Báo Hậu Giang điểm tin sáng 3 – 8
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Di tích Hải Vân Quan mở cửa tham quan miễn phí sau trùng tu; Người bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh phải đi ra Huế, Hà Nội, thậm chí nước ngoài chụp PET/CT; Làn sóng lừa đảo “ăn theo” sự cố màng hình xanh; 2/3 số nhà tài trợ cho Olympics Paris 2024 đến từ các công ty đa quốc gia.
Nghỉ 4 ngày liên tiếp dịp Lễ Quốc khánh 2-9 năm nay
Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ Lễ Quốc khánh từ ngày 31-8-2024 đến hết ngày 3-9-2024, tức nghỉ từ thứ bảy đến hết thứ ba tuần kế tiếp.
Trong đó có hai ngày nghỉ hằng tuần (thứ bảy, chủ nhật) và hai ngày nghỉ lễ (ngày 2-9 rơi vào thứ hai và một ngày nghỉ kế tiếp).
Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có thể bố trí lịch nghỉ cố định thứ hai (ngày 2-9-2024) và lựa chọn thêm ngày chủ nhật (ngày 1-9-2024) hoặc thứ ba (ngày 3-9-2024) tùy thực tế.
Lao động người nước ngoài được hưởng thêm 1 ngày nghỉ Tết cổ truyền dân tộc và ngày Quốc khánh của nước mình bên cạnh các ngày nghỉ lễ nêu trên.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lưu ý người sử dụng lao động thông báo phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
Di tích Hải Vân Quan mở cửa tham quan miễn phí sau trùng tu
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, giữa địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Công trình gần 200 năm tuổi, được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, hai địa phương phối hợp trùng tu, phục hồi từ ngày 19/12/2021.
Di tích Hải Vân Quan sau trùng tu đã được mở cửa để người dân, du khách tham quan miễn phí. Rất đông du khách trong và ngoài nước đã lên đỉnh Hải Vân từ sớm, chờ đợi vào tham quan.
Hải Vân Quan được xây dựng ở độ cao 490 m so với mực nước biển, vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Đây là công trình cửa ngõ trên con đường thiên lý Bắc Nam để kiểm soát tàu bè ra vào vịnh Đà Nẵng và là cụm phòng thủ quân sự quan trọng với hệ thống thành lũy, pháo đài thần công, được mệnh danh là "yết hầu" của kinh đô Huế. Giữa cổng chính dòng chữ Hải Vân Quan khắc bằng Hán tự trên đá. Tường bao quanh cũng được xây bằng đá.
Từ năm 1945 đến 1975, nhiều hạng mục công trình quân sự được xây dựng thêm ở Hải Vân quan để quân lính trấn giữ con đường huyết mạch bắc nam. Trên đỉnh của hai cổng Hải Vân Quan và "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" được xây thêm những hệ thống pháo đài công sự để quan sát và đặt súng ống, xung quanh có nhiều lô cốt. Sau trùng tu, các pháo đài công sự trên đỉnh hai cổng đã được hạ giải, còn lại 5 lô cốt được tu bổ, chống xuống cấp để giữ lại dấu tích lịch sử.
Người bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh phải ra Huế, Hà Nội, thậm chí nước ngoài chụp PET/CT
Đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) thông tin tại họp báo mới đây: "Người bệnh phải chờ đợi hoặc đi ra Huế, Hà Nội, thậm chí nước ngoài chụp PET/CT làm tăng chi phí, tốn thời gian và ảnh hưởng chất lượng điều trị"i.
Lý do là thiếu dược chất phóng xạ khiến các máy đều hoạt động cầm chừng. Các dược chất phóng xạ như Technitium-99m, 18F-FDG..., được dùng rộng rãi trong chẩn đoán, xác định giai đoạn bệnh ung thư cũng như giúp phát hiện sớm, theo dõi bệnh lý tái phát. Tại TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Quân y 175, Ung Bướu có trang bị máy PET/CT sử dụng 18F-FDG để chẩn đoán ung thư và một số bệnh lý khác. Song việc
Ở Việt Nam có ba cơ sản xuất dược chất phóng xạ 18F-FDG được cấp giấy đăng ký lưu hành, trong đó có hai nhà máy ở Hà Nội và nhà máy còn lại ở TP HCM là chi nhánh Công ty cổ phần Y học Rạng Đông.
Đặc điểm của 18F-FDG là có tuổi thọ ngắn, chỉ dưới 12 giờ và thời gian bán hủy ngắn trong khoảng 110 phút, nên việc sử dụng phải được tiến hành ngay sau khi sản xuất. Việc vận chuyển thuốc từ các địa phương khác về thành phố để sử dụng là không khả thi.
Tình trạng thiếu thuốc phóng xạ trong chẩn đoán, điều trị ung thư nhiều lần xảy ra trên địa bàn TP HCM. Năm 2022, các máy chụp PET/CT tại các Bệnh viện Nhân dân 115, Quân y 175, Ung bướu dừng hoạt động. Năm 2019, nhiều bệnh nhân ở TP HCM từng phải ra Hà Nội, Đà Nẵng chụp PET/CT vì lò thuốc phóng xạ đặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy bị hỏng, phải gửi sang Mỹ sửa chữa.
