Trồng bầu làm nhạc cụ

Thứ Ba, ngày 09/04/2019 | 09:07

Những chiếc kèn làm từ trái bầu khô có phần cổ khá dài được người Busoga ở Uganda sử dụng để tạo ra âm thanh và kết hợp với các nhạc cụ khác để trình diễn Bigwala - một loại hình ca, múa kết hợp âm nhạc diễn ra ở các sự kiện quan trọng trong nhiều thế kỷ của người Busoga.

Giống bầu dùng làm kèn có cổ dài hiện nay còn ít người trồng.

Nhạc Bigsawa dùng để chào đón và làm vui lòng các vị khách, thường xuất hiện trong các lễ nghi hoàng gia. Một trong những điều đặc biệt về Bigwala là những chiếc kèn - nhạc cụ chính khi biểu diễn được làm từ những trái bầu. Tên gọi Bigwala cũng lấy từ tên của loại nhạc cụ này. Thông thường, nhóm chơi kèn bầu có từ 5 người trở lên cùng hòa âm để tạo nên giai điệu của một bài hát. Âm thanh của nó vang lên đầu tiên khi biểu diễn, sau đó mới là trống, cuối cùng ca sĩ và vũ công bắt đầu phần trình diễn của mình.

Để làm kèn Bigwala, người ta trồng một giống bầu đặc biệt có phần cổ khá dài khi đạt kích cỡ trưởng thành. Sau khi thu hoạch những trái bầu được hun khói trong 1 tháng. So với phơi nắng, hun khói làm trái bầu khô từ từ và bền hơn. Ngoài làm nhạc cụ, quả bầu được người Busoga dùng để chứa nước, đựng thức ăn.

Hiện nay, tại Uganda chỉ còn 3 người vừa biết cách làm loại kèn bầu, vừa chơi nhạc và họ đều đã lớn tuổi. Để giữ gìn âm nhạc truyền thống, nhiều hoạt động xã hội và buổi biểu diễn ngoài trời được tổ chức để tăng nhận thức và khuyến khích người dân học nhạc truyền thống, đặc biệt là giới trẻ. Một khó khăn nữa khi lan rộng và phát triển dòng nhạc này là những quả bầu làm kèn khá hiếm, ngày càng ít người trồng. Vì vậy, khi mới học, trẻ em phải dùng một loại kèn thay thế được làm từ đu đủ. Để giải quyết vấn đề này, các tổ chức trong nước khuyến khích những phụ nữ trồng giống bầu này để làm nhiều thêm các nhạc cụ mới.

THIÊN NGỌC (theo Atlas Obscura)

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bolero là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

10:15 07/12/2023

Nhạc bolero của Cuba và Mexico được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Âm nhạc có tác dụng giúp... giảm đau tạm thời

14:00 28/11/2023

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Pain Research, việc nghe những bài hát yêu thích có thể làm giảm nhận thức của mọi người về nỗi đau...

Người đẹp Nicaragua đăng quang Miss Universe 2023 – Mùa giải phá vỡ nhiều rào cản

11:53 19/11/2023

Sheynnis Palacios đến từ Nicaragua đánh bại 83 thí sinh, để giành vương miện Miss Universe 2023 trong chung kết ở El Salvador.

Nghề làm nến truyền thống ở Mexico

18:30 20/02/2023

Làm nến (đèn cầy) truyền thống suốt 300 năm qua hiện vẫn còn là nghề gia truyền tại một ngôi làng nhỏ ở bang Oaxacan, Mexico.

Cửa hàng nón lâu đời nhất thế giới

11:49 14/02/2023

Đó là cửa hàng Lock & Co nằm ở trung tâm thủ đô Luân Đôn, Anh, chuyên thiết kế và bán nón từ năm 1676.

Lễ trao giải Grammy năm 2023: Beyonce phá kỷ lục về số giải thưởng

05:33 07/02/2023

Beyonce trở thành ca sĩ có nhiều giải thưởng nhất trong lịch sử giải Grammy. Tại lễ trao giải năm nay, nữ ca sĩ giành nhiều đề cử quan trọng và giành chiến thắng ở các hạng mục Album nhạc dance/điện tử xuất sắc nhất, Bài hát R&B, Màn trình diễn R&B truyền thống và Bản ghi âm nhạc Dance/điện tử xuất sắc nhất.

Nơi làm hoa vải thủ công cuối cùng ở thành phố New York

09:42 31/01/2023

Từng có hơn 100 xưởng làm hoa vải ở thành phố New York, đáp ứng hơn 75% nhu cầu ngành thời trang tại Mỹ, nhưng ngày nay M&S Schmalberg là xưởng thủ công gia đình cuối cùng còn hoạt động.

Độc đáo ngày tết cổ truyền Losar ở Bhutan

02:29 17/01/2023

Tết truyền thống ở Bhutan có tên gọi là Losar, diễn ra trong thời gian khá gần với ngày Tết Nguyên đán của Việt Nam.

Quốc gia nhỏ bé không có sân bay

05:44 11/01/2023

Nằm giữa dãy núi Pyrenees, giáp với 2 nước Pháp và Tây Ban Nha, Andorra là quốc gia xinh đẹp, nhỏ bé chỉ bằng một ngôi làng, có diện tích nhỏ thứ 16 thế giới.

Nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới

19:23 03/01/2023

Vương quốc Tonga ở Nam Thái Bình Dương, thuộc Châu Đại Dương là nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang

07:34 23/11/2024

(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Điểm tin sáng 23-11: Người Việt thải hơn 300.000 tấn nhựa, bìa carton khi mua hàng online

05:53 23/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Khan hiếm vé máy bay, giá tăng cao; Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến, quảng bá du lịch tại Quảng Ninh; Độc lạ Đồng Nai: Treo nguyên chiếc ô tô cũ trước cổng nhà làm... kỷ niệm; Gen Z Australia xuất ngoại tìm bạn trai.