Điểm tin sáng 8-12: Giải Khoa học - Công nghệ toàn cầu VinFuture 2024, tổng trị giá gần 115 tỉ đồng đã trao cho những nghiên cứu nào ?

Chủ Nhật, ngày 08/12/2024 | 05:54

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Phát hiện loài sâu châu Phi có khả năng 'ăn' rác nhựa; Học sinh nhiều trường học ở Hàn Quốc ăn bánh mì thay cơm vì nhân viên căng tin đình công; Ba món nổi tiếng châu Á được UNESCO công nhận di sản; Bangkok là thành phố hút khách du lịch nhất thế giới 2024.

Giải Khoa học - Công nghệ toàn cầu VinFuture 2024, tổng trị giá gần 115 tỉ đồng đã trao cho những nghiên cứu nào ?

Lễ trao giải Khoa học - Công nghệ toàn cầu VinFuture 2024 đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chủ nhân của các giải thưởng danh giá với tổng trị giá gần 115 tỉ đồng (tương đương 4,5 triệu USD).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (thứ 2 từ phải sang) trao Giải thưởng chính VinFuture 2024 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Giải thưởng chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD cho năm nhà khoa học: Yoshua Bengio, Geoffrey E. Hinton, Jensen Huang, Yann LeCun và Fei-Fei Li vì những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu (deep learning).

Những tiến bộ trong học sâu đã mở ra một kỷ nguyên đột phá cho những đổi mới sáng tạo về công nghệ, nhờ đó mà máy móc có thể "học" từ lượng dữ liệu khổng lồ và đạt được độ chính xác đáng kinh ngạc trong các tác vụ như nhận diện hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và đưa ra quyết định.

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn trao Giải đặc biệt VinFuture 2024 dành cho Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới cho giáo sư Zelig Eshhar, giáo sư Carl H. June và giáo sư Michel Sadelain - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thành tựu này có được là nhờ những đóng góp mang tính cách mạng cho mạng nơ-ron và các thuật toán học sâu của giáo sư Geoff E. Hinton, giáo sư Yann LeCun và giáo sư Yoshua Bengio.

Bên cạnh đó, hiệu suất điện toán cũng được tăng lên nhanh chóng nhờ những tiến bộ được thúc đẩy bởi ông Jensen Huang, hiện đang là chủ tịch Tập đoàn NVIDIA, trong việc sử dụng bộ xử lý đồ họa (GPU).

Bên cạnh Giải thưởng chính, VinFuture 2024 cũng trao ba giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 500.000 USD.

Giải đặc biệt VinFuture 2024 dành cho Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới đã được trao cho giáo sư Zelig Eshhar, giáo sư Carl H. June và giáo sư Michel Sadelain vì sự phát triển liệu pháp tế bào CAR T để điều trị ung thư và các bệnh khác.

Giải đặc biệt VinFuture 2024 dành cho Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển đã vinh danh tiến sĩ Firdausi Qadri vì sự đổi mới cải tiến vắc xin dạng uống ngừa bệnh tả ở các nước đang phát triển.

Tiến sĩ Firdausi Qadri đến từ Bangladesh nhận giải thưởng 500.000 USD dành cho Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Hội đồng chấm giải cho biết, VinFuture mùa 4 đã nhận được gần 1.500 dự án nghiên cứu, được đề cử bởi hơn 9.000 nhà khoa học đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Bên cạnh ý nghĩa tôn vinh những thành tựu đột phá, giải thưởng VinFuture cũng là cơ hội để các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia gặp gỡ và trao đổi kiến thức, quan điểm và cách tiếp cận đa dạng cũng như tăng cường mạng lưới kết nối toàn cầu.

Phát hiện loài sâu châu Phi có khả năng 'ăn' rác nhựa

Theo một nghiên cứu mới, một loài côn trùng ăn nhựa có thể giúp giải quyết vấn nạn rác thải đã và đang bóp nghẹt Trái đất trong thời gian dài. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, ấu trùng của loài sâu bột Kenya có khả năng tiêu hóa nhựa, khiến nó trở thành loài côn trùng bản địa duy nhất ở châu Phi có năng lực này.

Bà Fathiya Khamis, nhà khoa học cấp cao tại Trung tâm Quốc tế về Sinh lý học và Sinh thái học Côn trùng của Kenya, người đứng sau nghiên cứu này cho biết: "Bằng cách nghiên cứu những ‘kẻ ăn nhựa’ tự nhiên này, chúng tôi hy vọng có thể tạo ra những công cụ mới giúp loại bỏ rác thải nhựa nhanh hơn và hiệu quả hơn".

