Thứ Sáu, ngày 12/01/2024 | 06:00
Mời Quý độc giả theo dõi tin tức sáng nay: Lý do thành phố Cần Thơ không làm đường hoa Tết; “Cô đào hát” đoạt giải Văn học nghệ thuật xuất sắc của Mai Vàng 2023; Táo quân chính thức trở lại; Đề nghị công nhận Di tích quốc gia đặc biệt với Làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên – Huế); Vượn khổng lồ cao 3 mét xuất hiện khoảng 2 triệu đến 330.000 năm trước bị xóa sổ do biến đổi khí hậu.
Ngày 11-1, ông Nguyễn Thực Hiện - phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ - cho biết thành phố đã thống nhất với đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố về việc không thực hiện đường hoa nghệ thuật Tết năm nay.
Thay vào đó, “thành phố có văn bản giao cho quận Ninh Kiều làm vườn hoa quy mô nhỏ, không làm đường hoa do kinh phí tới 6 tỉ, khó vận động”, ông Hiện nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết theo kế hoạch, đường hoa nghệ thuật dự kiến thực hiện tại đường Sông Hậu, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, với kinh phí khoảng 6,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, năm nay tình hình kinh tế khó khăn, khó vận động doanh nghiệp tài trợ để có thể làm đường hoa.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Ánh - phó chủ tịch UBND quận Ninh Kiều - cho biết năm nay thành phố giao cho quận thực hiện vườn hoa nghệ thuật phục vụ nhân dân dịp Tết. Kinh phí khoảng 2 tỉ đồng, cũng thực hiện theo hình thức xã hội hóa, nhưng quận vận động không nổi, đang xin thành phố hỗ trợ.
“Quận đang lo kinh phí Tết cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, bảo trợ xã hội và công tác tuyển quân nên không vận động nổi kinh phí làm vườn hoa”, ông Ánh giải thích.
“Cô đào hát” đoạt giải Văn học nghệ thuật xuất sắc của Mai Vàng 2023
Sáng 11-1, ban tổ chức giải Mai Vàng 2023 trao giải thưởng Văn học nghệ thuật xuất sắc cho ba tác phẩm.
Ban tổ chức cho biết do thời lượng chương trình lễ trao giải trực tiếp vào ngày 18-1 giới hạn nên quyết định tổ chức sớm một số hạng mục.
Giải thưởng Văn học nghệ thuật xuất sắc được trao từ năm 2021. Năm nay ban tổ chức trao ba giải thưởng này.
Đó là tuyển tập kịch bản Cô đào hát của nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc, được dàn dựng thành vở diễn trên sân khấu kịch, cải lương.
Hiện nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc ở Mỹ nên không có mặt nhận giải thưởng này. Nhà văn Bích Ngân - chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM - thay mặt nhận giải thay.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Phụng thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM nhận giải với bộ ảnh Những cây cầu trong lòng thành phố. Ông cũng không có mặt nhận giải này do đang công tác xa. Vợ và con ông nhận giải thay.
Người thứ ba nhận giải Văn học nghệ thuật xuất sắc là họa sĩ Phùng Quảng Đông. Ông nhận giải này với tác phẩm Rừng 2, gồm 3 bức tranh.
Theo Thời báo VTV, ban tổ chức chương trình Gặp nhau cuối năm hay Táo quân vừa xác nhận chương trình vẫn diễn ra trong năm nay.
Nhà đài cho biết năm ngoái, Gặp nhau cuối năm - Táo quân đã kỷ niệm hành trình 20 năm của mình với nhiều dấu ấn. Còn năm nay, khán giả vẫn mong đợi chương trình cùng dàn nghệ sĩ quen thuộc sẽ trở lại vào đêm 30 Tết.
"Năm nay, cũng như mọi năm, vào thời điểm này, ê kíp Gặp nhau cuối năm đang vào giai đoạn tập luyện để chuẩn bị cho một cuộc gặp gỡ thật sự tưng bừng với khán giả", VTV cho biết.
Và vẫn như mọi năm, dàn diễn viên vẫn vừa áp lực, vừa háo hức cho phần thể hiện của mình.
Đối với ê kíp, tất cả đều lấy khán giả làm động lực để cố gắng: "Năm nào chúng tôi cũng áp lực và với Táo quân, áp lực lớn nhất chính là sự mong đợi của khán giả, nhưng cũng chính sự mong đợi ấy là động lực để chúng tôi cố gắng mỗi năm".
Sáng 11-1, ông Nguyễn Đức Lộc, giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết tỉnh đã gửi tờ trình đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ nâng hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với làng cổ Phước Tích.
Nếu được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, tỉnh sẽ xây dựng thêm những đề án phát huy giá trị văn hóa của làng cổ Phước Tích, nhằm bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa đặc sắc ở nơi đây", ông Lộc nói.
Làng cổ Phước Tích nằm bên cạnh dòng sông Ô Lâu hiền hòa, sát với ranh giới của tỉnh Quảng Trị và từng nổi danh với nghề làm gốm truyền thống.
