Hạnh phúc vì được làm nhạc sĩ…

Thứ Sáu, ngày 16/12/2016 | 09:23

Vóc người nhỏ nhắn, hàng ngày cọc cạch trên chiếc xe đạp, nhạc sĩ Trần Kiên Nhẫn, Phân hội Trưởng Phân hội Âm nhạc, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang, vẫn âm thầm nuôi dưỡng cho mình ngọn lửa đam mê âm nhạc theo từng vòng xe quay đều, chậm rãi.

Từ nhỏ, nhạc sĩ Trần Kiên Nhẫn đã đam mê âm nhạc và tự học thổi sáo, đàn bầu.

Đời lính và cái duyên âm nhạc

Ông bảo, ông có quãng thời gian sống ở vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, nét văn hóa của họ cùng với điệu sáo, tiếng kèn đã ngấm vào và ông cũng tập tành thổi sáo ở tuổi cập kê giống như họ, dần thành niềm đam mê. Rồi ông vào quân ngũ, tự làm dày thêm vốn kiến thức về âm nhạc và tập tành viết lách khi cảm xúc ùa về. “Đêm tuần tra” ngọt ngào, sâu lắng, về công việc của những chiến sĩ canh gác, là ca khúc đầu tiên với tất cả tình yêu, sự kỳ vọng. Được bạn bè động viên, ông bắt đầu viết nhiều hơn. Hàng loạt những ca khúc về người lính ra đời: “Khúc hát người chiến sĩ biên phòng”, “Xuân về trên cảng Trần Đề”… đã dần định hình mảng đề tài mà ông tâm đắc.

Rồi càng trải nghiệm cuộc sống, ông càng có nhiều cảm xúc và tất cả được gửi gắm trong từng giai điệu. Khi được hỏi trong khoảng 60 ca khúc của mình, ông hài lòng nhất ca khúc nào. Ông nói ngay không cần suy nghĩ: “Vẫn bài hát về người lính, bản nhạc phổ thơ của Lê Hồng, tôi viết cách đây hơn năm: “Khúc tưởng niệm ngày về”. Vì câu thơ: “Phảng phất đâu đây hơi thở đồng đội” trong bài thơ đã khiến tôi xúc động, bởi không trải qua đời lính, sẽ khó cảm nhận được điều này và tôi viết liền một mạch…”.

Câu chuyện về âm nhạc trở nên thú vị, ông chia sẻ, hội viên của mình sau ngần ấy năm có đông, nhưng chất lượng vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Vì thế, trong khả năng của mình, tôi tranh thủ tổ chức đi thực tế sáng tác, tập huấn để anh em nâng cao tay nghề. Đặc biệt, mới đây phân hội vừa tổ chức cuộc thi sáng tác để các anh em có nơi đánh giá sát nhất những điều được và chưa được, để ngày càng hoàn thiện mình hơn. Ông còn là người khởi xướng việc phổ thơ trong hội viên, bởi ông nghĩ, các hội viên đều mới, thơ và nhạc vẫn chưa thể bay xa. Biết đâu kết hợp lại, người nghe dễ cảm hơn, từ đó, giúp hội viên đưa tác phẩm đến gần với công chúng hơn.

Những tác phẩm được ông phổ thơ: “Duyên dáng Xà No” (thơ Đặng Hiếu), “Chị ngồi vá lại” (thơ Nguyễn Văn Chính), “Hạnh phúc” (thơ Trúc Linh Lan), “Như cánh bằng lăng” (thơ Phạm Thanh Tuyền), “Nhớ người một cõi đi về” (thơ Tuyết Băng), “Gọi tình” (thơ Nhâm Kính)…

Vợ chồng đồng điệu

Câu chuyện được tiếp tục một cách sôi động khi được gợi mở về những vấn đề âm nhạc và nó mang một sắc màu khác, vui tươi, lung linh hơn khi hỏi ông về công việc “tay trái”, nhưng rất quan trọng đối với cuộc sống, vì đó là cơm, áo, gạo, tiền - việc dạy đàn đã giúp ông sống được với niềm đam mê nghệ thuật của mình. Đơn giản vì ông phải chăm chút cho gia đình nhỏ của mình, cho đứa con gái ăn học. Rồi con ông dần lớn lên trong căn phòng trọ chừng 20m2 và cũng đỗ đại học, xong lại học luôn thạc sĩ. Những năm tháng ấy khó khăn tưởng chừng không vượt qua được, nhưng ông đã cần mẫn, cam chịu và chắt chiu từng đồng để mong sao con ông có thể thoát khỏi cuộc sống nghèo khó và tạo dựng một cuộc sống đủ đầy hơn.

