Âm nhạc đồng bằng như diều chờ gió...

Bài 1: Khúc quân hành tiếp nối

Thứ Hai, ngày 17/04/2017 | 08:32

Đồng bằng sông Cửu Long là miền đất hứa để “thai nghén” nhiều tác phẩm âm nhạc. Từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp cho đến hôm nay có sự kế thừa và phát huy ấn tượng, cùng góp phần tạo nên nét riêng cho âm nhạc đất chín rồng. Tuy âm nhạc ở đồng bằng phát triển, nhưng vẫn chưa trọn vẹn, ví như con diều đẹp đang chờ gió !

Nhạc sĩ từ nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đi thực tế sáng tác tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp.

Điểm lại mới thấy, thời kỳ nào, âm nhạc đồng bằng sông Cửu Long cũng có những sáng tác đi vào lòng người.

Đa dạng đề tài

Các nhạc sĩ ĐBSCL khai thác đề tài rất đa dạng, ở đó có con người miền Tây cần cù trong lao động, can trường trong kháng chiến, có hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, thủy chung giữa cuộc sống đời thường, phảng phất nét đẹp của miền quê sông nước, là nơi con sông gắn bó với tuổi thơ của mỗi người. Đó còn là sự đổi thay của quê hương qua bao năm tháng chiến tranh, là những dòng suy tư, chiêm nghiệm về quá khứ, về vết thương chiến tranh vẫn chưa lành...

Các nhạc sĩ đã sử dụng nhiều thể loại nhạc để chuyển tải bức tranh nhiều thanh sắc, từ trữ tình, lãng mạn, dìu dặt, mang âm hưởng dân ca, hay những ca khúc sôi động, rộn ràng như cuộc sống vốn có, khi nơi nơi hừng hực khí thế thi đua lao động sản xuất. Mỗi nhạc sĩ đã thể hiện một phong cách khác nhau, tạo nên một bức tranh vừa vặn, đủ mọi cung bậc cảm xúc, chuyển tải cái hồn của vùng đất chín rồng, tạo nên những giai điệu đầy tự hào. Dù ở thể loại nào, họ vẫn bám sát, kế thừa và phát huy suối nguồn ca dao, dân ca và các thể loại nhạc truyền thống được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Nhạc sĩ Lê Nghiệp, Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Cần Thơ, chia sẻ, từ nhỏ, ông đã được tắm mình trong những câu hò, điệu ru, tiếng rao đờn ngọt lịm. Những làn điệu dân ca cứ vậy thấm vào máu, vào thịt, cộng với sự tìm tòi, trải nghiệm trong cuộc sống, đã trở thành lời trong những sáng tác của ông. Nhờ vậy, mà mọi người cảm nhận được sự gần gũi, sâu lắng trong từng câu, từ, giai điệu…

Nhiều sáng tác hay

Nói đến chất lượng sáng tác, nhiều người ngần ngại đánh giá. Thế nhưng, cách nhìn nhận khách quan nhất chính là tác phẩm ấy sống được trong lòng công chúng qua các chương trình nghệ thuật, qua từng cuộc thi, hội diễn… Ở vùng đất trù phú này, từ thời kháng chiến chống Pháp, đánh Mỹ, đến những năm tháng đất nước thống nhất và cả nhịp sống hối hả, hiện đại của hôm nay, đã có nhiều lớp nhạc sĩ thành danh bước ra từ vùng đất này cùng các tác phẩm để đời. Có thể kể đến nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (Cần Thơ) với “Lên đàng”, Tạ Thanh Sơn (Vĩnh Long) với “Nam bộ kháng chiến”, Nguyễn Hữu Trí (Bạc Liêu) với “Tiểu đoàn 307”, Thanh Trần (Cà Mau) với “Khi thành phố của chúng ta xuống đường”... Sang thời kỳ chống Mỹ có “Trăng về Cần Thơ” của Thế Phương (Bạc Liêu), “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” của Trần Kiết Tường (Cần Thơ), “Chiều về trên sông Ô Môn” của Triều Dâng (Cần Thơ), vở opera “Người giữ cồn” của Ca Lê Thuần (Bến Tre), “Trường làng tôi” của Phạm Trọng Cầu (Vĩnh Long), “Chiếc ba lô xanh” của Lý Cảnh (Hậu Giang)…

