Để Di sản đờn ca tài tử trường tồn cùng đời sống

Thứ Ba, ngày 19/12/2023 | 11:34

Tỉnh Bạc Liêu tiên phong và đại diện cho cả vùng xây dựng hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2013. Trên hành trình để di sản này trường tồn cùng đời sống, có sự đóng góp, cố gắng, nỗ lực của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Nam bộ nói chung.

Bài 1: Những nghệ nhân đặc biệt

Những nghệ nhân đặc biệt này có những cụ đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng niềm đam mê với đơn ca tài tử luôn đong đầy, góp phần quan trọng để truyền lửa, truyền nghề, truyền cảm hứng cho người trẻ để giữ gìn bộ môn nghệ thuật đặc sắc này...

Nghệ nhân miệt vườn U90 tự ghi tay những bài bản tài tử để lưu truyền cho thế hệ mai sau

Nghệ nhân Đoàn Văn Tổng bên cuốn sách được chép tay quý giá của mình.

Vượt ngưỡng tuổi “xưa nay hiếm”, nghệ nhân Đoàn Văn Tổng, ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, vẫn miệt mài đi truyền nghề trên chiếc xe honda của mình. Ngọn lửa tài tử trong ông vẫn đầy ắp và ông muốn truyền lại cho thế hệ sau dù đã ở tuổi 85, với hơn 70 năm gắn bó nghiệp đờn ca.

Là nông dân, nhưng từ nhỏ, ông không có ước mơ sẽ tiếp nối đời nông dân như ba má, mà lại mê đờn ca. Niềm đam mê này đủ lớn để ông thuyết phục được gia đình cho đi học đờn. Người thầy đầu tiên của ông là nghệ nhân Tư Sang (ba của NSND Trọng Hữu). Đến bây giờ, khi nhắc lại, ông vẫn nhớ như in thời thiếu niên, mỗi lần thấy thầy ôm cây mandolin đánh từng nốt nhạc vui tươi là ông đứng ngồi không yên. Không chỉ học nhạc, mà người thầy này còn chia sẻ với ông những câu chuyện về đời nghệ sĩ, thắp cho ông niềm tin yêu là quyết tâm theo nghiệp là sẽ có thành tựu.

Vậy một hành trình cho mình đã được ông chuẩn bị từ đó.

Học được một thời gian, khi đã cảm nhận đủ sức để tìm hướng đi riêng, ông bắt đầu hành trình của mình ở các đoàn cải lương đi khắp các tỉnh miền Tây phục vụ.

Suốt 10 năm (1951-1961), bôn ba theo nhiều đoàn cải lương, từ đoàn Lúa Vàng, Ánh Sáng đến đoàn Ngân Điện - Ngọc Đính phục vụ bà con và cũng là để rèn ngón đờn cho ngày một điêu luyện.

Năm 1962, ông về địa phương làm công tác văn nghệ. Vài năm, chiến tranh ác liệt, nhưng ông vẫn miệt mài với niềm đam mê. Đám tiệc nhờ là có ông. Ai muốn học đờn, ca là ông sẵn lòng. Ông nói, mình biết mà cứ giữ cho mình thì buồn lắm, phí lắm. Chỉ cho người ta để tìm thêm những người bạn, mình sẽ học được những điều hay từ họ.

Lớn tuổi vậy, nhưng chưa có đợt tập huấn về đờn ca tài tử của tỉnh thiếu ông. Cả đời dành cho đờn ca tài tử, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, ông thấy mình thật hạnh phúc vì đến giờ vẫn còn đi được, đờn được và ước muốn truyền nghề cho đến cuối cuộc đời. Ông còn chuẩn bị gia tài lớn mình thu thập cả đời bằng việc viết lại những gì mình đã học. Đó là cách thức đờn, ca một bài tài tử thế nào cho đúng. Ông nói, có khi những nghệ nhân khác không chịu với cách đờn, cách ca của ông, nhưng đây là những kinh nghiệm được ông đúc kết trong suốt cuộc đời. “Chưa biết là có ai học không, nhưng tôi vẫn ghi chép đều đặn, sợ mai mốt mình quên hết thì uổng lắm”, ông cười hiền.

Các cuốn sách của ông như thế cứ dày lên cùng với số tuổi ngày càng cao…

Ông kể cái duyên kỳ lạ trong suốt cuộc đời theo tài tử của mình, đó là được gặp và học nghề từ nhiều nghệ nhân nổi tiếng. Trong đó có thầy Ba Tu, một danh cầm nổi tiếng với ngón đờn kìm rất độc đáo.

