Giữ gìn nét văn hóa, nghệ thuật đẹp của đồng bào Khmer Nam bộ

Thứ Năm, ngày 11/01/2024 | 12:32

Từ Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, những nhạc cụ, trang phục dân tộc Khmer dành cho sinh hoạt loại hình nghệ thuật Aday đã được trao đến 6 chùa Khmer, tạo điều kiện tốt cho đồng bào Khmer trình diễn loại hình này.

Bài 4: Để đời sống tinh thần của đồng bào thêm phong phú, vẹn tròn

Hậu Giang đã cố gắng góp phần gìn giữ, phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật, cũng chính xuất phát từ nghĩa đồng bào, để đời sống tinh thần của bà con ngày càng nâng chất.

Hỗ trợ nhạc cụ, trang phục giúp cho những buổi sinh hoạt văn nghệ truyền thống của đồng bào thêm đa dạng, chỉn chu và thu hút hơn.

Thiết thực, hiệu quả

Đây là Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

6 chùa Khmer đầu tiên trên địa bàn thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy và Châu Thành A vừa được nhận nhạc cụ, trang phục Aday. Một bộ gồm 6 nhạc cụ (trống Aday, đờn cò, gáo, bá nguyệt, sáo trúc và chum), 10 trang phục (dành cho ca sĩ nam, ca sĩ nữ và nhạc công). Đây là sự quan tâm bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân tộc kịp thời, để đồng bào Khmer đủ điều kiện trình diễn loại hình này.

Giai đoạn 2016-2020, nhận thấy đây là loại hình nghệ thuật đặc sắc, có nguy cơ mai một, bởi rất ít người Khmer trong tỉnh biết, Hậu Giang đã triển khai Đề án Truyền dạy và bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer Nam bộ. Qua đó, hàng chục lớp tập huấn từ cơ bản đến nâng cao được tổ chức, thu hút sự tham gia của hàng trăm học viên là người dân tộc Khmer trên địa bàn. Thấy đủ điều kiện để đề nghị công nhận loại hình văn hóa phi vật thể quốc gia, Hậu Giang tiếp tục hoàn tất hồ sơ và đã được công nhận vào giữa năm 2022.

Đây là sự nỗ lực của những người làm văn hóa, sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, đã làm sống dậy một loại hình nghệ thuật đặc sắc và đang dần tạo được sức lan tỏa bằng việc tham gia các hội thi, hội diễn trong tỉnh, khu vực.

Tuy nhiên, theo những nghệ nhân kỳ cựu, am hiểu sâu loại hình nghệ thuật này từng đến Hậu Giang truyền nghề, nếu chỉ học hát, mà thiếu nghệ nhân đờn, không có nhạc cụ, sẽ có thể phát huy. Nên Hậu Giang vừa tổ chức tập huấn đờn lẫn ca, đặc biệt quan tâm đến lực lượng học sinh trong các trường dân tộc nội trú. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đầu tư trang phục, nhạc cụ cho đều khắp các nơi, mà chỉ hỗ trợ đầu tư nhạc cụ dân tộc tại Trường Phổ thông DTNT Him Lam; đầu tư một số chương trình nghệ thuật tham gia dự thi cấp khu vực khi có yêu cầu; xây dựng câu lạc bộ hát Aday tại ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ và tổ chức tập luyện định kỳ…

Đến nay, Hậu Giang được hưởng thụ từ Dự án 6, tiếp tục có thêm những điều kiện mới phát huy loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc mình. Đại đức Danh Tuấn, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: Ông vô cùng xúc động trước sự quan tâm của Nhà nước, tạo thêm điều kiện để đồng bào dân tộc Khmer phát huy loại hình nghệ thuật Aday nói riêng, các loại hình nghệ thuật khác nói chung. “Chúng tôi sẽ duy trì để tổ truyền dạy, sinh hoạt các loại hình nghệ thuật của dân tộc mình nhiều hơn nữa trong thời gian tới, có thể khai thác hết cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc, tạo sân chơi, giúp con em đồng bào Khmer biết nhiều hơn về nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình”, ông nói.

Tiếp tục với những việc làm cụ thể...

Để cụ thể hóa các nội dung Dự án 6, giai đoạn 1 (2021-2025), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch 5 năm và từng năm để triển khai thực hiện.

Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Năm 2022, được bố trí vốn là 218 triệu đồng, chúng tôi đã liên hệ mua nhạc cụ, trang phục, để mua, đảm bảo yêu cầu về chủng loại, chất lượng và chọn 6 điểm chùa tại 3 địa phương. Đề nghị các địa phương thụ hưởng tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện tập luyện, tạo sân chơi lành mạnh bằng các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer dịp lễ, Tết cổ truyền để phát huy hiệu quả của dự án, tạo điều kiện để đông đảo người dân biết đến loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian hát Aday”.

Với kế hoạch thực hiện dự án từng năm, từ nay đến năm 2025, Hậu Giang sẽ tiếp tục triển khai thực hiện với các phần việc, bắt đầu từ năm nay, như khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản truyền thống; bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể; kỹ năng giao tiếp và phục vụ du lịch; kỹ năng phục vụ lưu trí, giữ gìn và phát triển nghệ thuật chế biến món ăn truyền thống; kỹ năng sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ nghiên cứu và phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian, đội văn nghệ truyền thống tại các nơi có đồng bào Khmer sinh sống; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch kết hợp khảo sát tiềm năng, lưa chọn xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng; xây dựng tủ sách cộng đồng; xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các ấp có đồng bào dân tộc Khmer…

Tất cả những phần việc đã được xây dựng thành kế hoạch, có phân kỳ thực hiện hàng năm, tiếp tục tạo thêm điều kiện để đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh phát huy nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, góp phần vào việc gìn giữ văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, Hậu Giang nói riêng.