Từ sau năm 1975 đến nay, nhiều thế hệ nhạc sĩ đã trưởng thành, phản ánh hơi thở của đất và người đồng bằng trong công cuộc kiến thiết, xây dựng quê hương. Nổi bật trong số những nhạc sĩ của đồng bằng để lại dấu ấn trong sáng tác có nhạc sĩ Lê Nghiệp (Cần Thơ) với “Chiều Tây Đô”, “Bến cảng mùa xuân”, “Không đề”, “Quê hương những con tàu”; nhạc sĩ Sơn Hà (Hậu Giang) với “Bảy dòng sông nhớ”, “Đêm trăng trên bến Ninh Kiều”, “Ngẩn ngơ áo trắng”, “Về Hậu Giang nhé em”; Hoàng Bửu (Cà Mau) với “Niềm vui trên biển”, “Gởi lại Nha Trang”, “Cỏ xanh”; Bửu Thiết (Long An) với “Nợ nhau nửa điệu lý qua cầu”, “Tiếng sáo mênh mông”, “Hát vang trên sông Vàm Cỏ”…

Những nhạc sĩ trưởng thành từ phong trào, trẻ trung, đầy sức sống trong khoảng 20 năm gần đây, cũng đang góp phần tô điểm thêm cho vườn hoa âm nhạc đồng bằng nhiều màu sắc, như Nguyễn Vĩnh Phúc (Hậu Giang) với “Hậu Giang một dòng sông”, “Về lại Lung Ngọc Hoàng”; Nguyễn Ngọc Để (Cà Mau) với “Lung linh Đá Bạc”, Dương Năm (Tiền Giang) với “Hoa sữa phương Nam”, Đỗ Triệu An (An Giang) với “Tiếng ru”…

Hàng năm, từ cuộc thi sáng tác ca khúc ĐBSCL, cũng như những cuộc thi sáng tác ca khúc mỗi tỉnh, thành trong vùng, đã cung cấp một lượng tác giả, tác phẩm không nhỏ, làm phong phú, tạo nét riêng cho âm nhạc đồng bằng.

***

Các nhạc sĩ ngày càng đông, đa dạng, trình độ ngày càng cao, càng làm cho sáng tác có giá trị, kho tàng âm nhạc miền sông nước nhờ đó thêm phong phú. Tuy nhiên, so với những “vùng đất trù phú” của âm nhạc Việt Nam hiện nay, như Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, những tác phẩm ấy vẫn chưa thể bay cao, bay xa…

Nhạc sĩ Phạm Sơn Hà, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang: “Sáng tác viết ra, được đón nhận là một hạnh phúc lớn”

- “Tôi viết về những gì đã gắn bó, đi vào máu thịt của mình, là dòng sông, con đò, chiếc cầu tre, cánh cò, vườn cây trái ngọt… Những sáng tác tôi viết ra, được nhiều người ở Hậu Giang đón nhận là một hạnh phúc lớn, mà bất cứ nhạc sĩ nào cũng mong muốn. Có người chưa hề biết mặt, nhưng khi nghe họ vô tình nhắc lại, tôi cảm thấy rất vui. Từ đó, lại thấy trách nhiệm của mình nặng nề hơn. Là nhạc sĩ, ai cũng vậy, khi sáng tác phải nuôi dưỡng cảm xúc thật chín muồi, thể hiện gần gũi, dễ hát, để có được điều này buộc mỗi người phải học, phải sống, trải nghiệm…”.

