Di sản Thế giới: Giữa "mê cung" danh hiệu

Thứ Ba, ngày 30/01/2018 | 17:30

Việc Hát xoan thoát khỏi tình trạng “cần bảo vệ khẩn cấp” là một điểm nhấn quan trọng trong hành trình tìm kiếm danh hiệu của các di sản Việt Nam.

Năm 2017 khép lại với việc Việt Nam sở hữu thêm hai danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ UNESCO (cho các hồ sơ Bài chòi Trung Bộ và Hát xoan Phú Thọ). Như vậy, tính từ dấu mốc 1993, khi Việt Nam lần đầu sở hữu danh xưng Di sản Thế giới, chúng ta đã có tổng cộng 24 hồ sơ được vinh danh trên mọi lĩnh vực.

24 năm - 26 danh hiệu

Năm 1991, ở thời điểm bắt đầu hội nhập với thế giới, Chính phủ Việt Nam đã cho phép xây dựng năm hồ sơ trình UNESCO công nhận danh hiệu Di sản Thế giới. Đó là các trường hợp của cố đô Huế, vịnh Hạ Long, khu di tích và danh thắng Hương Sơn, khu di tích Đinh -
Lê ở Hoa Lư (Ninh Bình) và rừng quốc gia Cúc Phương.

Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1993, trong kỳ họp tại Colombia, Tổng Giám đốc UNESCO khi đó - ông Federico Mayor Zaragoya, đã ký văn bản công nhận Quần thể Di tích Huế là Di sản Thế giới. Năm tiếp theo, đến lượt vịnh Hạ Long được nhận danh hiệu này. Ba hồ sơ còn lại không được thông qua, bởi không đáp ứng được những tiêu chí khắt khe từ UNESCO.

Thành công và cả những thất bại đầu tiên ấy, đã giúp dư luận Việt Nam biết đến một "đấu trường" quốc tế mới: danh hiệu Di sản Thế giới từ UNESCO. Ở đó, mỗi quốc gia vừa có cơ hội sở hữu những di sản được tôn vinh như tinh hoa của nhân loại, vừa phải "gánh" trách nhiệm bảo tồn nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế cho những "tài sản chung" này.

Phải chờ tới 5 năm sau đó, Việt Nam mới tiếp tục có cơ hội xuất hiện trên bản đồ Di sản Thế giới của UNESCO. Lần này, vào năm 1999, cùng một lúc, hai di sản của tỉnh Quảng Nam là Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An cùng được tổ chức uy tín này công nhận. Để rồi, bốn năm nữa (2003) là trường hợp Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Nhưng, bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm danh hiệu của các di sản Việt Nam diễn ra vào giữa những năm 2000, khi UNESCO đưa ra khái niệm danh hiệu mới: Di sản Văn hóa phi vật thể (từ 2005). Việc lập hồ sơ xin "ứng thí" ở hạng mục này, cũng như việc Việt Nam bắt đầu tiếp cận với danh hiệu Di sản Tư liệu Thế giới đã giúp chúng ta liên tục... tăng tốc trên bảng thành tích chung của mình.

Từ gần chục năm qua, dư luận đã bắt đầu quen với việc chúng ta đều đặn mỗi năm nhận về một hoặc hai danh hiệu cấp thế giới của UNESCO, thuộc hai hạng mục Di sản Văn hóa Phi vật thể hoặc Di sản Tư liệu. Cá biệt, năm 2016, chúng ta được công nhận liên tiếp tới ba danh hiệu, bao gồm Tín ngưỡng thờ Mẫu (Di sản Văn hóa phi vật thể), Mộc bản trường Phúc Giang và Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (cùng thuộc hạng mục Di sản Tư liệu).

Bởi thế, nếu kể từ năm 2003 tới nay, Việt Nam chỉ có thêm bốn danh hiệu Di sản Thiên nhiên - Văn hóa hoặc hỗn hợp Thế giới thì trong hai lĩnh vực còn lại, chúng ta đã có thêm 18 lần được ghi nhận khác, để nâng "bảng tổng sắp huy chương" lên con số 26 danh hiệu quốc tế.

Bài toán "nâng cấp" và nguy cơ "hạ cấp"

Đáng chú ý, bên cạnh việc xây dựng và đệ trình lên UNESCO những hồ sơ mới, nhiều Di sản Thế giới tại Việt Nam được lên kế hoạch "nâng cấp" danh hiệu cho mình.