Khi dạy đờn, ca, ông nổi tiếng là người khó tính. Cũng phải, với ông, đã biết là phải biết cho tới để hát đúng, đờn đúng. Ai học ông mà nửa chừng bỏ đi chạy sô là ông buồn lắm. Ông muốn học trò của mình sẽ theo đến cùng và là những người tiếp tục giữ gìn và phát huy đờn ca tài tử. Muốn vậy phải học tới nơi tới chốn.

Hỏi ông về những người đờn, ca tài tử hiện nay trong tỉnh, ông nói giờ người đờn và ca cho đúng chất tài tử có, nhưng không nhiều. Người trẻ thích và quyết tâm theo tài tử lại càng hiếm hơn. Ông cũng thông cảm cho họ vì còn cuộc sống của họ, mà tài tử chỉ là thú tao nhã. Vì vậy, trong sức của mình, ông sẽ tiếp tục đi tìm người để truyền nghề, cho đến khi nào đi không nổi nữa mới thôi…

Người sáng tạo những cây đờn độc lạ nhất miền Tây

Nghệ nhân Chín Quý bên cây ngũ âm huyền.

Gần tuổi thất thập, nghệ nhân Lê Thanh Quý (Chín Quý), hiện ở phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, vẫn miệt mài sáng tạo những cây đàn độc, lạ, “không đụng hàng” và có lẽ chưa ai thấy bao giờ...

Khi hỏi vì sao ông lại có thể ráp những cây đàn chẳng “dính líu” gì với nhau tạo nên những cây đàn “nhiều thứ trong một”, ông trả lời tỉnh rụi: “Hồi đó, tôi theo đoàn hát, đàn nhiều nhạc cụ, thấy bất tiện nên trộm nghĩ lúc nào đó, mình sẽ làm ra một cây đàn thôi nhưng có thể gắn nhiều nhạc cụ, vừa tiện lợi, vừa tạo nên sắc thái mới cho nhạc cụ. Nhưng chỉ nghĩ thôi, chứ làm gì có thời gian mày mò, nghiên cứu, mà cũng chẳng có hình dung ra sẽ làm như thế nào…”.

Đi đâu, ông cũng nhìn xem vật dụng gì thuận tiện là mang về. Gọt gọt, đẽo đẽo, ráp lại âm thanh không hay, hình dáng không vừa ý, lại tháo ra sửa. Nhiều lần như vậy rồi cuối cùng cũng thành công, đã tiếp sức cho ông “gắn” nhiều loại nhạc cụ tạo thành một cây đàn độc đáo mà vẫn giữ được âm thanh riêng đặc trưng của từng loại đàn.

Những cây đàn “độc, lạ” lần lượt ra đời, được nhiều người tìm xem, mua, càng làm cho ông hưng phấn sáng tác không mệt mỏi. Những cây đàn với các tên gọi lạ như: “tứ tuyệt cầm” (kết hợp các loại đàn hạ uy di, sến, cò, guitare phím lõm thành một giá đờn), “tam huyền di” (ngẫu hứng từ cây tam thập lục và độc huyền cầm), “ngũ âm huyền” (phát triển từ cây độc huyền, kết hợp 5 đàn độc huyền trên một giá đờn) hay “kìm - cò”, “sến - cò”, “guitare phím lõm - sến - gáo”… Trong số các cây đàn này, ông ưng ý nhất là “tứ tuyệt cầm”. Bạn bè, khách gần xa tới, ông luôn mang cây đàn này ra gảy, tiếng đàn du dương, còn có cả tâm tình của người làm đàn, làm say đắm lòng người.

Ông sinh ra trong một gia đình nghèo ở Nha Trang, nhưng được tắm mình trong lời ru ngọt ngào của mẹ, tiếng đờn và giọng hát ngọt lịm của người cha nên đã ngấm vào ông một tình yêu nghệ thuật tự lúc nào. 13 tuổi, thấy ông quá yêu thích, cha ông cho đi học đàn của ông thầy ở trong làng. Như cá gặp nước, ông đã học rất nhanh và từ đó, “lần” ra nhiều loại đàn khác. Nắm chắc nhạc lý cơ bản đã giúp cho việc phát triển nhiều loại đàn ngày một đa dạng. Năm 17 tuổi, ông bắt đầu theo đoàn cải lương, sống cuộc đời lang bạt nhưng đầy trải nghiệm. Ông cũng học thêm nhiều loại đàn. Sẵn có chất giọng hay nên càng hỗ trợ cho việc tập luyện cho đoàn hát và cũng giúp ông có suy nghĩ sáng tạo… lạ lùng. Tình yêu của ông, bà cũng bắt đầu từ nghệ thuật, bởi bà cũng là một cô đào cải lương. Cũng vì mến giọng hát, yêu tiếng đàn mà tìm đến với nhau để xây dựng một gia đình nhỏ. Rồi cuộc sống ngày một khó khăn, đoàn hát không còn hưng thịnh, nên ông bà quyết định về Ngã Bảy để sống và nuôi dạy các con, bỏ cuộc đời lênh đênh của người nghệ sĩ. Thế nhưng cũng từ đó, lại mở ra cho ông một hướng mới, trở thành một nghệ nhân thực thụ.