 

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

Bài 2: Nỗi buồn nhạc sĩ

Viết bình luận mới

Xem thêm

Giải Mai Vàng 2024 - Sức sống tuổi 30

08:30 27/11/2024

Giải Mai Vàng năm nay đã khởi động. Đây là một mùa giải đặc biệt, khẳng định sức sống của hành trình 30 năm...

Điểm tin 27-11: Chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

05:47 27/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cà Mau Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích của nhóm tin tặc APT Earth Estries; Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu 7 người; Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin rõ về dự kiến khống chế tỷ lệ xét tuyển sớm 20%; Đội tuyển Thái Lan vắng mặt nhiều 'ngôi sao' tại ASEAN Cup 2024.

Điểm tin sáng 26-11: Liên Hiệp Quốc thông tin mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới chết vì bạo lực gia đình

06:00 26/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Festival Ninh Bình lần thứ 3; 10 hoạt động chủ đạo tại Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Long An 2024; Thừa Thiên - Huế cho hơn 290.000 học sinh nghỉ học tránh lũ; Cầu thủ Việt kiều lần đầu xuất hiện ở giải bóng đá nữ Cúp Quốc gia.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Điểm tin sáng 25-11: Chỉ trong 4 năm, gần 270.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam

06:00 25/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.

Điểm tin sáng 24-11: Vì sao nhiều người thi xong nhưng chưa có bằng lái xe ?

06:00 24/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.

Điểm tin sáng 23-11: Người Việt thải hơn 300.000 tấn nhựa, bìa carton khi mua hàng online

05:53 23/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Khan hiếm vé máy bay, giá tăng cao; Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến, quảng bá du lịch tại Quảng Ninh; Độc lạ Đồng Nai: Treo nguyên chiếc ô tô cũ trước cổng nhà làm... kỷ niệm; Gen Z Australia xuất ngoại tìm bạn trai.

Điểm tin sáng 22-11: Đã có quy định cấm bán online thuốc kê đơn

06:00 22/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cảnh báo về trào lưu pickleball; Một huyện ở Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại trên toàn huyện; UAE đúc thỏi vàng lớn nhất thế giới, nặng hơn 300 kg; Mặt trăng thứ hai sắp rời khỏi Trái Đất.

Điểm tin sáng 21-11: Việt Nam vào top 20 quốc gia được yêu thích nhất trên thế giới

05:56 21/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giáo viên mong được hợp pháp dạy thêm tại nhà; Trường học ở Ấn Độ phải dạy trực tuyến do khói mù độc hại; 80% dân số nước Mỹ sẽ bị thừa cân, béo phì; Ngôi làng nhỏ bé nhưng tuổi thọ trung bình của cư dân trên 100 tuổi.

Rộn ràng rạp Việt mùa cuối năm

08:31 20/11/2024

Ít nhất 5 phim điện ảnh Việt sẽ ra rạp từ đây đến cuối năm, là những bộ phim đa dạng thể loại, đề tài...

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ban Pháp chế thẩm tra các tờ trình, báo cáo chuẩn bị Kỳ họp HĐND tỉnh

16:49 27/11/2024

(HG) – Chiều ngày 27-11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết, báo cáo trình tại Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp cuối năm),

Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ triệt phá 100% tụ điểm ma túy

16:03 27/11/2024

Đến năm 2030 phát hiện và triệt phá 100% các điểm, tụ điểm phức tạp, đối tượng bán lẻ về ma túy và 100% diện tích trồng trái phép cây có chứa chất ma túy.

Quốc hội thông qua Luật Phòng không nhân dân

16:00 27/11/2024

Sáng 27/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân, với 449/449 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 100% đại biểu có mặt và 93,74% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tài chính công đoàn có thể dùng xây nhà ở xã hội

15:58 27/11/2024

Luật mới về công đoàn bổ sung nhiệm vụ chi tài chính công đoàn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thuê, góp phần cải thiện điều kiện sống của người lao động.