Bàn giao nhạc cụ, trang phục Aday cho 6 chùa Khmer

Đại diện các địa phương nhận bàn giao nhạc cụ dân tộc.

Tại Chùa RatanapaBhavararama, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bàn giao nhạc cụ, trang phục Aday cho 6 chùa Khmer trên địa bàn thành phố vị Thanh, huyện Vị Thủy và Châu Thành A. Mỗi chùa được nhận một bộ, gồm đờn gáo, đờn cò, trống Aday, đờn bá nguyệt và chum; 10 bộ trang phục dành cho ca sĩ và nhạc công.

Đây là gói hỗ trợ, thuộc dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ. Hậu Giang đã xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các nội dung dự án từng năm và năm 2022, được hỗ trợ 218 triệu đồng để mua sắm nhạc cụ, trang phục Aday. Đây là điều kiện giúp cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ của đồng bào dân tộc trên địa bàn thêm đa dạng, phong phú, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, nghệ thuật độc đáo của dân tộc Khmer nói riêng, các loại hình nghệ thuật văn hóa, nghệ thuật Việt Nam nói chung.

CHÍ NGUYỆN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Điểm tin sáng 1-11: Khoảng 10-15% ca đột quỵ toàn cầu xảy ra ở người dưới 45 tuổi

05:57 01/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.

Báo Hậu Giang điểm tin sáng 31-10

05:58 31/10/2024

Mời Quý độc giả theo dõi các tin tức: Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam tại Mỹ; Gỏi cuốn Việt Nam được yêu thích ở Malaysia; Tiền Giang tổ chức lễ hội đón khách về làng cổ trăm tuổi; Hành trình tại Miss Universe 2024 của Hoa hậu Kỳ Duyên chính thức bắt đầu; Loài động vật nào có nguy cơ ung thư cao hơn những loài khác ?.

“Hội ngộ cùng HGTV”

15:11 30/10/2024

(HGO) - Trong hai ngày 30 và 31-10, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang tổ chức chương trình "Hội ngộ cùng HGTV" với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực, trải nghiệm...

Cung cấp kiến thức đa chiều trong truyền thông giảm nghèo

07:17 30/10/2024

Năm nay, thành phố Vị Thanh chủ động tổ chức triển khai sớm, mang lại hiệu quả thiết thực các hoạt động thuộc Tiểu dự án 1 Giảm nghèo về thông tin (thuộc Dự án 6 Truyền thông và giảm nghèo về thông tin) của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Điểm tin sáng 30-10: Khách quốc tế tìm kiếm thông tin về Việt Nam tăng mạnh

06:00 30/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa vào nền tảng dịch thuật; Vì sao Indonesia cấm iPhone 16 ?; Thành phố ô nhiễm nhất thế giới; Ong vò vẽ phương Đông có khả năng tiêu thụ rượu liên tục và ở nồng độ cao một cách vô hạn.

“Đi coi tuồng cải lương” thêm tự hào về nghệ thuật truyền thống...

09:09 29/10/2024

Lâu lắm rồi, những khán giả mộ điệu mới có dịp về Cần Thơ xem nhiều tuồng cải lương đến vậy.

Điểm tin sáng 29-10: Gia tăng lạm dụng tên miền quốc tế để lừa đảo

05:49 29/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 20 cá nhân đoạt Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam; Lần đầu ghi nhận một loài rết lớn tại Việt Nam; OpenAI sắp ra mắt mô hình mới, mạnh hơn GPT-4 100 lần; 32.000 người Nhật tử vong vì Covid trong hơn một năm qua.

Điểm tin sáng 28-10: “Hơn 40% lao động toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi AI vào năm 2030”

05:56 28/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Trùng tu đình cổ chạm khắc đẹp nhất cả nước; Game kinh dị Việt gây sốt toàn cầu; Lần đầu tiên Giải bóng bàn các đội mạnh quốc gia được tổ chức ở Đồng Nai; Sự trở lại của thời trang những năm 1970 kéo theo sự bùng nổ doanh số quần nhung.

Điểm tin sáng 27-10: Hàng trăm nghìn smartphone xách tay không dùng được 5G ở Việt Nam

05:54 27/10/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hoa hậu Ấn Độ diện thiết kế Việt khi đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế; Dùng YouTube Premium vẫn bị quảng cáo phiền; Giới trẻ Trung Quốc chi tiền mua  đồ chơi tuổi thơ; Indonesia khuyến khích người trẻ làm nông.

Khai mạc Liên hoan Cải lương toàn quốc tại thành phố Cần Thơ

07:16 26/10/2024

(HGO) - Tối 25-10, tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ, Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 đã được khai mạc.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tiếp tục nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

15:38 01/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 1-11, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV năm 2024, chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, với sự tham dự của 250 đại biểu đại diện hơn 33.450 đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Quan tâm đến quyền lợi của trẻ em không giấy tờ tùy thân trong khám, chữa bệnh

14:51 01/11/2024

Góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội (Đoàn ĐBQH Hậu Giang), trao đổi nhiều nội dung, mong muốn cơ quan chủ trì soạn thảo quan tâm.

Phải tăng cường phân cấp, phân quyền trong đầu tư công

14:41 01/11/2024

​​​​​​​Thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cơ bản nhất trí sửa đổi đạo luật. Tuy nhiên, phải xem xét khả năng thực hiện của các đơn vị được phân cấp, phân quyền.

Khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

14:37 01/11/2024

Sáng 07/10 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 38 để rà soát, chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10 sắp tới.