Aday rộn ràng phum sóc

Thứ Năm, ngày 16/01/2020 | 08:32

Trong dòng chảy nghệ thuật dân tộc, hát múa dân gian Khmer Nam bộ mang đậm dấu ấn rất riêng, được các thế hệ lưu truyền bằng hát múa những dịp lễ, hội. Trong khoảng 12 dòng nhạc đan xen và phát triển, có những dòng nhạc đang bị mai một dần, ít người biết, như Aday. Hậu Giang đã trăn trở, tìm cách bảo tồn, nhờ đó phum sóc lại rộn ràng tiếng đờn, tiếng hát...

Khán giả xem biểu diễn Aday.

Lời ca, tiếng hát mong phum sóc yên bình

Mùa xuân này, nhiều người Khmer ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, vui hơn, bởi họ biết thêm một dòng nhạc nữa của dân tộc mình: Aday.

Đây là dòng nhạc tồn tại lâu đời, hát đối đáp giữa đôi trai gái, mang nhiều nội dung, màu sắc phong phú. Khi là lời ví von, ướm hỏi, lúc là lời trao đổi, tâm tình, hát đôi khi kèm theo múa. Lời hát, điệu múa cầu mong cho phum sóc bình yên, mọi người được sống trong tình yêu thương, ấm no và hạnh phúc… Thế nhưng, loại hình âm nhạc này chỉ còn những người Khmer lớn tuổi biết, không thấy xuất hiện trong các lễ hội lớn hay những dịp lễ, tết của dân tộc Khmer. Khi có lớp bồi dưỡng về kỹ năng trình diễn, bà con ở đây rất hứng khởi. Anh Danh Kỳ, ở ấp 4, xã Xà Phiên, hồ hởi: “Tôi tham gia văn nghệ nhiều, có nghe về Aday nhưng chưa hề biết. Giờ được học hát, múa, tôi ráng tập để hát đúng, múa đúng, sau này còn dạy cho con cháu mình. Quý lắm đó, nên bà con được chọn học tạm gác chuyện nhà để theo học”. Những lời hát, điệu múa lúc đầu còn ngập ngừng, gượng gạo, rồi dần trở nên quen thuộc, họ nhanh chóng bắt nhịp với những giai điệu rộn ràng, vui tươi.

Lớp học diễn ra gần 1 tháng nhưng chưa khi nào thiếu người. Ngôi chùa BHODHIVANAVANSA ở Xà Phiên nhộn nhịp hơn khi đón tiếp không chỉ những người đến học, mà còn có những người đến xem. Không khí những ngày diễn ra như một mùa lễ hội. Đại đức Danh Tuấn, trụ trì chùa, không giấu niềm vui: “Chọn điểm ở chùa để mở lớp, tôi vui lắm. Vui vì nét văn hóa của dân tộc mình được quan tâm, giữ gìn, vui vì bà con, nhất là các em nhỏ rất thích, đến học nghiêm túc. Tôi sẽ tạo mọi điều kiện để người dân tiếp tục biểu diễn để những điệu múa, lời ca độc đáo của loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của dân tộc mình được tiếp tục phát huy”.

Trước đó, có một lớp tương tự diễn ra tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh, thu hút sự tham gia hơn 50 học sinh của trường. Các em cũng hồ hởi, bởi chưa ai được nghe nghệ thuật hát múa độc đáo này, chỉ biết và thấy biểu diễn rô băm, dù kê, dì kê, lâm thôn… trong mỗi mùa lễ hội ở quê mình. Em Huỳnh Thị Thảo Xuyên bày tỏ: “Được chọn học là điều may mắn với em. Giờ em biết rồi, em sẽ ráng nhớ cho kỹ, giữ tài liệu mà thầy truyền dạy để rảnh xem lại. Em rủ bạn bè mình có dịp cùng nhau ôn lại để hát, múa đúng”… Mới 10 tuổi, được tham gia nhóm múa Aday, em Thị Như Nguyệt, ở ấp 4, xã Xà Phiên, hãnh diện: “Em không chỉ được học múa, mà còn được học hát, học tiếng dân tộc mình nữa, để có thể đọc được bài hát. Có thầy dạy, em thấy thích lắm và cố gắng học. Mai mốt ở đây có dạy, chắc chắn em sẽ học nữa”.

Aday vốn đã rộn ràng, giờ gặp những người yêu quý, đã giúp loại hình nghệ thuật này như được thắp lửa.

