Vị Thanh: Hình thành và phát triển

Các thành phần dân tộc vùng đất Vị Thanh

Thứ Năm, ngày 23/12/2021 | 18:05

Vùng đất Vị Thanh - Hỏa Lựu với gần 300 năm lịch sử đã tồn tại một cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng sống chan hòa, đoàn kết, gắn bó, qua những thời cuộc, thăng trầm của lịch sử.

Sinh hoạt tại chùa PôThyRăngSây, ở khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh.

Các thành phần dân tộc

Sách sử xưa ghi nhận: Đầu tiên Mạc Cửu tới lập nghiệp ở đất Mang Khảm (tức xứ Hà Tiên) - người Việt cùng hội tụ với người ngoại quốc như Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Mã Lay) mở sòng bạc. Sau đó, Mạc Cửu chiêu mộ dân tứ xứ, lập 7 xã, thôn trong vùng vịnh Xiêm La tức phần đất phía bờ Tây sông Hậu, đến chót mũi Cà Mau. Kế đến Mạc Thiên Tứ (con của Mạc Cửu) lập đạo Kiên Giang, rồi huyện Kiên Giang tại khu vực ven biển, nhất là phía hai bờ sông Cái Lớn, Cái Bé… Những người Việt, người Hoa, người Cao Miên từ Hà Tiên dần dần di cư đến đây, hợp cùng số dân cư tại chỗ tiến hành khẩn hoang mở đất.

Sách “Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Tỉnh Hà Tiên” (Nguyễn Đình Đầu), ghi nhận khá rõ về trường hợp di dân nêu trên. Lúc đầu người Việt quần tụ nhau, sống trong thôn, xóm, ven bờ sông. Nơi đây đất cao ráo, dễ cất nhà ở. Dần dần, họ mới tiến sâu vô khai thác các cánh rừng tràm ngập nước.

Người Cao Miên chủ yếu định cư quanh vùng Gò Quao, một số qua sông Cái Lớn lập nghiệp, tại những khu đất gò làng Hỏa Lựu. Họ thường sống tập trung tại phum, sóc quanh chùa Phật Nam Tông.

Trong khi đó, người Hoa hay định cư tại vùng đất xốp, phần nhiều để làm rẫy. Về sau, một bộ phận tách ra lập chợ, làm nghề mua bán tại chỗ hoặc thương hồ (bán hàng đường sông trên ghe hàng).

Một cách định cư khác: Tại nhiều xóm, ấp hay chợ, phố có cả người Việt, người Cao Miên và người Hoa sống chung. Họ thường hỗ trợ nhau, trao đổi hàng hóa, sức lao động thời vụ (cấy, gặt, đào đất).

Buổi đầu, việc sống chung chỉ ở một số gia đình. Về sau, do tình trạng kết hôn, hoặc do yếu tố phối hợp làm kinh tế nên mật độ cộng cư của 3 dân tộc ngày càng dày hơn.

Về dân số

Từ thời Mạc Cửu lập 7 xã. Đến sang thời kỳ lập trấn Hà Tiên, đạo Kiên Giang, rồi huyện Kiên Giang dưới triều Nguyễn, không có tài liệu nào ghi chép dân số của các đơn vị hành chính thuộc trấn. Nhưng theo “Địa bạ triều Nguyễn”, năm 1835, trấn Hà Tiên có 1.841 dân đinh, tức nam giới từ 18-55 tuổi. Như vậy, tổng số dân cư khoảng 7.405 người.

Khi thực dân Pháp chiếm Kiên Giang - Rạch Giá, dần dần số dân của 3 dân tộc tỉnh Rạch Giá và các tổng mới được ghi nhận, cụ thể:

Năm 1868: Hạt tham biên Rạch Giá mới chỉ tổng hợp được số liệu đầu tiên, với 15.184 người Hoa, người Minh Hương. Đến năm 1910, toàn tỉnh Rạch Giá có 51.206 người Việt, 1.870 người Hoa, 4.810 người Minh Hương và 31.974 người Cao Miên. Năm 1943, dân số toàn tỉnh Rạch Giá là 381.000 người. Qua tình hình phân bố dân cư cho thấy, thành phần người Việt luôn chiếm số lượng lớn, gấp nhiều lần so với người Cao Miên, người Hoa.

