Điểm tin sáng 1-11: Khoảng 10-15% ca đột quỵ toàn cầu xảy ra ở người dưới 45 tuổi

Thứ Sáu, ngày 01/11/2024 | 05:57

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.

Khoảng 10-15% ca đột quỵ toàn cầu xảy ra ở người dưới 45 tuổi

Design: BẢO NAM

Năm 2023, Bộ Y tế ghi nhận khoảng 5-7% số ca đột quỵ là người dưới 45 tuổi. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), tỷ lệ này còn cao hơn, liên quan lối sống và áp lực công việc trong môi trường đô thị hóa. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó nam nhiều gấp 4 lần nữ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ghi nhận đột quỵ không còn là căn bệnh của người già và phổ biến từ tuổi 60 như trước.

Khoảng 10-15% ca đột quỵ trên toàn thế giới xảy ra ở người dưới 45 tuổi, rất đáng báo động.

Tình trạng tương tự đối với bệnh nhân ung thư. Bình quân cứ 100.000 người Việt có 159 ca được chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 trường hợp tử vong. Ngoài ung thư gan, phổi, các bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp ung thư vú ở tuổi thanh niên - bệnh trước đây thường gặp ở tuổi trung niên. Bệnh viện Bạch Mai thực hiện khoảng 2.000 ca nội soi đường tiêu hóa mỗi ngày, trong đó khoảng 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và khoảng 1-2% trường hợp ung thư dạ dày, nhiều bệnh nhân mới 20, 30 tuổi.

Số người trẻ mắc bệnh tim mạch ngày càng tăng, từ 11-13% mỗi năm. Nhiều trường hợp 25-35 tuổi bị nhồi máu cơ tim, suy tim...Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam ghi nhận 3.500-4.000 trường hợp can thiệp tim mạch, trong đó 15-17% là bệnh nhân dưới 40 tuổi.

Tăng huyết áp - căn bệnh được coi kẻ giết người thầm lặng - cũng ngày càng trẻ hóa, trong đó tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp dưới 30 tuổi chiếm đến 10-15%, theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Hội tĩnh mạch học TP HCM, giảng viên Đại học Y Dược TP HCM.

Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm

Theo thông tin của Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2021 bệnh viện tiếp nhận 1.000 lượt thăm khám, 2022 là 1.883 lượt và năm 2023 là 2.437 lượt. Như vậy, số lượt khám năm 2023 đã tăng đến 59% so với năm 2021.

Hàng loạt trường hợp đáng lưu ý. Điển hình như trường hợp cậu thiếu niên 16 tuổi, người nhà đưa đến Bệnh viện Da liễu (TP.HCM) thăm khám trong tình trạng tiết dịch niệu đạo trắng đục. Qua thăm khám và xét nghiệm các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh lậu.

Theo lời kể của bệnh nhân, do tò mò về tình dục, được bạn bè rủ đi massage, sau đó có quan hệ trực tiếp bằng đường miệng vì nghĩ dùng miệng sẽ không lây truyền bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sau vài tuần thì xuất hiện triệu chứng trên, cậu bé quá lo sợ mới báo gia đình đưa đi thăm khám.

Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần

Minh họa: PHÚC HƯNG

Theo Washington Post, những người lo âu, trầm cảm hay đơn giản là cô đơn nhưng không thể tìm thấy hoặc không đủ tiền để gặp một chuyên gia trị liệu đang quay sang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lo lắng về việc người dùng đặt niềm tin vào các ứng dụng chưa được kiểm chứng, không được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ xem xét về độ an toàn và hiệu quả, không được thiết kế để bảo vệ thông tin sức khỏe cá nhân, và có thể đưa ra phản hồi thiên lệch hoặc không chính xác.

Matteo Malgaroli, một nhà tâm lý học và giáo sư tại Trường Y khoa Grossman, Đại học New York, cảnh báo về việc sử dụng công nghệ chưa được thử nghiệm trong sức khỏe tinh thần mà không có nghiên cứu khoa học đầy đủ để đánh giá rủi ro.

Các ứng dụng AI đang khai thác nhu cầu về sự lo lắng và cần được chăm sóc của con người, với tiềm năng loại bỏ các rào cản chăm sóc như chi phí cao và thiếu người cung cấp dịch vụ.