Cái tâm của người đi thắp lửa

Để có được những lớp tập huấn không hề dễ dàng. Ông Nguyễn Thanh Triều, Hiệu trưởng Trường Nghiệp vụ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chia sẻ, kinh phí ít, tìm thầy đã khó, tìm nơi để dạy càng khó hơn. Thế nhưng, khi nhận thấy sự mong mỏi của nhà trường, nhà chùa, của những người dân vùng đồng bào dân tộc Khmer, nên đã quyết tâm tìm những người có cùng sự đồng cảm, sẻ chia, không ngại khó khăn để truyền dạy.

Và rồi, nghệ sĩ Thạch Si Phol đã đến với Hậu Giang. Không hề câu nệ chuyện ăn uống, ngủ, nghỉ, vì ông cảm nhận được cái tình quý giá của những người đang khát khao được học. Khi dạy ở trường, ông ở luôn tại trường, khi đến dạy tại chùa, ông nghỉ luôn tại đây. Sự bình dị, chân tình và đầy tâm huyết của ông làm những người tổ chức lớp tìm được sự đồng cảm, thấy ấm lòng vì được hiểu, sẻ chia…

Mấy chục năm công tác tại Đoàn ca múa nhạc dân tộc Khmer Cà Mau, Bạc Liêu, am hiểu nhiều dòng nhạc dân tộc mình, nghệ sĩ Thạch Si Phol đã biên đạo, đạo diễn sân khấu cho các chương trình của đoàn biểu diễn phục vụ, tham dự các hội thi, hội diễn khu vực, toàn quốc. Là người dân tộc Khmer tâm huyết, ông dành cả đời để nghiên cứu âm nhạc dân gian của dân tộc truyền dạy lại cho đồng bào mình, để cùng nhau giữ gìn, phát huy vốn văn hóa độc đáo của dân tộc. Ông có chuyên môn múa, đạo diễn sân khấu, nên ông nghiên cứu hầu hết những điệu múa dân gian lẫn hiện đại của người Khmer…

Giờ nghỉ hưu, ông vẫn chưa cho phép mình ngơi nghỉ, mà quyết tâm đi đến những nơi có người cần biết, cần học về nghệ thuật dân tộc mình, để truyền dạy. Ông nói, thêm một người biết được nghệ thuật độc đáo của dân tộc mình là ông vui lắm rồi. Hậu Giang đã để lại cho ông nhiều ấn tượng khó quên.

“Thầy trò đã trải qua những ngày thật khó khăn. Bởi, không phải ai cũng biết tiếng, đọc tiếng dân tộc mình. Muốn hát thì phải viết được, đọc được, vậy là thầy trò hì hụi học. Cực mà vui”, ông cười tươi khi kể về những ngày tháng gắn bó để truyền dạy Aday tại Hậu Giang. Ông quan niệm, mỗi người sống phải có cội nguồn. Những nét văn hóa độc đáo, tạo nên nét riêng của dân tộc mình đã được truyền từ đời này sang đời khác, trách nhiệm của mỗi người là phải giữ gìn, phát huy. Ông đã có cơ hội được tiếp cận, dành gần trọn cuộc đời để tìm hiểu, thì việc truyền nghề, thắp lửa là chuyện nên làm. Khi nào sức khỏe còn là còn đi…

Năm nay, nghệ sĩ Thạch Si Phol lại về Hậu Giang, nơi có những người dân tộc Khmer đang trông chờ để được ông truyền dạy Aday. Ông nói, ông đã chuẩn bị sẵn hết rồi. Khi nào ở đây mở lớp, ông lại đến. Thấy Hậu Giang bảo tồn môn nghệ thuật Aday, ông xúc động lắm, nên quyết tâm đến đây để mong truyền hết những gì mình biết. Người Khmer có một câu ví von rất hay: “Trẻ con Khmer biết múa, biết hát trước khi biết đọc, biết viết”. Câu nói minh chứng cho sự ảnh hưởng sâu rộng của âm nhạc Khmer trong cộng đồng.

Dòng chảy âm nhạc ấy vẫn tồn tại bằng một tình yêu nồng hậu của những người giữ và truyền lửa, bằng tình yêu, sự ý thức và trách nhiệm của đồng bào, cùng góp sức giữ gìn nét văn hóa độc đáo của dân tộc…

Giữ hồn chomrieng và cây đàn cha pây trăm tuổi

 

Đây là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo được xem là hồn thiêng của dân tộc Khmer, đã có tên trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là chomrieng cha pây. Chomrieng cha pây - một loại hình độc xướng đặc sắc được lưu truyền bao đời, có nguy cơ mai một, bởi cả vùng đồng bằng này, số nghệ nhân biết, chơi thành thạo loại hình này hiện không nhiều.