Về cấp tổng, đến năm 1910 ta mới có thống kê dân số các tổng thuộc tỉnh Rạch Giá. Trong đó, Tổng An Ninh (có 5 xã, bao gồm các xã Hỏa Lựu, Vị Thủy, Vị Thanh), số dân đinh 1.230 người, trong tổng số dân. Như vậy, nếu chia bình quân mỗi xã chỉ đạt 246 dân đinh, khoảng 1.330 người. Thời kháng Pháp, không lưu lại tài liệu về dân số Vị Thanh.

Thời chính quyền Việt Nam cộng hòa, diễn biến tình hình dân số đầy đủ hơn, nhất là giai đoạn từ khi thành lập tỉnh Chương Thiện trở về sau, với tiến trình xây dựng đô thị quân sự. Đáng kể là dòng người nông dân tản cư về thành lánh bom đạn, tìm sinh kế khác. Trong giai đoạn 1961-1971, dân số tỉnh Chương Thiện là khoảng 245.576 đến 248.731 người; dân số của quận Đức Long là 70.256 đến 94.377 người; xã Vị Thanh là 22.000 đến 24.477 người; xã Hỏa Lựu là 6.000 đến 7.083 người.

Sau ngày hòa bình, thống nhất, tình hình phân bố dân cư tiếp tục có sự thay đổi, xáo trộn do nhiều nguyên nhân như: Tái cơ cấu đơn vị hành chính, giảm dân đô thị, hoặc như trường hợp thị xã Vị Thanh xuống cấp, thành thị trấn Vị Thanh. Đồng thời, việc tiến hành cải tạo thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp… cũng ảnh hưởng sụt giảm dân số. Cụ thể, vào tháng 5-1975 dân số của thị xã Vị Thanh là 43.703 người; đến năm 1982 của thị trấn Vị Thanh là 24.000 người.

Diễn biến dân số qua các giai đoạn từ năm 1999-2019 cho thấy việc tái lập thị xã Vị Thanh và tiến trình đô thị hóa đã tác động gia tăng dân số. Năm 1999, đô thị Vị Thanh có 67.149 người. Sau 9 năm thành lập thành phố, Vị Thanh đạt số dân 73.322 người (tăng gần 10%).

Về cơ cấu dân số các thành phần dân tộc trên địa bàn, qua tra cứu tư liệu, được biết đến năm 1967, trong tổng số 70.256 người dân của quận Đức Long, có 3.696 người gốc Cao Miên và 1.233 người Việt gốc Hoa. Năm 1999, khi thị xã Vị Thanh tái lập tổng dân số là 67.149 người. Năm 2015, thành phố Vị Thanh có tổng dân số 75.017 người, trong đó, dân tộc Khmer 449 người và dân tộc Hoa 3.982 người…

Năm 1999, khi tái lập thị xã, mật độ dân số Vị Thanh là 588 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,6%. Năm 2019, thành phố Vị Thanh có tổng dân số 73.237 người, trong đó, dân tộc Khmer 4.508 người, dân tộc Hoa 4.085 người, mật độ dân số 616 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 7,11% (phường I có mật độ dân số cao nhất với 7.566 người/km2).

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Điểm tin sáng 2-11: Giá nhà ngày càng xa tầm với nhiều người...

05:51 02/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12-2024; Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024; 16 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024; Phát hiện tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin 100 năm sau ngày mất.

Điểm tin sáng 1-11: Khoảng 10-15% ca đột quỵ toàn cầu xảy ra ở người dưới 45 tuổi

05:57 01/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.