Một nghiên cứu nổi tiếng năm 2014 cho thấy mọi người sẵn sàng chia sẻ thông tin xấu hổ với một "con người ảo" không phán xét họ. Một nghiên cứu năm 2023 đánh giá phản hồi của chatbot cho các câu hỏi y tế là "thấu cảm hơn đáng kể" so với các câu trả lời của bác sĩ.

Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) xác nhận trường hợp cúm gia cầm H5N1 đầu tiên được phát hiện ở một con heo trong trang trại nhỏ tại bang Oregon.

Theo Hãng tin Reuters, heo được xem là vật chủ đặc biệt nguy hiểm đối với sự lây lan của cúm gia cầm, vì chúng có thể đồng thời nhiễm cả vi rút cúm gia cầm và cúm người.

Điều này có thể dẫn đến sự trao đổi gene, hình thành một biến thể mới nguy hiểm hơn và dễ dàng lây sang người.

USDA khẳng định trường hợp mới phát hiện không ảnh hưởng đến nguồn cung thịt heo trong nước và nguy cơ cúm gia cầm lây lan sang cộng đồng vẫn ở mức thấp.

Trong quá khứ, heo từng là nguồn gốc của đại dịch cúm H1N1 trong giai đoạn 2009-2010 và có thể liên quan đến các đợt dịch khác, theo ông Richard Webby - chuyên gia vi rút học tại Bệnh viện Trẻ em St. Jude.

Kể từ năm 2022, cúm gia cầm đã quét sạch hơn 100 triệu con gia cầm trong đợt dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay tại Mỹ.

“Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người

Một loài tardigrade (gấu nước) mới được phát hiện đang giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn điều gì khiến sinh vật 8 chân tí hon này có khả năng chống chịu bức xạ phi thường.

Tardigrade, còn gọi là gấu nước, từ lâu đã khiến giới khoa học say mê bởi khả năng tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt, bao gồm cả mức bức xạ cao gấp gần 1.000 lần liều gây tử vong cho con người. Trong số khoảng 1.500 loài tardigrade đã biết, chỉ một số ít được nghiên cứu kỹ.

Giờ đây, các nhà khoa học đã giải mã bộ gene của một loài mới và hé lộ cơ chế phân tử tạo nên sức bền phi thường của sinh vật này.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 24-10 đã xác định hàng nghìn gene tardigrade hoạt động mạnh mẽ hơn khi tiếp xúc với bức xạ.

Những quá trình này cho thấy một hệ thống phòng thủ tinh vi, vừa bảo vệ DNA khỏi tổn thương do bức xạ, vừa sửa chữa các đứt gãy nếu xảy ra.

Các tác giả hy vọng những hiểu biết này có thể được ứng dụng để bảo vệ phi hành gia khỏi bức xạ trong các nhiệm vụ vũ trụ, xử lý ô nhiễm hạt nhân hoặc cải thiện điều trị ung thư.

Bảo Nam tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Điểm tin sáng 11-12: Mỗi năm toàn cầu có 13,7 triệu người mất vì đột quỵ

05:59 11/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; Hà Nội thưởng tới 300 triệu đồng cho học sinh đạt giải quốc tế; Cà phê... nước mắm nhĩ; 'Squid Game 2' nhận đề cử Quả Cầu Vàng dù chưa ra mắt.

Điểm tin sáng 10-12: Khách quốc tế đến Việt Nam 11 tháng đạt gần 16 triệu lượt

05:55 10/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: ASEAN Cup chính thức được FIFA công nhận; Múa Lamvong Lào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; Nhiều nước cấp phép đánh bắt cá voi; Chim hoang dã già nhất thế giới tìm được bạn tình mới, đẻ trứng ở tuổi... 74.

5 tỉnh miền Tây có tổng thu du lịch ước đạt trên 34.500 tỉ đồng

08:23 09/12/2024

(HG) - Tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hậu Giang vừa diễn ra Hội nghị tổng kết công tác thi đua năm 2024 của Cụm thi đua 13 ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Cụm thi đua 13 được thành lập đầu năm 2024, gồm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Sở Văn hóa và Thể thao Kiên Giang. Trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hậu Giang vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn làm cụm trưởng.