Chẳng hạn, ở lĩnh vực Di sản Thế giới, sau lần vinh danh đầu tiên, vịnh Hạ Long và vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng lại được UNESCO tái vinh danh lần thứ hai ( vào các năm 2000 và 2005) với những tiêu chí bổ sung về giá trị. Thậm chí, vịnh Hạ Long đang được lên kế hoạch để trình UNESCO công nhận lần thứ ba, với việc mở rộng diện tích sang khu vực đảo Cát Bà (Hải Phòng).

Hoặc, ở lĩnh vực Di sản Tư liệu, sau khi được công nhận ở cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2010, bia tiến sĩ Văn Miếu lại tiếp tục "ứng thí" và được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu cấp Thế giới vào năm 2011.

Thế nhưng, trong những lần "nâng cấp" ấy, trường hợp của Hát xoan Phú Thọ vào cuối năm 2017 vừa qua vẫn được dư luận chú ý nhất.

Năm 2011, hát xoan Phú Thọ đã từng được UNESCO công nhận là "Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp". Để rồi bây giờ, đây là Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên ở Việt Nam (cũng là đầu tiên trên thế giới) được UNESCO đưa khỏi danh sách cần bảo vệ khẩn cấp, đồng thời là trường hợp duy nhất trong lịch sử không phải xếp hàng theo lộ trình để trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Cần nhắc lại, theo quy định của UNESCO, khi một di sản được bảo tồn tốt và hết nguy cơ "biến mất" thì có thể được chuyển sang danh sách "đại diện của nhân loại". Nhưng ngược lại, trong trường hợp được bảo vệ không tốt, di sản "đại diện của nhân loại" sẽ bị chuyển sang trường hợp "có nguy cơ biến mất". Đó là biện pháp chuyên môn để bảo đảm các quốc gia luôn có sự quan tâm đầy đủ với các di sản được vinh danh, thay vì "bỏ rơi" sau khi nhận danh hiệu.

Bởi thế, nhiều người đã gọi thành tích của hát xoan Phú Thọ vừa qua là "một màn bứt phá ngoạn mục" trong câu chuyện "hậu danh hiệu" - khi mà chúng ta từng nói rất nhiều về việc các di sản dễ bị... lãng quên hoặc "khai thác" bừa bãi sau khi được vinh danh.

Nhưng, để lặp lại thành tích như hát xoan Phú Thọ không dễ, nếu người ta nhìn sang câu chuyện của vịnh Hạ Long và ca trù - hai di sản thế giới còn đang "gặp" vấn đề với UNESCO.

Trước đó, kể từ năm 2009, vịnh Hạ Long đã được UNESCO đưa vào danh sách khuyến nghị và yêu cầu giải trình thường xuyên về những hoạt động ảnh hưởng tới tính nguyên trạng của di sản, đặc biệt là việc lấn biển xây đô thị và khai thác than. Và, dù rất nhiều biện pháp bảo tồn đã được tỉnh Quảng Ninh triển khai, vịnh Hạ Long đến nay vẫn chưa được UNESCO rút tên khỏi danh sách khuyến nghị.

Còn với ca trù, ngay từ năm 2009, di sản này cũng từng được UNESCO xếp vào danh sách "cần bảo vệ khẩn cấp" như trường hợp hát xoan. Nhưng, cho đến thời điểm này, sau tám năm, chúng ta vẫn chưa có một đề án bảo tồn cấp quốc gia cho ca trù - điều kiện tiên quyết để di sản này có thể được bảo tồn một cách dài hơi - chứ chưa nói tới việc "nối gót" hát xoan trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Như chia sẻ của các chuyên gia, khó khăn nhất trong việc bảo tồn ca trù nằm ở chỗ địa bàn của di sản này trải khắp 14 tỉnh, thành phố. Và ở mỗi tỉnh, thực trạng của ca trù lại có những diễn biến hết sức phức tạp và rắc rối. Tình trạng theo kiểu "cha chung không ai khóc" là một rào cản rất lớn của ca trù, nếu nhìn sang trường hợp hát xoan Phú Thọ.

Trên lý thuyết, một Di sản Thế giới nếu không bảo đảm tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của UNESCO về việc bảo tồn, thì hoàn toàn có thể bị "hạ cấp" và thu hồi danh hiệu từng có. Điển hình, năm 2009, điều này từng xảy ra với trường hợp Di sản Thung lũng Elbe tại Dresen (Đức).

Nguy cơ ấy có thể chưa xảy ra ngay với các Di sản Thế giới tại Việt Nam. Nhưng, sẽ là không thừa, nếu chúng ta chỉ mải mê chạy theo các danh hiệu mới mà quên đi những nguy cơ đang tiềm ẩn.
 