Vợ ông, nghệ sĩ Trang Kim Tuyến (từng hát tại nhiều đoàn cải lương ở Sài Gòn khi xưa), luôn theo sát chăm chút cho ông và cũng để hát khi có người yêu cầu để đỡ nhớ nghề. Giọng hát ngọt lịm, cùng tiếng đàn chất chứa nhiều cảm xúc đã khiến cho những ai từng được nghe sẽ nhớ mãi...

Nghệ nhân Lê Thanh Quý thông thạo hơn 10 nhạc cụ: kìm, cò, sến, guitare phím lõm, bầu, violin, hạ uy di, tranh, sáo, kèn…; thông thạo các bài bản tài tử, cải lương và những điệu thức sân khấu cải lương khác như dân ca, cổ nhạc, hồ quảng.

Ông sáng chế ra nhiều loại đàn trên cùng một giá đờn: tam huyền di, tứ tuyệt cầm, ngũ âm huyền, kìm - cò, sến – cò...

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trong một chuyến về Hậu Giang được nghe nghệ nhân Chín Quý biểu diễn nhạc tài tử trên các cây đàn do ông sáng chế, đã nhận xét rằng một nghệ nhân như vậy quá hiếm hoi và hoàn toàn xứng đáng để được xét danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, nên đã đề nghị Hậu Giang nên đưa vào danh sách xét đặc cách...

Ông đờn, cháu hát, bà nghe…

Gia đình nghệ nhân Đặng Hồng Mau cùng niềm đam mê tài tử.

Gia đình có nhiều thế hệ chơi tài tử ở Hậu Giang vẫn còn nhiều, bởi những nghệ nhân đa phần được nuôi dưỡng tâm hồn từ những thế hệ trước đam mê tài tử. Thế nhưng, theo đuổi đến cùng như những gia đình tôi gặp thì rất ít...

Ngoài 70 tuổi, niềm vui của nghệ nhân Đặng Hồng Mau (xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A) bây giờ chính là được đi đờn, ca và dạy cho hai đứa cháu nội hát. Hơn 50 năm gắn bó với tài tử, ông nhận thấy mình đã sống trọn đam mê, làm hết trách nhiệm để môn nghệ thuật này được tiếp nối. Các con của ông, ai cũng hát được, nhưng vì cuộc sống, không tham gia nhiều. Vậy là ông tập trung dạy cho đứa cháu. Hạnh phúc nhất là các cháu của ông có chất giọng tốt, lại giống ông mê đờn ca.

Nghệ nhân Đặng Hồng Trúc, người từng mang về cho Hậu Giang huy chương ở các liên hoan đờn ca tài tử cấp khu vực, toàn quốc, đã được ông truyền cho ngọn lửa đam mê từ khi còn nhỏ. Có chất giọng, lại được sống trong không khí ngọt ngào qua tiếng đờn, lời ca nên Hồng Trúc đã thấm và say mê tài tử lúc nào không biết. Ông nói: “Cả đời tôi theo tài tử, giờ có thêm 2 đứa cháu nữa nên vui và hạnh phúc vô cùng”. Vậy là những giờ rảnh ông đờn, cháu hát, bà ngồi nghe, niềm hạnh phúc đơn sơ trong gia đình nhỏ ngập tràn tiếng cười và đã sống hết lòng cho một niềm đam mê…

Họ, những người khác nhau nhưng đều có cùng điểm chung là cả đời dành cho tài tử. Họ còn dốc sức truyền lại cho con, cháu mình, để góp phần giữ gìn và truyền ngọn lửa đam mê…

Đây là những điển hình trong số rất nhiều nghệ nhân vẫn ngày qua ngày bằng tài năng và trách nhiệm của mình đưa đờn ca tài tử đi sâu vào đời sống, luôn nặng lòng vì sự phát triển của loại hình nghệ thuật dân gian có hàng trăm năm tồn tại ở miền nam này.