Bà Khamis và nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng loài sâu này là nhộng của bọ cánh cứng Alphitobius. Nó có các enzyme có thể phân hủy polystyrene - thành phần chính trong xốp. Polystyrene lan tràn trong các hệ sinh thái thủy sinh và có độ bền cao.

Sâu bột có thể cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả và thân thiện với môi trường cho các phương pháp tái chế truyền thống vốn thường tốn kém và thậm chí có thể làm tăng ô nhiễm.

Học sinh nhiều trường học ở Hàn Quốc ăn bánh mì thay cơm vì nhân viên căng tin đình công

Nhiều trường học trên khắp Hàn Quốc đã chủ động gửi thông báo sẽ cung cấp bữa ăn nhanh thay cho cơm trưa đến phụ huynh, hoặc yêu cầu phụ huynh tự chuẩn bị cơm hộp cho các em học sinh vì các nhân viên căng tin đồng loạt đình công.

Ước tính các nhân viên căng tin tại 3.910 trường học (tương đương 30,7% tổng số trường học có cung cấp bữa ăn trưa) trên khắp Hàn Quốc đồng loạt nghỉ làm, tham gia đình công trong ngày 6-12 để yêu cầu các quan chức giáo dục cải thiện lương và điều kiện làm việc.

Khi được hỏi liệu nhà trường có gặp khó khăn gì không khi các nhân viên căng tin đồng loạt nghỉ làm, đình công, nhân viên một trường học cho biết cuộc đình công diễn ra trong phạm vi được pháp luật cho phép và việc tham gia đình công là quyền của người lao động, nên nhà trường không gặp khó khăn gì đặc biệt.

Không chỉ các nhân viên căng tin tại các trường tiểu học, mà các giáo viên mầm non cũng tham gia đình công, buộc một số trường mầm non hay các nhóm trẻ phải ghép lớp hoặc thuê giáo viên dạy thay trong thời gian các cô giáo đình công.

Ba món nổi tiếng châu Á được UNESCO công nhận di sản

Nước tương Hàn Quốc, tomyum Thái Lan, rượu sake Nhật Bản được UNESCO thêm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nhờ tính lịch sử và kết nối cộng đồng.

Quyết định công nhận di sản với ba món được UNESCO công bố tại phiên họp lần thứ 19 ở Asuncion, Paraguay, từ ngày 2 đến 7/12.

Jang - nước tương lên men của Hàn Quốc được Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể UNESCO đánh giá là một phần quan trọng trong di sản ẩm thực Hàn Quốc. Loại gia vị từ đậu nành lên men được thừa nhận giá trị lịch sử và tính kết nối cộng đồng.

Tomyum của Thái Lan được UNESCO công nhận di sản và đánh giá đây là món súp đơn giản nhưng phổ biến.

Thành phần chính của món gồm tôm, nấm nấu cùng nước cốt dừa và các loại gia vị như riềng, sả, lá chanh. Vị chua, cay nồng, béo của tomyum được nhận xét phù hợp để thưởng thức ngày mưa hoặc khi thời tiết nhiệt đới ở Thái Lan chuyển mát.

Rượu sake Nhật Bản cũng nằm trong danh sách di sản mới được công bố. Nấu rượu sake truyền thống là một kỹ thuật cổ xưa, trong đó gạo, nấm koji và các thành phần khác được lên men đồng thời trong cùng thùng chứa. Quy trình nấu đòi hỏi kỹ năng cao và sự khéo léo, được truyền qua nhiều thế hệ nhằm đảm bảo chất lượng và giữ gìn tinh hoa của phương pháp ủ men.

Uỷ ban của UNESCO đánh giá nấu rượu sake là hoạt động không thể thiếu trong các nghi lễ, đám cưới và sự kiện truyền thống của Nhật Bản, góp phần tạo nên sự thống nhất của cộng đồng địa phương.

Bangkok là thành phố hút khách du lịch nhất thế giới 2024

Thủ đô Thái Lan đứng đầu thế giới về lượng khách quốc tế đến, đạt con số kỷ lục 32,4 triệu người trong năm 2024, nhờ vào chính sách thị thực cởi mở.