Đây là ngôi làng thứ hai của Việt Nam được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 2009, sau làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội.
Tại đây không gian làng quê đậm chất Bắc Trung Bộ vẫn còn được lưu giữ các giá trị truyền thống một cách nguyên vẹn.
Với những lợi thế về quần thể nhà rường cổ, hệ thống di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ, di tích văn hóa Chăm Pa..., làng cổ Phước Tích ngày nay đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Vượn khổng lồ cao 3 mét xuất hiện khoảng 2 triệu đến 330.000 năm trước bị xóa sổ do biến đổi khí hậu
Gigantopithecus blacki (viết tắt: G. blacki) là tên của một giống vượn cổ đại. Chúng từng được xem là tổ tiên rất xa của loài người, và có những đặc điểm nổi bật như cao tới 3 mét, nặng 300kg. Loài linh trưởng này chủ yếu xuất hiện ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á từ khoảng 2 triệu đến 330.000 năm trước.
Dẫu vậy, câu chuyện về sự tuyệt chủng của loài G. blacki là một bí ẩn trong giới cổ sinh vật học, khi các nhà nghiên cứu không thể lý giải được tại sao một giống loài hùng mạnh như vậy lại có thể biến mất vào thời điểm mà hầu hết các loài linh trưởng khác đang thích nghi và sống sót.
Dựa trên những bằng chứng thu thập được từ 22 địa điểm hang động trải rộng trên một khu vực rộng lớn ở Quảng Tây, Trung Quốc, các nhà khoa học đến từ Đức, Nam Phi, Tây Ban Nha và Mỹ, đã giải được câu đó này khi cho rằng: Chính sự thay đổi của môi trường sống đã giết chết loài linh trưởng lớn nhất hành tinh.
"G. blacki trải qua giai đoạn thử thách khi môi trường sống trên cây thay đổi, và một cuộc đấu tranh để thích nghi đã định đoạt số phận của chúng", nhóm nghiên cứu kết luận.
Theo nghiên cứu, loài này từng phát triển mạnh trong các khu rừng rậm rạp với độ che phủ dày đặc, có khả năng tiếp cận nguồn nước quanh năm và hạn chế thay đổi chế độ ăn theo mùa.
Bảo Nam tổng hợp
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...
05:50 28/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Thái Lan trợ giá khuyến khích người dân đi du lịch trong nước; Xếp hạng tín nhiệm của Đại học Harvard vẫn vững trước áp lực từ chính quyền; Giới siêu giàu Thụy Sỹ dậy sóng vì đề xuất thuế thừa kế 50%; Hàn Quốc: Không giới hạn độ dài khi khai sinh tên trẻ .
05:56 27/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hàng loạt nhóm trên Facebook bất ngờ bị đình chỉ hoạt động; Bảng xếp hạng Giải bóng chuyền nam AVC Nations Cup 2025: Việt Nam xếp trên Thái Lan; Báo cáo vắc xin của CDC Mỹ trích dẫn nghiên cứu không có thật; Máy tính lượng tử đầu tiên phóng vào vũ trụ.
05:49 27/06/2025
Những quyển sách không chỉ giúp độc giả hiểu về giá trị của văn hóa gia đình Việt, mà còn mang đến những câu chuyện cảm động, sâu sắc về tình cảm gia đình, để mỗi người thêm trân quý, giữ gìn, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, để vun vén cho gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc, phát triển...
05:59 26/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao vào năm 2031; Thể Công - Viettel chiêu mộ 'sát thủ' Lucao trước mùa giải mới; Hàn Quốc triệt phá đường dây làm giả mỹ phẩm cao cấp, tổng trị giá hơn 151 tỉ đồng; Thái Lan chặn du khách vào Campuchia.
06:05 25/06/2025
Thời gian gần đây, loạt dự án phim dã sử được công bố và thực hiện rầm rộ đã thổi luồng gió mới cho điện ảnh Việt, mang đến niềm tin và kỳ vọng của khán giả.
05:55 25/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sách lịch sử Việt Nam bán hơn 200.000 bản; Nha Trang là điểm đến thích nhất thế giới của du khách Hàn Quốc; Ra mắt không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian; Bộ phim làm thay đổi điện ảnh thế giới.
05:52 24/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Từ 1/7, ai được miễn đóng BHXH bắt buộc?; Biểu diễn dù lượn trên bầu trời Nha Trang suốt hè 2025; Út Lan: Oán linh giữ của dẫn đầu phòng vé; Rải hạt mịn vào không khí để tiêu diệt bão.
13:17 23/06/2025
Năm năm qua, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của tỉnh có nhiều chuyển biến, đi vào chiều sâu, chất lượng, góp phần đưa chủ trương, chính sách đến với người dân một cách nhẹ nhàng, có sức lan tỏa sâu rộng.
08:32 23/06/2025
(HG) - Cuối tuần qua, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang tổ chức bấm máy dự án phim truyền hình “Hậu Giang thương nhớ”. Tham dự có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan và đoàn làm phim.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...