Báo Hậu Giang điểm tin sáng 31-10

05:58 31/10/2024

Mời Quý độc giả theo dõi các tin tức: Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam tại Mỹ; Gỏi cuốn Việt Nam được yêu thích ở Malaysia; Tiền Giang tổ chức lễ hội đón khách về làng cổ trăm tuổi; Hành trình tại Miss Universe 2024 của Hoa hậu Kỳ Duyên chính thức bắt đầu; Loài động vật nào có nguy cơ ung thư cao hơn những loài khác ?.

“Hội ngộ cùng HGTV”

15:11 30/10/2024

(HGO) - Trong hai ngày 30 và 31-10, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang tổ chức chương trình "Hội ngộ cùng HGTV" với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực, trải nghiệm...

Cung cấp kiến thức đa chiều trong truyền thông giảm nghèo

07:17 30/10/2024

Năm nay, thành phố Vị Thanh chủ động tổ chức triển khai sớm, mang lại hiệu quả thiết thực các hoạt động thuộc Tiểu dự án 1 Giảm nghèo về thông tin (thuộc Dự án 6 Truyền thông và giảm nghèo về thông tin) của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Điểm tin sáng 30-10: Khách quốc tế tìm kiếm thông tin về Việt Nam tăng mạnh

06:00 30/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa vào nền tảng dịch thuật; Vì sao Indonesia cấm iPhone 16 ?; Thành phố ô nhiễm nhất thế giới; Ong vò vẽ phương Đông có khả năng tiêu thụ rượu liên tục và ở nồng độ cao một cách vô hạn.

“Đi coi tuồng cải lương” thêm tự hào về nghệ thuật truyền thống...

09:09 29/10/2024

Lâu lắm rồi, những khán giả mộ điệu mới có dịp về Cần Thơ xem nhiều tuồng cải lương đến vậy.

Điểm tin sáng 29-10: Gia tăng lạm dụng tên miền quốc tế để lừa đảo

05:49 29/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 20 cá nhân đoạt Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam; Lần đầu ghi nhận một loài rết lớn tại Việt Nam; OpenAI sắp ra mắt mô hình mới, mạnh hơn GPT-4 100 lần; 32.000 người Nhật tử vong vì Covid trong hơn một năm qua.

Điểm tin sáng 28-10: “Hơn 40% lao động toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi AI vào năm 2030”

05:56 28/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Trùng tu đình cổ chạm khắc đẹp nhất cả nước; Game kinh dị Việt gây sốt toàn cầu; Lần đầu tiên Giải bóng bàn các đội mạnh quốc gia được tổ chức ở Đồng Nai; Sự trở lại của thời trang những năm 1970 kéo theo sự bùng nổ doanh số quần nhung.

Điểm tin sáng 27-10: Hàng trăm nghìn smartphone xách tay không dùng được 5G ở Việt Nam

05:54 27/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hoa hậu Ấn Độ diện thiết kế Việt khi đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế; Dùng YouTube Premium vẫn bị quảng cáo phiền; Giới trẻ Trung Quốc chi tiền mua  đồ chơi tuổi thơ; Indonesia khuyến khích người trẻ làm nông.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

15:08 02/11/2024

(HGO) - Chiều 2-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Một Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh nghỉ hưu

08:34 02/11/2024

(HGO) - Ngày 1-11, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, diễn ra Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ của UBND tỉnh.

Điểm tin sáng 2-11: Giá nhà ngày càng xa tầm với nhiều người...

05:51 02/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12-2024; Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024; 16 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024; Phát hiện tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin 100 năm sau ngày mất.

Phải tăng cường phân cấp, phân quyền trong đầu tư công

22:57 01/11/2024

​​​​​​​Thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cơ bản nhất trí sửa đổi đạo luật. Tuy nhiên, phải xem xét khả năng thực hiện của các đơn vị được phân cấp, phân quyền.