Kể về quãng đời để được làm nhạc sĩ, xây dựng gia đình hạnh phúc đầy khó khăn của mình, ông chợt suy tư, rồi chia sẻ chân thành: “Lúc đầu, vợ tôi cũng không ủng hộ hoàn toàn, vì thấy khó thể sống được bằng nghề, lại thêm nhiều bạn, nhậu nhẹt nhiều hơn thôi”. Nhưng dần dà, ông đã truyền được ngọn lửa đam mê sang bà và bà cũng tập tành học từng nốt, đánh từng phím đàn để có thể hỗ trợ thêm cho ông. Giờ, bà cũng đã cùng ông đứng lớp truyền đạt lại những kiến thức âm nhạc bằng tất cả sự cảm thông, đồng điệu. Đây là niềm vui không gì có thể nói của người nghệ sĩ, khi tìm được sự đồng cảm, sẻ chia từ một nửa của mình.

Cũng mừng là trái ngọt đã được đơm bông, cô con gái đã học xong thạc sĩ, trở về nước làm việc, thu nhập cũng khá và hàng tháng còn gửi vài triệu biếu ba mẹ tiêu vặt. Ông cười mãn nguyện: “Sau bao năm, vợ chồng tôi chắt chiu, dành dụm, mượn thêm một ít của anh em, bạn bè, cũng đã mua được miếng đất nhỏ, cất căn nhà làm chỗ ra vào, chấm dứt cuộc sống ở trọ hơn 20 năm. Học trò học đàn cũng có không gian rộng hơn”.

Đến bây giờ, khi nhìn lại quãng đời đã qua, ông thấy hài lòng vì đã được là chính mình, làm điều mình yêu thích…

Sau những vất vả, lo toan chuyện gia đình, sau những giờ bận bịu việc cơ quan, chuyện dạy thêm…, ông lại lẳng lặng nuôi dưỡng cảm xúc từ những chuyến đi, từ những điều tai nghe, mắt thấy, từ những đổi thay của quê hương, để hình thành nên những giai điệu sâu lắng, chất chứa cả tình yêu và nhiệt huyết ông dành cho âm nhạc: “Dù có khó khăn, vất vả, nhưng được sống với niềm đam mê và được trở về với mái ấm nhỏ yên lành, là hạnh phúc. Đời nghệ sĩ chỉ mong có vậy!”, nhạc sĩ bộc bạch.

Nhạc sĩ Trần Kiên Nhẫn sinh năm 1959, sống trọn tuổi thơ trên đất Bắc. Hòa bình, ông về Nam, đi bộ đội rồi được tạo điều kiện ra Bắc học sĩ quan, nhưng giữa chừng bỏ dở vì sức khỏe. Năm 1983, ông về làm cán bộ văn hóa xã Vị Đông, rồi về Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vị Thanh (nay là Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố Vị Thanh), làm công tác thông tin lưu động. Sau đó, ông được cử đi học trung học văn hóa nghệ thuật, chuyên ngành âm nhạc, rồi thi đậu vào Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, khoa sáng tác, bậc trung cấp. Sau khi hoàn thành, năm 1990, ông về giảng dạy tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Hậu Giang (ở Sóc Trăng) được 6 năm. Sau đó, vì hoàn cảnh gia đình, ông trở về Vị Thanh, bằng lòng với công việc dạy đàn organ, guitare. Đến khi Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh được thành lập, ông về phụ trách Phân hội Âm nhạc cho đến hôm nay. Ông được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam vào năm 2012, rồi hoàn thành lớp đại học quản lý văn hóa khi tuổi đã ngoài 50.

 

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

Viết bình luận mới

Xem thêm

Điểm tin sáng 7-11: Cảnh giác khi thực hiện giao dịch trên mạng xã hội

05:49 07/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Làng rau Trà Quế ở Hội An là 'Làng du lịch tốt nhất thế giới'; Hải Phòng có thành phố trực thuộc thành phố; “Đạo diễn Trương Nghệ Mưu tham dự Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội” chỉ là tin đồn; Lần đầu tiên trên thế giới, chồn chân đen nhân bản sinh con.