Làn sóng lừa đảo “ăn theo” sự cố màng hình xanh
Sự cố sập dịch vụ lưu trữ đám mây của "gã khổng lồ" Microsoft hôm 19/7 khiến hoạt động của nhiều cơ quan, doanh nghiệp bị gián đoạn, đặc biệt tại các sân bay và bệnh viện. Gần 2 tuần sau vụ việc, làn sóng lừa đảo “ăn theo” vẫn chưa dừng lại.
Các chuyên gia đã xác định nguyên nhân gây ra sự cố là do lỗi phần mềm Crowd Strike Falcon và để khắc phục, chỉ cần gỡ bỏ file gây lỗi. Tuy nhiên, việc này phải thực hiện thủ công trên từng máy, khiến việc khôi phục mất nhiều thời gian hơn. “Ăn theo” sự cố, nhiều kẻ lừa đảo đã mạo danh các công ty uy tín, gọi điện cho nạn nhân đề nghị được khắc phục sự cố, sau đó chiếm quyền kiểm soát máy tính và khai thác thông tin nhạy cảm.
Các cơ quan an ninh mạng và chống lừa đảo của nhiều nước, trong đó có Mỹ, Anh và Australia đã đồng loạt cảnh báo người dân cảnh giác với các vụ lừa đảo trong thời gian này.
2/3 số nhà tài trợ cho Olympics Paris 2024 đến từ các công ty đa quốc gia
LVMH, cha đẻ của một loạt các thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuitton, Moet Hennesy, Dior… là nhà tài trợ lớn nhất cho Olympic 2024, đóng góp 166 triệu USD, trong tổng số dự kiến 1,3 tỷ USD tài trợ từ các nguồn. Tập đoàn xa xỉ này đã đảm bảo khả năng hiện diện ở khắp mọi nơi từ những chiếc huy chương, trang phục cho đội tuyển Pháp, cho đến quần áo dành cho tình nguyện viên tại Olympic.
Nghiên cứu của SponsorUnited cho biết 86% nhà tài trợ trong Thế vận hội Tokyo chủ yếu là từ các thương hiệu nội địa, với một phần tư trong số đó đến từ ngành công nghệ. Ngược lại, 2/3 số nhà tài trợ cho Olympics Paris 2024 đến từ các công ty đa quốc gia, trong đó ngành tài chính và may mặc đóng vai trò chủ đạo. Không chỉ dừng lại ở năm nay, 1/3 các mối quan hệ đối tác "chiến lược" sẽ tiếp tục hợp tác, tham gia các Thế vận hội sắp tới.
Đáng chú ý, gã khổng lồ ngành sữa Mengniu của Trung Quốc đã ký hợp đồng tài trợ dài hạn với Thế vận hội, có hiệu lực từ năm 2021 đến năm 2032. Các doanh nghiệp lớn khác của Trung Quốc cũng muốn hợp tác với Thế vận hội bao gồm công ty công nghệ Alibaba, nhà bán lẻ quần áo thể thao Anta, nhà sản xuất xe điện BYD, hay công ty công nghệ Vivo… Những thương hiệu này đã nhận được sự chú ý lớn trên mạng xã hội Trung Quốc.
Bảo Nam tổng hợp
- Điểm tin sáng 13-9: Tổn thất lịch sử, số tiền bồi thường bảo hiểm ước tính sơ bộ hàng ngàn tỉ đồng
- Nhiều hoạt động hưởng ứng “Tết Quân - Dân” 2025
- Mức đóng và quyền lợi được hưởng BHYT học sinh, sinh viên thay đổi như thế nào trong năm học 2024-2025 ?
- Tham ô 1,2 tỉ đồng của công ty, lãnh án 20 năm tù
- Tuổi trẻ Hậu Giang phát động đóng góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO BÁO HẬU GIANG
- “Bác Hồ trong trái tim các dân tộc Việt Nam”
- Chúc tăng, ni, phật tử đón Đại lễ Phật đản an lành
- Huyện Vị Thủy: Xây dựng 41 tuyến đường đẹp
- Điểm tin sáng 17 – 5: Bốn người Việt Nam vào top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
- Gần 1.000 người cao tuổi được khám sức khoẻ, tầm soát bệnh phong - da liễu
- Trao quyết định quân hàm sĩ quan năm 2024
- Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Hậu Giang tham quan vườn măng cụt trăm tuổi
- Giận quá mất khôn…
- Từ ngày 1-7: VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính
- Vượt nắng, thắng mưa nối dài cao tốc
- Người thợ mộc khiếm khuyết không đầu hàng số phận
- Vùng mặn đổi đời
- Hân hoan mừng khai giảng !
- Quan tâm tạo cảnh quan môi trường
- Trị “căn bệnh” mua bán lấn chiếm
- Bí thư Tỉnh ủy thăm hỏi, động viên, tặng quà cho kỹ sư, công nhân thi công cao tốc
- Khẩn trương giúp dân khắc phục thiệt hại do lốc xoáy gây ra