Theo báo cáo thường niên của Euromonitor International, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu có trụ sở tại Anh, Bangkok được chọn là thành phố du lịch hút khách nhất thế giới năm 2024 dựa trên tiêu chí lượt khách đến. Thành phố đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 42% so với năm 2023. Thành công của Bangkok được chuyên gia đánh giá là nhờ chính sách phát triển du lịch cởi mở của Thái Lan.

Thái Lan miễn thị thực 60 ngày cho công dân của 93 quốc gia, tăng số quốc gia được cấp thị thực tại cửa khẩu (visa on arrival) từ 19 lên 31 nước trong năm nay.

Đứng thứ hai thế giới về lượng khách quốc tế là Istanbul (23 triệu lượt), thứ ba là London (21,7 triệu), xếp thứ 4 là Hong Kong (20,5 triệu), top 5 là Mecca (19,3 triệu).

Bảo Nam tổng hợp

Xem thêm

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...

Điểm tin sáng 28-6: Cảnh báo đến người dùng CapCut do công ty vừa thay đổi điều khoản

05:50 28/06/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Thái Lan trợ giá khuyến khích người dân đi du lịch trong nước; Xếp hạng tín nhiệm của Đại học Harvard vẫn vững trước áp lực từ chính quyền; Giới siêu giàu Thụy Sỹ dậy sóng vì đề xuất thuế thừa kế 50%; Hàn Quốc: Không giới hạn độ dài khi khai sinh tên trẻ .

Điểm tin 27-6: Nhiều người trẻ bị loãng xương sớm

05:56 27/06/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hàng loạt nhóm trên Facebook bất ngờ bị đình chỉ hoạt động; Bảng xếp hạng Giải bóng chuyền nam AVC Nations Cup 2025: Việt Nam xếp trên Thái Lan; Báo cáo vắc xin của CDC Mỹ trích dẫn nghiên cứu không có thật; Máy tính lượng tử đầu tiên phóng vào vũ trụ.

Đọc sách để thêm trân quý giá trị của gia đình

05:49 27/06/2025

Những quyển sách không chỉ giúp độc giả hiểu về giá trị của văn hóa gia đình Việt, mà còn mang đến những câu chuyện cảm động, sâu sắc về tình cảm gia đình, để mỗi người thêm trân quý, giữ gìn, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, để vun vén cho gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc, phát triển...

Điểm tin sáng 26-6: Việt Nam vào nhóm 15 quốc gia AI hàng đầu

05:59 26/06/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao vào năm 2031; Thể Công - Viettel chiêu mộ 'sát thủ' Lucao trước mùa giải mới; Hàn Quốc triệt phá đường dây làm giả mỹ phẩm cao cấp, tổng trị giá hơn 151 tỉ đồng; Thái Lan chặn du khách vào Campuchia.

Kỳ vọng dòng phim dã sử Việt

06:05 25/06/2025

Thời gian gần đây, loạt dự án phim dã sử được công bố và thực hiện rầm rộ đã thổi luồng gió mới cho điện ảnh Việt, mang đến niềm tin và kỳ vọng của khán giả.

Điểm tin sáng 25-6: Nhiều hãng thu hồi pin sạc dự phòng

05:55 25/06/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sách lịch sử Việt Nam bán hơn 200.000 bản; Nha Trang là điểm đến thích nhất thế giới của du khách Hàn Quốc; Ra mắt không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian; Bộ phim làm thay đổi điện ảnh thế giới.

Điểm tin sáng 24-6: Phát hiện nhóm máu mới, chỉ một người sở hữu

05:52 24/06/2025

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Từ 1/7, ai được miễn đóng BHXH bắt buộc?; Biểu diễn dù lượn trên bầu trời Nha Trang suốt hè 2025; Út Lan: Oán linh giữ của dẫn đầu phòng vé; Rải hạt mịn vào không khí để tiêu diệt bão.

Ghi dấu một chặng đường văn hóa, nghệ thuật

13:17 23/06/2025

Năm năm qua, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của tỉnh có nhiều chuyển biến, đi vào chiều sâu, chất lượng, góp phần đưa chủ trương, chính sách đến với người dân một cách nhẹ nhàng, có sức lan tỏa sâu rộng.

Bấm máy bộ phim “Hậu Giang thương nhớ”

08:32 23/06/2025

(HG) - Cuối tuần qua, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang tổ chức bấm máy dự án phim truyền hình “Hậu Giang thương nhớ”. Tham dự có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan và đoàn làm phim.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...