến hành thảo luận các nội dung quan trọng, trong đó có thảo luận dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
15:13 13/05/2025
Góp ý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đề xuất 3 nội dung để dự thảo hoàn thiện hơn.
13:13 13/05/2025
(HGO) – Ngày 13-5, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ do Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có buổi thăm và kiểm tra thực tế Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang (xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh).
08:28 13/05/2025
(HG) - HĐND huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua trong hoạt động HĐND cấp xã năm 2024.