Lối sống thích ứng với thiên tai ở Bangladesh

Thứ Ba, ngày 23/02/2021 | 04:58

Ở Bangladesh, người dân có lối sống lâu đời được “thiết kế” nhằm thích ứng và tồn tại hài hòa với tự nhiên, luôn trong chế độ sẵn sàng khôi phục cuộc sống sau những đợt thiên tai khó lường.

Có 230 con sông chảy qua Bangladesh và cuộc sống người dân phải thích nghi với lũ lụt. Nguồn: GETTY IMAGES

Vùng cao nguyên Sylhet, phía Đông Bắc Bangladesh nổi tiếng với những vườn chè xanh tốt. Tuy nhiên, để đến trường với lũ trẻ ở nơi đây không đơn giản chỉ cần dậy sớm là xong. Bởi địa mạo thay đổi thường xuyên, sự dịch chuyển mảng kiến tạo liên tục làm địa hình tiếp tục được nâng lên, hạ xuống. Cây cầu quen thuộc trên đường đến trường cũng có thể bị cuốn trôi bất cứ lúc nào.

Mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc bậc nhất trên thế giới, cuộc sống của quốc gia nhỏ bé, đông dân cư không thể tách rời những con sông. Năm 2020, gần 40% đất nước bị ngập lụt làm 1,5 triệu người Bangladesh phải di dời khỏi nơi ở. Siêu bão Amphan hồi tháng 5-2020 gây thiệt hại khoảng 13,2 tỉ USD. Tuy nhiên, qua thời gian, người dân rất kiên cường thích ứng và ổn định cuộc sống. Khi lũ lụt họ làm cầu tạm để kết nối với đất liền, dùng những bó rơm, rạ để làm bệ đỡ lót đường đi và tự làm sàn bằng tre ngay trong nhà.

Những ngôi nhà nằm rải rác khắp Bangladesh được xây dựng từ vật liệu là gỗ và tre để có tính cơ động cao. Mỗi nhà hầu như đều đào ao ngay bên cạnh lấy đất để nâng cao nền nhà và ao dùng chứa nước cho mùa hạn hán. Trang trại nổi là hình thức được áp dụng từ lâu. Người dân sử dụng lục bình kết lại thành bè rồi thêm chất chồng lên bề mặt để canh tác nông nghiệp. Vừa tăng diện tích đất trồng vừa giúp người dân duy trì việc trồng trọt trong mùa mưa, lũ, bởi những “mảnh đất” này có thể dâng lên hạ xuống theo dòng nước.

Trong nhà lúc nào cũng chuẩn bị sẵn gạch ống, có thể nhanh chóng nâng cao sàn nhà khi lụt đến bất chợt. Bếp di động rất phổ biến vì các gia đình cần dùng khi tránh trú ở vùng cao. Các phương pháp chế biến các món từ gạo đơn giản của người dân địa phương và làm cá khô để cất trữ thực phẩm lâu dài vẫn còn duy trì. Ở vùng lũ lụt, người dân đã quen với các trường học nổi trên sông, khi cả ngôi trường được mang lên thuyền và đến đón học sinh tận cửa. Chính vì lối sống thích ứng với tự nhiên mà theo đánh giá từ Trung tâm Nghiên cứu môi trường ở Đức, dù là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhưng Bangladesh cũng là quốc có khả năng khôi phục tốt nhất sau thiên tai.

T.NGỌC (theo BBC Travel)

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bolero là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

10:15 07/12/2023

Nhạc bolero của Cuba và Mexico được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Âm nhạc có tác dụng giúp... giảm đau tạm thời

14:00 28/11/2023

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Pain Research, việc nghe những bài hát yêu thích có thể làm giảm nhận thức của mọi người về nỗi đau...

Người đẹp Nicaragua đăng quang Miss Universe 2023 – Mùa giải phá vỡ nhiều rào cản

11:53 19/11/2023

Sheynnis Palacios đến từ Nicaragua đánh bại 83 thí sinh, để giành vương miện Miss Universe 2023 trong chung kết ở El Salvador.

Nghề làm nến truyền thống ở Mexico

18:30 20/02/2023

Làm nến (đèn cầy) truyền thống suốt 300 năm qua hiện vẫn còn là nghề gia truyền tại một ngôi làng nhỏ ở bang Oaxacan, Mexico.

Cửa hàng nón lâu đời nhất thế giới

11:49 14/02/2023

Đó là cửa hàng Lock & Co nằm ở trung tâm thủ đô Luân Đôn, Anh, chuyên thiết kế và bán nón từ năm 1676.

Lễ trao giải Grammy năm 2023: Beyonce phá kỷ lục về số giải thưởng

05:33 07/02/2023

Beyonce trở thành ca sĩ có nhiều giải thưởng nhất trong lịch sử giải Grammy. Tại lễ trao giải năm nay, nữ ca sĩ giành nhiều đề cử quan trọng và giành chiến thắng ở các hạng mục Album nhạc dance/điện tử xuất sắc nhất, Bài hát R&B, Màn trình diễn R&B truyền thống và Bản ghi âm nhạc Dance/điện tử xuất sắc nhất.

Nơi làm hoa vải thủ công cuối cùng ở thành phố New York

09:42 31/01/2023

Từng có hơn 100 xưởng làm hoa vải ở thành phố New York, đáp ứng hơn 75% nhu cầu ngành thời trang tại Mỹ, nhưng ngày nay M&S Schmalberg là xưởng thủ công gia đình cuối cùng còn hoạt động.

Độc đáo ngày tết cổ truyền Losar ở Bhutan

02:29 17/01/2023

Tết truyền thống ở Bhutan có tên gọi là Losar, diễn ra trong thời gian khá gần với ngày Tết Nguyên đán của Việt Nam.

Quốc gia nhỏ bé không có sân bay

05:44 11/01/2023

Nằm giữa dãy núi Pyrenees, giáp với 2 nước Pháp và Tây Ban Nha, Andorra là quốc gia xinh đẹp, nhỏ bé chỉ bằng một ngôi làng, có diện tích nhỏ thứ 16 thế giới.

Nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới

19:23 03/01/2023

Vương quốc Tonga ở Nam Thái Bình Dương, thuộc Châu Đại Dương là nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Coi phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình

09:38 15/01/2025

(HG) - Đó là nhấn mạnh của Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tại Hội nghị tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết 689 ngày 10-10-2014 của Quân ủy Trung ương về phòng, chống,

Bụi đường bủa vây người dân trên Quốc lộ 61

08:50 15/01/2025

(HG) - Những ngày gần đây, người dân lưu thông trên Quốc lộ 61 đoạn giao cắt với tuyến Đường tỉnh 929, huyện Phụng Hiệp liên tục phản ánh tình trạng bụi mịt mù gây cản trở tầm nhìn và ô nhiễm môi trường

Ngành điện nỗ lực phục vụ người dân dịp tết

08:48 15/01/2025

Nhu cầu sử dụng điện được dự báo sẽ tăng cao để phục vụ sinh hoạt và các hoạt động vui chơi, giải trí dịp Tết Nguyên đán. Trước tình hình này, ngành điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cam kết đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.

Thực tế cuộc sống khơi nguồn sáng tạo

08:46 15/01/2025

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học được tổ chức hàng năm đã và đang thu hút nhiều học sinh tham gia. Đây là sân chơi bổ ích giúp những ý tưởng sáng tạo từ trên giấy của các em trở thành hiện thực…