Việc nhiều hồ sơ liên tục được tôn vinh, cũng như những phân cấp theo quy định của UNESCO, đã khiến dư luận có lúc lúng túng hoặc nhầm lẫn khi "liệt kê" thành tích.

Chẳng hạn, lĩnh vực Di sản Thế giới (áp dụng với các di sản "vật thể") được chia làm 3 hạng mục nhỏ là Di sản Thiên nhiên (được hình thành tự nhiên), Di sản Văn hóa (có bàn tay con người) và Di sản Hỗn hợp (mang đặc tính của cả hai loại trên). Lĩnh vực Di sản Tư liệu được chia làm hai cấp: cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương (vinh danh vào các năm chẵn) và cấp Thế giới (vinh danh vào các năm lẻ). Lĩnh vực Di sản Văn hóa Phi vật thể bao gồm hai hạng mục: Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Theo Đông Ma – Nhân Dân Online

Viết bình luận mới

Xem thêm

Điểm tin 27-11: Chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

05:47 27/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cà Mau Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích của nhóm tin tặc APT Earth Estries; Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu 7 người; Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin rõ về dự kiến khống chế tỷ lệ xét tuyển sớm 20%; Đội tuyển Thái Lan vắng mặt nhiều 'ngôi sao' tại ASEAN Cup 2024.

Điểm tin sáng 26-11: Liên Hiệp Quốc thông tin mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới chết vì bạo lực gia đình

06:00 26/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Festival Ninh Bình lần thứ 3; 10 hoạt động chủ đạo tại Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Long An 2024; Thừa Thiên - Huế cho hơn 290.000 học sinh nghỉ học tránh lũ; Cầu thủ Việt kiều lần đầu xuất hiện ở giải bóng đá nữ Cúp Quốc gia.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Điểm tin sáng 25-11: Chỉ trong 4 năm, gần 270.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam

06:00 25/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.

Điểm tin sáng 24-11: Vì sao nhiều người thi xong nhưng chưa có bằng lái xe ?

06:00 24/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.

Điểm tin sáng 23-11: Người Việt thải hơn 300.000 tấn nhựa, bìa carton khi mua hàng online

05:53 23/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Khan hiếm vé máy bay, giá tăng cao; Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến, quảng bá du lịch tại Quảng Ninh; Độc lạ Đồng Nai: Treo nguyên chiếc ô tô cũ trước cổng nhà làm... kỷ niệm; Gen Z Australia xuất ngoại tìm bạn trai.

Điểm tin sáng 22-11: Đã có quy định cấm bán online thuốc kê đơn

06:00 22/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cảnh báo về trào lưu pickleball; Một huyện ở Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại trên toàn huyện; UAE đúc thỏi vàng lớn nhất thế giới, nặng hơn 300 kg; Mặt trăng thứ hai sắp rời khỏi Trái Đất.

Điểm tin sáng 21-11: Việt Nam vào top 20 quốc gia được yêu thích nhất trên thế giới

05:56 21/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giáo viên mong được hợp pháp dạy thêm tại nhà; Trường học ở Ấn Độ phải dạy trực tuyến do khói mù độc hại; 80% dân số nước Mỹ sẽ bị thừa cân, béo phì; Ngôi làng nhỏ bé nhưng tuổi thọ trung bình của cư dân trên 100 tuổi.

Rộn ràng rạp Việt mùa cuối năm

08:31 20/11/2024

Ít nhất 5 phim điện ảnh Việt sẽ ra rạp từ đây đến cuối năm, là những bộ phim đa dạng thể loại, đề tài...

Điểm tin sáng 20-11: Bộ Y tế cho phép mỗi Thành phố Hồ Chí Minh tiêm vắc xin sởi trẻ dưới 9 tháng tuổi

05:56 20/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Người dân ở Bạc Liêu bắt được cá sấu nặng gần 100kg; Ca sĩ Cẩm Ly đi thi... kịch nói; Phát hiện loài hoa đặc hữu của Việt Nam trên rừng Trường Sơn; Bị lừa tiền đặt phòng Đà Lạt dịp Festival hoa.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin 27-11: Chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

05:47 27/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cà Mau Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích của nhóm tin tặc APT Earth Estries; Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu 7 người; Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin rõ về dự kiến khống chế tỷ lệ xét tuyển sớm 20%; Đội tuyển Thái Lan vắng mặt nhiều 'ngôi sao' tại ASEAN Cup 2024.

Góp sức xây dựng Đảng của những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở

17:58 26/11/2024

Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.

Bài 4: Chuyển mình từ cao tốc

17:54 26/11/2024

Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ đột phá

17:53 26/11/2024

Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.