 

Nghệ nhân Danh Phúc, ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, là người hiếm hoi biết chomrieng cha pây. Hơn 70 tuổi, ông có đến hơn 50 năm gắn bó đờn ca. Chomrieng là hát, còn cha pây là tên một cây đàn. Chomrieng cha pây là loại hình trình diễn dân gian độc xướng, hát có đàn đệm theo. Từ xưa đến nay, người Khmer rất quý cây đàn này, xem như hồn thiêng dân tộc. Ông đã may mắn được sở hữu cây đàn có tuổi thọ hàng trăm năm nay và suốt mấy chục năm qua, ông nâng niu, gìn giữ như báu vật.

 

    Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

Viết bình luận mới

Xem thêm

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Điểm tin sáng 25-11: Chỉ trong 4 năm, gần 270.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam

06:00 25/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.

Điểm tin sáng 24-11: Vì sao nhiều người thi xong nhưng chưa có bằng lái xe ?

06:00 24/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.

Điểm tin sáng 23-11: Người Việt thải hơn 300.000 tấn nhựa, bìa carton khi mua hàng online

05:53 23/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Khan hiếm vé máy bay, giá tăng cao; Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến, quảng bá du lịch tại Quảng Ninh; Độc lạ Đồng Nai: Treo nguyên chiếc ô tô cũ trước cổng nhà làm... kỷ niệm; Gen Z Australia xuất ngoại tìm bạn trai.

Điểm tin sáng 22-11: Đã có quy định cấm bán online thuốc kê đơn

06:00 22/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cảnh báo về trào lưu pickleball; Một huyện ở Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại trên toàn huyện; UAE đúc thỏi vàng lớn nhất thế giới, nặng hơn 300 kg; Mặt trăng thứ hai sắp rời khỏi Trái Đất.

Điểm tin sáng 21-11: Việt Nam vào top 20 quốc gia được yêu thích nhất trên thế giới

05:56 21/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giáo viên mong được hợp pháp dạy thêm tại nhà; Trường học ở Ấn Độ phải dạy trực tuyến do khói mù độc hại; 80% dân số nước Mỹ sẽ bị thừa cân, béo phì; Ngôi làng nhỏ bé nhưng tuổi thọ trung bình của cư dân trên 100 tuổi.

Rộn ràng rạp Việt mùa cuối năm

08:31 20/11/2024

Ít nhất 5 phim điện ảnh Việt sẽ ra rạp từ đây đến cuối năm, là những bộ phim đa dạng thể loại, đề tài...

Điểm tin sáng 20-11: Bộ Y tế cho phép mỗi Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vắc xin sởi trẻ dưới 9 tháng tuổi

05:56 20/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Người dân ở Bạc Liêu bắt được cá sấu nặng gần 100kg; Ca sĩ Cẩm Ly đi thi... kịch nói; Phát hiện loài hoa đặc hữu của Việt Nam trên rừng Trường Sơn; Bị lừa tiền đặt phòng Đà Lạt dịp Festival hoa.

Khoảng 8 tỉ đồng tu sửa Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (điểm huyện Long Mỹ)

15:00 19/11/2024

(HGO) - Tại Di tích lịch sử Chiến Thắng Chương Thiện (thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ), ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp cùng các sở, ngành, đơn vị, địa phương thông qua dự án tu sửa cấp thiết di tích này.

“Chuyện quê mình” -  Quê hương Hậu Giang lên phim sao mà đẹp, mà duyên đến thế !

06:40 18/11/2024

Từ tên gọi đã cho thấy sự gần gũi, bình dị và thật sự, “Chuyện quê mình” mang đến khán giả những câu chuyện mà ai cũng tìm thấy chút bóng dáng mình trong đó.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”

17:25 25/11/2024

(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.

Xem xét các tờ trình tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm

14:20 25/11/2024

(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.

Viện kiểm sát: Không có căn cứ giảm án tử hình cho bà Trương Mỹ Lan

14:08 25/11/2024

Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện quyết tâm sắp xếp, tổ chức bộ máy

14:04 25/11/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.