Sống trọn cuộc đời rực rỡ, đam mê

10:46 06/11/2024

​​​​​​​Ai đã từng gặp nhà văn, đạo diễn Xuân Phượng, sẽ cảm nhận được năng lượng vẫn dồi dào, rực cháy trong con người đã sống một cuộc đời trọn vẹn cho những đam mê.

Điểm tin sáng 6-11: Cốc Cốc của Việt Nam được đánh giá ngang ngửa ‘ông lớn’ Google Chrome, Apple Safari

05:59 06/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cẩn trọng với các cuộc thi trên mạng có yêu cầu mua bán hàng; Miss Universe 2024 và những điều lần đầu xuất hiện trong lịch sử; Huấn luyện chuột để phát hiện động vật hoang dã buôn lậu; Phát hiện hóa thạch nòng nọc khủng long lâu đời nhất thế giới.

Điểm tin sáng 5-11: Mỗi người Việt trung bình có tới 10 năm phải sống chung với bệnh tật

05:57 05/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bệnh dại bùng phát tại Quảng Nam; Tay vợt số cầu lông nữ số một Việt Nam muốn nghỉ đến hết năm 2024; Bóng đá nữ Triều Tiên lần thứ 2 vô địch World Cup trong năm 2024; 10 sự kiện thời tiết gây hậu quả nặng nề nhất trong 20 năm qua.

Kết nối, lan tỏa đam mê đờn ca tài tử

07:42 04/11/2024

Ghi đậm dấu ấn trong chuỗi hoạt động Hội ngộ cùng HGTV là 2 gala “Tài tử miệt vườn” và “Tài tử phương Nam”.

Điểm tin sáng 4-11: YouTube bắt tay Shopee, vào “cuộc đua tỉ đô” mảng mua sắm trực tuyến

05:56 04/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc; Phát hiện 2 chất cấm trong viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus; Đã tìm ra quán quân “Quý ông hoàn mỹ”; Thi “hoa hậu” mèo đẹp quốc tế.

Điểm tin sáng 3-11: 25% code mới tại Google được viết bằng AI

05:55 03/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nét đẹp Lễ Đốt đèn của người Công giáo ở xóm đạo Tha La; Xe máy điện tự lái, tự thân bằng; “Nhà ổ chuột” nhưng có khách đặt thuê đến hết năm; G-Dragon phát hành đĩa đơn solo đầu tiên sau hơn 7 năm.

Thí sinh Hậu Giang giành cú đúp giải thưởng tại Gala "Tài tử Phương Nam", "Tài tử Miệt vườn"

17:20 02/11/2024

(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.

Điểm tin sáng 2-11: Giá nhà ngày càng xa tầm với nhiều người...

05:51 02/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12-2024; Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024; 16 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024; Phát hiện tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin 100 năm sau ngày mất.

Điểm tin sáng 1-11: Khoảng 10-15% ca đột quỵ toàn cầu xảy ra ở người dưới 45 tuổi

05:57 01/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Số lượt khám bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục của trẻ vị thành niên tăng qua các năm; Nhiều người tìm đến AI để trị liệu sức khỏe tâm thần; Lần đầu ghi nhận H5N1 trên heo ở Mỹ; “Gấu nước” tạo cảm hứng để các nhà khoa học khám phá sự bất tử dành cho con người.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bài 3: Giải pháp nào gỡ “nút thắt” ?

08:57 07/11/2024

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đòi hỏi ngành giáo dục nhanh chóng có những giải pháp trước mắt và định hướng lâu dài. Để không còn cảnh mỗi năm học mới lại cứ nói chuyện cũ - Thiếu giáo viên.

Nan giải bài toán chống ngập lụt tại đô thị

08:34 07/11/2024

Đường ở đô thị biến thành sông sau những cơn mưa lớn kết hợp triều cường đã trở thành nỗi ám ảnh của các địa phương tại ĐBSCL hiện nay. Thực trạng này đòi hỏi cần có giải pháp ứng phó để đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Ảnh hưởng của bão, Hậu Giang sẽ có mưa vừa, mưa to và giông

08:18 07/11/2024

(HG) - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hồi 13 giờ ngày 6-11, vị trí tâm bão Yinxing ở vào khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 124,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/h), giật cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h. Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.

Toàn tỉnh có hơn 60.500 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

08:18 07/11/2024

(HG) - Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về “Nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020”, toàn tỉnh hiện có 60.528 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương 264 hộ; cấp tỉnh 5.563 hộ; cấp huyện 14.984 hộ, còn lại cấp cơ sở.