Thứ Tư, ngày 13/12/2023 | 06:00
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Phong cách thanh lịch của Thiếu tướng, Giáo sư Bành Lệ Viên; 'Cô giáo Thắm không tay' nhận Giải thưởng Thanh niên sống đẹp; “2 ngày 1 đêm” được đề cử Giải thưởng truyền hình châu Á; Michelin Guide đề xuất phải thử bánh cuốn, hủ tiếu, bún chả, xôi và phở khi đến Việt Nam.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan gây bất ngờ với câu hỏi “Bạn ăn cơm chưa?” khi phát biểu Khai mạc Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023
Ảnh LÝ ANH LAM
Tối qua (12/12) đã long trọng diễn ra Lễ Khai mạc Festival quốc tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023, do Bộ NN&PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.
Đáng chú ý, Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan mở đầu bài phát biểu với câu hỏi khiến nhiều người bất ngờ: “Bạn ăn cơm chưa?”, để nói về văn hóa và giá trị hạt gạo Việt Nam cùng nhiều nội dung cảm xúc.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ đầy cảm xúc và kỳ vọng: “Tự bao giờ, cây lúa, hạt gạo, bữa cơm đã đi vào lời ăn, tiếng nói, hòa quyện vào đời sống văn hóa, tinh thần trên đất nước mang hình chữ S có nền văn minh lúa nước, như biểu tượng của sự quan tâm, chia sẻ, gắn kết gia đình, bạn bè gần xa.
Đất Mẹ hào sảng hòa với tâm sức của con người, gieo trồng mầm xanh, tạo nên mùa vàng bội thu. Có câu nói vui với nhau: “Thương hiệu là cái hiệu mà người ta thương!”. Tôi có niềm tin vững chắc rằng, tình cảm dành cho lúa gạo Việt Nam đến từ định vị thương hiệu:
- Vì người trồng lúa.
- Vì người tiêu dùng.
- Vì môi trường xanh.
“Hạt gạo Việt Nam – Hạt gạo tình thân” luôn là khẩu phần thân thuộc trong từng bữa cơm, từng bữa ăn ngon lành, vui vẻ của người người, nhà nhà khắp mọi nơi trên thế giới”...
Những tiết mục văn nghệ của chương trình khai mạc đi theo một đường dây xuyên suốt, tôn vinh giá trị ngàn năm của lúa gạo Việt, lúa gạo đã là văn hóa, theo suốt hành trình lịch sử của dân tộc, từ xa xưa đến những năm chiến tranh ác liệt, hình ảnh gợi bao ký ức miền Bắc sản xuất chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Đưa khán giả đi từ hành trình này đến câu chuyện khác, đầy đặc biệt, đầy cảm xúc. Hiểu thêm về cuộc đời của Giáo sư Lương Định Của được xem như “Cha đẻ” nhiều giống lúa quý, cùng với cộng sự đã tạo nên cuộc cách mạng trên đồng ruộng; những câu chuyện “đánh thắng giặc rầy nâu” của GS Võ Tòng Xuân; Những nông dân với sáng tạo không ngờ...
Những sáng tác mới và những bài hát được phối mới diễn tại chương trình, hòa quyện giai điệu hai miền Nam – Bắc: Khai hội Khát vọng hùng cường, với màn đánh trống hội và múa rồng hoành tráng, cùng dàn hợp xướng; hoạt cảnh Giọt mồ hôi; hoạt cảnh Hạt gạo gồng gánh; ca cảnh Hạt gạo làng ta phối mới, kết hợp rap đầy mới mẻ; Tình yêu của đất và nước; Hương lúa miền Nam; Đàn sáo Hậu Giang; Hát về cây lúa hôm nay; Múa tương tác Maping 3D, Mashup Quê hương Việt Nam...
Với sự trình bày của ca sĩ Cẩm Ly, Trọng Tấn, Hương Giang, Minh Ngọc, Thanh Nhường, Chuông vàng vọng cổ 2023 Như Ý, Trịnh Núi... Sân khấu là hình ảnh cách điệu của những hạt lúa vàng, là hạt ngọc đem lại no ấm cho biết bao thế hệ, với màn dẫn dắt song ngữ của MC Đức Bảo và Kỳ Hương.
Bà Bành Lệ Viên (áo trắng) thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ngày 12-12. Ảnh TTXVN
Đây là lần thứ 2, Phu nhân Bành Lệ Viên tới Việt Nam trong vai trò Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sau chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viên vào tháng 11.2015.