Cuộc thi Ca khúc ĐBSCL năm 2024: Hậu Giang đoạt 1 giải ba và 1 giải khuyến khích

08:21 09/12/2024

(HG) - Năm nay cuộc thi do Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre tổ chức, thu hút 263 tác phẩm của 93 tác giả tham gia. Qua vòng sơ khảo, đã có 16 ca khúc vào vòng chung khảo.

Phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử: Hiệu quả nhiều, thách thức không ít

13:15 08/12/2024

Hậu Giang là một trong 21 địa phương đang thực hiện các giải pháp lưu giữ Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ. Trên hành trình này đã đạt nhiều kết quả nổi bật, nhưng vẫn còn không ít thách thức để ĐCTT gắn kết mãnh liệt hơn với đời sống.

Điểm tin sáng 8-12: Giải Khoa học - Công nghệ toàn cầu VinFuture 2024, tổng trị giá gần 115 tỉ đồng đã trao cho những nghiên cứu nào ?

05:54 08/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Phát hiện loài sâu châu Phi có khả năng 'ăn' rác nhựa; Học sinh nhiều trường học ở Hàn Quốc ăn bánh mì thay cơm vì nhân viên căng tin đình công; Ba món nổi tiếng châu Á được UNESCO công nhận di sản; Bangkok là thành phố hút khách du lịch nhất thế giới 2024.

Điểm tin sáng 7-12: UNICEF kêu gọi 1,2 tỉ USD hỗ trợ cho 51 triệu trẻ em ở Đông và Nam châu Phi

05:56 07/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nữ sĩ Quỳnh Dao để lại khối tài sản hơn 8.700 tỷ đồng; Phim "Kính vạn hoa" mất 5 tháng với 10.000 hồ sơ casting mới tìm ra Tiểu Long, Quý Ròm, nhỏ Hạnh; Bé trai chào đời cùng vòng tránh thai của mẹ; Meta rót 10 tỉ USD cho trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới.

Hội thảo về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ

07:10 06/12/2024

(HG) - Sáng 5-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.

Phát huy hiệu quả phong trào xây dựng đời sống văn hóa

07:07 06/12/2024

Năm nay, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được các cấp, các ngành và Nhân dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đồng tình hưởng ứng,

Điểm tin sáng 6 – 12: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

05:50 06/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 'Bên trong vỏ kén vàng' nhận hai đề cử giải tiền Oscar; Google thông báo bước tiến lớn trong ứng dụng AI vào sản xuất video; Chế tạo 'bóng' dạ dày giúp người béo giảm cân; Tokyo tính toán áp dụng tuần làm việc 4 ngày để khuyến khích sinh con.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm: “Hỏi nhanh - Đáp gọn”

07:45 11/12/2024

Với phương châm “Hỏi nhanh - Đáp gọn”, phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm diễn ra với tinh thần làm việc tập trung quyết liệt, tâm huyết, thẳng thắn, cầu thị, qua đó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề nổi cộm đang được đại biểu và cử tri quan tâm.

Năm 2025, Hậu Giang phấn đấu có thêm 12.334ha vùng lúa chất lượng cao

07:44 11/12/2024

(HG) - Thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án) theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp cùng với người dân trong tỉnh triển khai thực hiện được khoảng 15.666ha vùng lúa chất lượng cao theo quy trình Đề án đề ra. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt chỉ tiêu theo kế hoạch của tỉnh là đến cuối năm 2025, Hậu Giang phấn đấu có 28.000ha vùng lúa chất lượng cao thì từ vụ Đông xuân 2024-2025 đang canh tác và 2 vụ lúa còn lại của năm 2025 là Hè thu và Thu đông, ngành nông nghiệp và người dân trong tỉnh cần tiếp tục triển khai thêm ít nhất 12.334ha.

Nhiều vấn đề từ cơ sở được

07:42 11/12/2024

Trong phiên họp thứ hai (thảo luận tổ) kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, đại biểu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm phát biểu thảo luận nhiều vấn đề dân sinh và phát triển bền vững tỉnh nhà.

Nông thôn thêm mới nhờ

07:32 11/12/2024

Tính đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM; 41/51 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Mặt trận các cấp.