HOÀNG NGUYÊN, THU THỦY

Viết bình luận mới

Xem thêm

Điểm tin sáng 1-11: Khoảng 10-15% ca đột quỵ toàn cầu xảy ra ở người dưới 45 tuổi

05:57 01/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.

Báo Hậu Giang điểm tin sáng 31-10

05:58 31/10/2024

Mời Quý độc giả theo dõi các tin tức: Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam tại Mỹ; Gỏi cuốn Việt Nam được yêu thích ở Malaysia; Tiền Giang tổ chức lễ hội đón khách về làng cổ trăm tuổi; Hành trình tại Miss Universe 2024 của Hoa hậu Kỳ Duyên chính thức bắt đầu; Loài động vật nào có nguy cơ ung thư cao hơn những loài khác ?.

“Hội ngộ cùng HGTV”

15:11 30/10/2024

(HGO) - Trong hai ngày 30 và 31-10, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang tổ chức chương trình "Hội ngộ cùng HGTV" với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực, trải nghiệm...

Cung cấp kiến thức đa chiều trong truyền thông giảm nghèo

07:17 30/10/2024

Năm nay, thành phố Vị Thanh chủ động tổ chức triển khai sớm, mang lại hiệu quả thiết thực các hoạt động thuộc Tiểu dự án 1 Giảm nghèo về thông tin (thuộc Dự án 6 Truyền thông và giảm nghèo về thông tin) của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Điểm tin sáng 30-10: Khách quốc tế tìm kiếm thông tin về Việt Nam tăng mạnh

06:00 30/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa vào nền tảng dịch thuật; Vì sao Indonesia cấm iPhone 16 ?; Thành phố ô nhiễm nhất thế giới; Ong vò vẽ phương Đông có khả năng tiêu thụ rượu liên tục và ở nồng độ cao một cách vô hạn.

“Đi coi tuồng cải lương” thêm tự hào về nghệ thuật truyền thống...

09:09 29/10/2024

Lâu lắm rồi, những khán giả mộ điệu mới có dịp về Cần Thơ xem nhiều tuồng cải lương đến vậy.

Điểm tin sáng 29-10: Gia tăng lạm dụng tên miền quốc tế để lừa đảo

05:49 29/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 20 cá nhân đoạt Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam; Lần đầu ghi nhận một loài rết lớn tại Việt Nam; OpenAI sắp ra mắt mô hình mới, mạnh hơn GPT-4 100 lần; 32.000 người Nhật tử vong vì Covid trong hơn một năm qua.

Điểm tin sáng 28-10: “Hơn 40% lao động toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi AI vào năm 2030”

05:56 28/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Trùng tu đình cổ chạm khắc đẹp nhất cả nước; Game kinh dị Việt gây sốt toàn cầu; Lần đầu tiên Giải bóng bàn các đội mạnh quốc gia được tổ chức ở Đồng Nai; Sự trở lại của thời trang những năm 1970 kéo theo sự bùng nổ doanh số quần nhung.

Điểm tin sáng 27-10: Hàng trăm nghìn smartphone xách tay không dùng được 5G ở Việt Nam

05:54 27/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hoa hậu Ấn Độ diện thiết kế Việt khi đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế; Dùng YouTube Premium vẫn bị quảng cáo phiền; Giới trẻ Trung Quốc chi tiền mua  đồ chơi tuổi thơ; Indonesia khuyến khích người trẻ làm nông.

Khai mạc Liên hoan Cải lương toàn quốc tại thành phố Cần Thơ

07:16 26/10/2024

(HGO) - Tối 25-10, tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ, Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 đã được khai mạc.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Mùa mưa năm 2024 trong tỉnh Hậu Giang kết thúc vào khoảng cuối tháng 11

17:04 01/11/2024

(HGO) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, từ ngày 1-30/11 trên biển Đông khả năng xuất hiện từ 1-2 vùng nhiễu động, vùng thấp và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), thời gian vào khoảng nửa đầu tháng 11. Vùng nhiễu động, vùng thấp gây giông, lốc, sét đánh và mưa lớn trong tỉnh.

Sớm giải quyết dứt điểm công tác bồi thường, cấp nền tái định cư

16:46 01/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 1-11, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã làm việc với Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh,

Tiếp tục nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

15:38 01/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 1-11, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV năm 2024, chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, với sự tham dự của 250 đại biểu đại diện hơn 33.450 đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Quan tâm đến quyền lợi của trẻ em không giấy tờ tùy thân trong khám, chữa bệnh

14:51 01/11/2024

Góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội (Đoàn ĐBQH Hậu Giang), trao đổi nhiều nội dung, mong muốn cơ quan chủ trì soạn thảo quan tâm.