Giáo sư Bành Lệ Viên sinh năm 1962, là Thiếu tướng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Giám đốc Học viện Nghệ thuật Quân đội, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Giáo sư Bành Lệ Viên là ca sĩ giọng nữ cao nổi tiếng của Trung Quốc, là đại diện tiêu biểu và là thạc sĩ đầu tiên của dòng thanh nhạc dân gian đương đại Trung Quốc. Giáo sư Bành Lệ Viên là Đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về phòng chống bệnh lao và HIV/AIDS, Đại sứ đặc biệt của UNESCO về giáo dục phụ nữ và trẻ em gái.
Với vai trò Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, trong những lần xuất hiện trước công chúng, Giáo sư Bành Lệ Viên đều gây chú ý với gu thời trang thanh lịch, sang trọng.
'Cô giáo Thắm không tay' nhận giải thưởng Thanh niên sống đẹp
Ảnh Lâm Hải
Chiều 12-12 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ trao giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" năm 2023.
Trong số 20 thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng năm nay, gây xúc động là câu chuyện về nghị lực sống phi thường, vượt lên số phận để sống có ích cho cộng đồng như trường hợp của "cô giáo không tay" Lê Thị Thắm (trú xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Năm 2023, cô Thắm được tuyển dụng đặc cách làm giáo viên dạy tiếng Anh tại quê nhà.
Cô là chị cả, em trai năm nay 19 tuổi. Dù 24 tuổi nhưng Thắm chỉ cao 1m4, nặng chưa đầy 30kg. Mọi người vẫn hay gọi cô với nickname quen thuộc là “chim cánh cụt”. Ngày Thắm lọt lòng, người thân phát hiện cô bé sinh ra không có đôi tay như những đứa trẻ khác. Bằng nghị lực, cô đến trường và viết bằng chân, cô tốt nghiệp ngành tiếng Anh, Trường Đại học Hồng Đức.
“2 ngày 1 đêm” được đề cử Giải thưởng truyền hình châu Á
Ảnh BTC
Đây là lần thứ hai Chương trình 2 ngày 1 đêm được đề cử.
2 ngày 1 đêm là chương trình truyền hình thực tế khám phá các vùng miền Tổ quốc, hình ảnh Việt Nam được quảng bá ra thế giới.
2 ngày 1 đêm là chương trình thu hút khán giả. Nhiều tập phát sóng mùa 2 đứng đầu lượt xem nhiều nhất trên YouTube. Tuy nhiên, gần đây khán giả khá bức xúc khi chương trình chèn quảng cáo nhiều và kém duyên, các trò chơi cũng bớt hấp dẫn.
Giải thưởng truyền hình châu Á - Asian Television Awards là giải thưởng thường niên do Tạp chí Truyền hình châu Á tổ chức nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân trên màn ảnh nhỏ châu Á với các tác phẩm truyền hình xuất sắc ở hơn 50 hạng mục giải thưởng.
Gala trao giải diễn ra vào ngày 12 và 13-1-2024 tại Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM).
Michelin Guide đề xuất phải thử bánh cuốn, hủ tiếu, bún chả, xôi và phở khi đến Việt Nam
Hủ tíu khô món ăn đầy hấp dẫn của Nam bộ.
Website cẩm nang Michelin đã đăng tải bài viết giới thiệu 5 món ăn nhất định phải thử khi đến Việt Nam. Những cái tên được nhắc đến lần lượt là bánh cuốn, hủ tiếu, bún chả, xôi và phở.
"Dù bạn là người mới đến Việt Nam hay đã quen với ẩm thực Việt Nam, bạn sẽ ngạc nhiên trước những khía cạnh văn hóa đa dạng được phản ánh trong ẩm thực nơi đây.
Với lịch sử phong phú và vô số quán ăn hấp dẫn ở Hà Nội và TP.HCM, Michelin đã lựa chọn cẩn thận 5 món ăn đáng chú ý mà bạn chắc chắn nên thử" - trích lời giới thiệu của Michelin Guide.
Món ăn Việt Nam đầu tiên được Michelin giới thiệu là bánh cuốn. Theo Michelin, có hai loại bánh cuốn, loại phổ biến hơn có nhân thịt lợn băm và mộc nhĩ đen, phiên bản còn lại là bánh cuốn trứng. Trong quá trình làm bánh, thực khách có thể quan sát các công đoạn chế biến ngay trước mắt.
Xôi được giới thiệu là món ăn nhẹ của người Việt Nam, thường dùng vào buổi sáng hoặc trưa. Website cẩm nang Michelin giới thiệu đến độc giả món ăn tại quán xôi Bát ở TP.HCM. Michelin nhận xét: "Cơ sở này được điều hành bởi một đội ngũ trẻ trung, cung cấp không gian ăn uống ấm cúng và thư giãn. Đó là một nơi tuyệt vời để ăn sáng và ăn trưa".
Hủ tiếu là món ăn thứ ba được Michelin giới thiệu. Đây là món ăn nổi tiếng, giống với bún Phnom Penh, được du nhập vào miền Nam Việt Nam từ những năm 1970.
"Quán bún chả nằm trong khu phố cổ được nhiều du khách ưa chuộng. Thực đơn ở đây bao gồm nhiều sự kết hợp, phổ biến nhất là bún chả ăn với thịt lợn nướng, nem rán. Món ngon không thể cưỡng lại khi được thưởng thức cùng với nước mắm chua ngọt, ăn kèm với các loại rau thơm" - trích bài viết giới thiệu của Michelin.
Món ăn kết lại bài giới thiệu là phở. Michelin viết: "Rời Việt Nam mà không thưởng thức vài bát phở là điều không tưởng. Cả phở bò và phở gà không chỉ được tôn vinh trên toàn cầu mà còn là món ăn gần như thiết yếu của người dân địa phương. Hãy nhớ thêm một ít rau thơm vào nước xúp đang nóng".
Michelin được xem là “Đánh giá quan trọng nhất” đối với ẩm thực trong mắt du khách quốc tế, những quán ăn, món ăn được Michelin gắn sao hay giới thiệu luôn đông đúc sau đó.
Bảo Nam tổng hợp từ Tuổi trẻ, VTV, VOV
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...
05:50 28/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Thái Lan trợ giá khuyến khích người dân đi du lịch trong nước; Xếp hạng tín nhiệm của Đại học Harvard vẫn vững trước áp lực từ chính quyền; Giới siêu giàu Thụy Sỹ dậy sóng vì đề xuất thuế thừa kế 50%; Hàn Quốc: Không giới hạn độ dài khi khai sinh tên trẻ .
05:56 27/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hàng loạt nhóm trên Facebook bất ngờ bị đình chỉ hoạt động; Bảng xếp hạng Giải bóng chuyền nam AVC Nations Cup 2025: Việt Nam xếp trên Thái Lan; Báo cáo vắc xin của CDC Mỹ trích dẫn nghiên cứu không có thật; Máy tính lượng tử đầu tiên phóng vào vũ trụ.
05:49 27/06/2025
Những quyển sách không chỉ giúp độc giả hiểu về giá trị của văn hóa gia đình Việt, mà còn mang đến những câu chuyện cảm động, sâu sắc về tình cảm gia đình, để mỗi người thêm trân quý, giữ gìn, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, để vun vén cho gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc, phát triển...
05:59 26/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao vào năm 2031; Thể Công - Viettel chiêu mộ 'sát thủ' Lucao trước mùa giải mới; Hàn Quốc triệt phá đường dây làm giả mỹ phẩm cao cấp, tổng trị giá hơn 151 tỉ đồng; Thái Lan chặn du khách vào Campuchia.
06:05 25/06/2025
Thời gian gần đây, loạt dự án phim dã sử được công bố và thực hiện rầm rộ đã thổi luồng gió mới cho điện ảnh Việt, mang đến niềm tin và kỳ vọng của khán giả.
05:55 25/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sách lịch sử Việt Nam bán hơn 200.000 bản; Nha Trang là điểm đến thích nhất thế giới của du khách Hàn Quốc; Ra mắt không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian; Bộ phim làm thay đổi điện ảnh thế giới.
05:52 24/06/2025
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Từ 1/7, ai được miễn đóng BHXH bắt buộc?; Biểu diễn dù lượn trên bầu trời Nha Trang suốt hè 2025; Út Lan: Oán linh giữ của dẫn đầu phòng vé; Rải hạt mịn vào không khí để tiêu diệt bão.
13:17 23/06/2025
Năm năm qua, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của tỉnh có nhiều chuyển biến, đi vào chiều sâu, chất lượng, góp phần đưa chủ trương, chính sách đến với người dân một cách nhẹ nhàng, có sức lan tỏa sâu rộng.
08:32 23/06/2025
(HG) - Cuối tuần qua, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang tổ chức bấm máy dự án phim truyền hình “Hậu Giang thương nhớ”. Tham dự có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan và đoàn làm phim.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...